2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các vấn đề môi trường nước, khơng khí, chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Tổng công ty dệt may Nam Định.
- Công tác quản lý môi trường của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tồn bộ khu vực Tổng cơng ty dệt may Nam Định, số 43 Tô Hiệu – Phường Ngơ Quyền- TP Nam Định và KCN Hịa Xá- Tỉnh Nam Định.
Nguồn: Ảnh vệ tinh Hình 2.1 Ảnh vệ tinh tại vị trí cũ của TCT Dệt may Nam Định
Nhà máy sợi (màu đỏ), công ty may5 (màu xanh)
Nguồn: Ảnh vệ tinh Hình 2.2 Ảnh vệ tinh tại vị trí mới KCN Hòa xá của TCT Dệt may Nam Định
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Thu thập, phân tích, tổng hợp các dữ liệu mơi trường liên quan đến các nhà máy xí nghiệp con của Tổng công ty dệt may Nam Định. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các thơng tin, số liệu đã có để làm rõ các vấn đề đang nghiên cứu, giúp đưa ra những đánh giá đúng đắn. Tài liệu thu thập:
• Thơng tin chung về Tổng cơng ty như cơ cấu tổ chức, quản lý của Tổng cơng ty.
• Các tài liệu về hoạt động sản xuất, công đoạn sản xuất, nguyên liệu đầu vào, đầu ra.
• Lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn của các nhà máy xí nghiệp của Tổng cơng ty.
• Báo cáo đánh giá tác động mơi trường của Tổng cơng ty năm 2016.
• Kết quả phân tích của Trung tâm quan trắc và Phân tích mơi trường- Sở Tài ngun và mơi trường tỉnh Nam Định.
• Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm năm 2015 của Tổng công ty dệt may Nam Định.
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn
Phương pháp khảo sát thực địa được sử dụng để tìm hiểu và thu thập các thơng tin chính xác, phản ánh được thực trạng môi trường các cơ sở sản xuất của Tổng công ty như các vấn đề môi trường, các nguồn phát thải, loại hình chất thải, tình hình thực hiện cơng tác bảo vệ mơi trường, hiệu quả hệ thống xử lý nước thải, khí thải, các vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; giúp thẩm tra lại các tài liệu, thông tin thu thập được trước khi đến tham quan hiện trường để đảm bảo độ tin cậy, chính xác của các thơng tin.
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhiều trong nghiên cứu đặc biệt trong quá trình khảo sát thực địa, việc phỏng vấn chủ yếu được tiến hành thơng qua hình thức hỏi trực tiếp đối với một số công nhân, cán bộ nhân viên của Tổng công ty như: Cán bộ phụ trách môi trường, công nhân tại các phân xưởng trong các nhà máy của Tổng công ty dệt may Nam Định. Nội dung phỏng vấn tập trung thu thập những
thơng tin về các sự cố thường gặp và tình trạng vận hành tại các nhà máy, các thông tin liên quan đến công tác quản lý môi trường của Tổng công ty dệt may Nam Định.
Trong khảo sát thực địa, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra để thu thập các thông tin, số liệu về khu vực nghiên cứu:
- Thực hiện điều tra bằng cách hỏi trực tiếp công nhân đang làm việc tại các phân xưởng dệt, nhuộm, may.
- Thực hiện điều tra bằng cách hỏi trực tiếp cán bộ phụ trách về đời sống cơng đồn đến vấn đề ATLĐ của công nhân.
- Thực hiện điều tra bằng phiếu điều tra nhanh tại 3 cơ sở: nhà máy nhuộm, nhà máy sợi, công ty CP may 5 của Tổng công ty dệt may Nam Định ngẫu nhiên 25 công nhân/1 nhà máy, điều tra về tỷ lệ các bệnh lý nghề nghiệp đặc trưng của cơng nhân tại các xí nghiệp ở những tuổi nghề: từ 1 đến dưới 3 năm, từ 3 năm đến dưới 5 năm và tuổi nghề trên 5 năm.
- Quan sát bằng mắt thường và chụp lại hình ảnh các vấn đề liên quan.
2.3.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp
Sau khi thu thập đầy đủ, phân tích các số liệu và thông tin cần thiết, tác giả bắt đầu tiến hành: phân loại, tổng hợp, xác định độ tin cậy và lựa chọn thông tin.
Dựa trên cơ sở định lượng và định tính các thơng số đặc trưng cho hiện trạng môi trường, so sánh đối chiếu với các Quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của Bộ Y tế từ đó đánh giá thực trạng, rút ra các biện pháp giảm thiểu phù hợp và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường.
Các quy chuẩn môi trường Việt Nam được áp dụng để đánh giá chất lượng mơi trường nước, khơng khí.