Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ số lƣợng bệnh nhân, số liệu thu thập đƣợc cịn ít, kết quả số liệu đƣợc nên trong bảng 3.3. Các giá trị trung bình của liều các cơ quan tổ chức đƣợc tính theo cách chọn 10 000 điểm tính liều trong cơ quan rồi tính trung bình các giá trị.
Thông qua việc xử lý số liệu, thu đƣợc kết quả nhƣ sau. Liều trung bình thành bàng quang nhận đƣợc 1,88 ± 0,39 Gy, liều trung bình bàng quang nhận đƣợc 1,79±0,38 Gy, độ lệch liều trung bình của thành bàng quang nhận đƣợc lớn hơn so với thơng số liều trung bình bàng quang là 5,03±3,04 %. Nhƣ vậy, độ lệch giữa liều trung bình của thành bàng quang và liều trung bình của bàng quang là không quá lớn, nhƣ vậy xét về mức độ căng hay khơng căng của bàng quang thì liều trung bình ảnh hƣởng nên thành bàng quang là không khác biệt nhiều.
Xem xét trong mối tƣơng quan liều cao bàng quang nhận đƣợc theo thể tích bàng quang, từ bảng số liệu nhận thấy rằng, với thể tích bàng quang lớn, liều D2cc bàng quang có xu hƣớng lớn hơn. Việc thay đổi này có thể đƣợc giải thích do cấu trúc giải phẫu, bàng quang liền kề với tử cung, cổ tử cung, khi bàng quang có thể tích lớn, ở tƣ thế nằm ngửa trong điều trị, dƣới sức ép của thể tích nƣớc tiểu và cơ trƣớc bàng quang, thành bàng quang phía tiếp giáp cổ tử cung sẽ gần hơn, vì vậy giá trị liều nhận đƣợc sẽ lớn hơn.
Về mối quan hệ giữa thể tích bàng quang lớn ảnh hƣởng đến giá trị liều của cơ quan khác nhƣ trực tràng, đại tràng sigma và ruột non, theo nhóm các tác giả Mahantshetty, Harmon và cộng sự, với thể tích bàng quang lớn, giảm liều D2cc ruột non, với thể tích bàng quang nhỏ liều D2cc ruột non tăng nên [5], [7]. Điều này có thể dễ dàng giải thích do khi bàng quang căng lên, đẩy ruột non đi ra xa phía cổ tử cung, khi thể tích bàng quang nhỏ, ruột non chiếm chỗ bàng quang làm cho khoảng cách ruột non gần hơn, từ đó liều D2cc của ruột non lớn hơn. Cũng theo nhóm các tác giả Mahantshetty, Harmon và cộng sự cũng cho rằng ảnh hƣởng của thể tích
bàng quang lên liều D2cc trực tràng và đại tràng sigma là không rõ ràng. Do số liệu thu thập trên thể tích bàng quang lớn là ít, từ bảng số liệu chúng tôi thấy, giá trị liều D2cc trực tràng và đại tràng sigma là lớn hơn khi thể tích bàng quang trên 150 cm3, nhƣng điều này cũng chƣa thật rõ ràng vì một số trƣờng hợp thể tích lớn hơn nhƣng liều D2cc vẫn nhỏ. Về mặt lý thuyết, khi thể tích bàng quang lớn gây chèn ép vào tử cung, từ đó gây chèn em lên trực tràng và đại tràng sigma, nhƣng sự chèn ép này có thể là khơng đáng kể vì các lí do sau. Bộ dụng cụ đặt nguồn thƣờng đƣợc cố định với thiết bị cố định bên ngoài sao cho cân bằng. Hơn nữa, việc đặt dụng cụ và nhét mép vào cổ tử cung giúp đẩy xa trực tràng hơn hoặc kích thƣớc thƣớc trực tràng lớn do chứa khí hoặc thụt tháo khơng sạch, nên liều D2cc lên trực tràng còn phụ thuộc vào yếu tố đặt nguồn này.
Để có giá trị thể tích bàng quang thích hợp để giảm liều cao cơ quan lành xung quang cổ tử cung cần phải có các nghiên cứu sâu hơn về hiệu ứng sinh học, cũng nhƣ đo liều trên thực nghiện tại các cơ quan trên. Qua số liệu thu thập đƣợc, nhận thấy với thể tích bàng quang từ 100 cm3 đến 150 cm3
thuận tiện cho việc thao tác, đồng thời cũng dễ dàng cố định dụng cụ hơn, ngoài ra các giá trị liều giới hạn đạt yêu cầu. Do đó nên đặt thể tích bàng quang trong giới hạn trên.
Bảng 3.3. Số liệu thu thập liên quan đến liều D2cc và liều trung bình của thành bàng quang STT ID Thể tích bàng quang (cm3) Liều chỉ định (Gy) D2cc bàng quang (Gy) D2cc Trực tràng (Gy) D2cc Đại tràng sigma (Gy) Độ dày thành bàng quang (mm) Thể tích thành bàng quang (cm3) Liều trung bình thành bàng quang (Gy) Liều trung bình bàng quang (Gy) 1 2018112801 144.9 6 5.5 3.9 2.2 4 55 1.66 1.57 2 2018112201 255.6 6 5.3 5.3 4.5 2 64.8 1.96 1.77 3 2018092501 63.3 6 4.9 4.2 1.6 4 20.5 2.19 2.04 4 2018071902 31.6 6 3.1 3.5 3.6 4 19.6 1.86 1.81 5 2018062102 33.1 6 4 4.6 1.7 4 14.8 2.37 2.31 6 2018020702 70.2 6 4.1 3.3 1.1 4 30.5 1.87 1.79 7 2018020701 64.5 6 3.9 4 2.2 4 29.4 1.7 1.54 8 2018012601 25.6 6 1.7 2.8 1.5 4 8.8 1.12 1.08 9 2018012403 71.3 6 4.2 2.2 1.6 4 26.7 2.26 2.25 10 2018012402 122.4 6 5.1 3 1.5 4 40.7 2.1 2.04 11 2017121403 64.5 6 3.3 4 1.7 4 22.9 1.62 1.58 12 2017120704 23.4 6 2.4 3.3 1.2 4 10.1 1.59 1.54 13 2017101702 61.5 6 2.1 2.5 1.2 4 22 1.3 1.26 14 2018112203 166.1 6 6.9 6.6 2.2 3 47.6 2.74 2.59 15 2018112202 164.6 6 4.8 3.8 1.6 3 48.4 1.74 1.65 16 2018111503 153 6 5.5 4 3 3 48.4 2.25 2.18 17 2018111502 105.5 6 4.4 3.7 1.2 4 36 1.73 1.56 18 2018111501 183.7 6 5.1 3.5 1.8 3 55.6 1.88 1.79
KẾT LUẬN
Xạ trị áp sát là một liệu pháp điều trị ung thƣ có lịch sử lâu đời gắn liền với ngành vật lý phóng xạ. Trải qua hơn một thế kỷ phát triển với nhiều cải tiến và thay đổi về kỹ thuật điều trị, liệu pháp này ngày càng cho thấy đƣợc nhiều ƣu điểm khó có thể đƣợc thay thế trong một tƣơng lai gần.
Thông qua nghiên cứu của luận văn đề tài về lập kế hoạch sử dụng nguồn Co- 60 tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, tôi đã thu nhận đƣợc những kiến thức tổng quát cần phải có trong kỹ năng thực hành, phân tích phục vụ trong q trình làm việc là điều không thể thiếu đối với bất kỳ cơ sở ứng dụng lâm sàng nào đối với kỹ thuật xạ trị áp sát.
Kết quả luận văn thu đƣợc những nội dung nhƣ sau:
- Về mặt lý thuyết, luận văn đề cập những vấn đề cơ bản nhất trong xạ trị áp sát, những nguyên lý cơ bản về tính liều làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xạ trị. Luận văn đã so sánh phân bố liều lƣợng và thời gian điều trị xạ trị áp sát sử dụng nguồn Co-60 và nguồn Ir-192 kết quả cho thấy mặc dù nguồn Co-60 có hoạt độ phóng xạ nhỏ hơn nguồn Ir-192 là 5 lần nhƣng phân bố về liều lƣợng và thời gian điều trị là tƣơng đƣơng. Điểm nổi bật của việc sử dụng nguồn Co-60 là chu kỳ bán rã 5,3 năm trong khi chu kỳ bán rã của nguồn Ir-192 là 74 ngày, từ đó nhận thấy rằng việc sử dụng nguồn Co-60 cũng hoàn toàn phù hợp về mặt kinh tế đối với những cơ sở khơng có nhiều bệnh nhân nhƣ Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Ninh. – Về mặt thực nghiệm luận văn đã tiến hành thực nghiệm trên 18 bệnh nhân từ cuối năm 2017 đến hết năm 2018 kết quả chỉ ra mối liên hệ giữa liều D2cc của trực tràng và đại tràng sigma theo thể tích bàng quang là khơng rõ ràng. Thể tích bàng quang từ 100 cm3 đến 150 cm3
thuận tiện cho việc thao tác, đồng thời cũng dễ dàng cố định dụng cụ hơn.
Tuy đạt một số kết quả nhƣ trên, số liệu bệnh nhân thực hành chƣa đƣợc nhiều. Điều này sẽ sớm đƣợc bổ sung khi lƣợng bệnh nhân tăng lên, khi đó các kết luận khuyến cáo đƣa ra sẽ sát với thực tế hơn.
Thông qua luận văn, tác giả cũng mở thêm ra nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhƣ đánh giá liều lên các cơ quan khác và các cơ quan lành xung quanh cổ tử cung dựa trên đo liều bằng thực nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bùi Diệu, Bùi Cơng Tồn, Bùi Quang Vinh, (2015), Xạ trị một số bệnh ung thư
phụ khoa, tiết niệu, NXB Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Kử, (2016), "So sánh nguồn Co-60 và Ir-192 dùng trong xạ trị áp sát suất liều cao", Tạp chí y dược học lâm sàng 108, 11, tr. 25-34.
3. Netter F. H, (2007), Atlas giải phẫu người (Nguyễn Quang Quyền dịch), NXB Y học, Hà Nội.
Tiếng Anh
4. Baltas D., Sakelliou L., Zamboglou N., (2007), The Physics of Modern Brachytherapy for Oncology, Taylor & Francis Group, New York.
5. Harmon G, Chinsky B, Surucu M, Harkenrider M, et al, (2016), "Bladder distension improves the dosimetry of organs at risk during intracavitary cervical high-dose-rate brachytherapy", Brachytherapy, 15 (1), pp. 30-34. 6. ICRU 38, (1985), " Dose and Volume Specification for Reporting Intracavitary
Therapy in Gynecology", Maryland, USA, 20 (1).
7. Mahantshetty U, Shetty S, Majumder D, Adurkar P, et al, (2017), "Optimal bladder filling during high-dose-rate intracavitary brachytherapy for cervical cancer: a dosimetric study", J Contemp Brachytherapy, 9 (2), pp. 112-117. 8. Nath R, Anderson L L, Luxton G, Weaver K A, et al, (1995), "Dosimetry of
interstitial brachytherapy sources: recommendations of the AAPM Radiation Therapy Committee Task Group No. 43. American Association of Physicists in Medicine", Med Phys, 22 (2), pp. 209-234.
9. Podgorsak E.B., (2005), Radiation Oncology Physics: A Handbook for Teachers
and Students, IAEA, Vienna, pp. 451-466.
10. Rangarajan R, Subramanian S, Gopalakrishnan K, (2018), "Comparison between DVH-based doses and ICRU point-based doses to the rectum and
the bladder using CT-based high-dose rate brachytherapy to the cervix", Med
Dosim, 43 (3), pp. 276-283.
11. Rivard M J, Coursey B M, DeWerd L A, Hanson W F, et al, (2004), "Update of AAPM Task Group No. 43 Report: A revised AAPM protocol for brachytherapy dose calculations", Med Phys, 31 (3), pp. 633-674.
12. SonoTECH, (2011), HDRplus 3.0 User's Guide, Germany.
13. Spiller A, (2016), HDR – Sources Co60 vs Ir192, Cervix cancer education symposium, Bangkok, Thailand.