KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng luận văn ths môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 40)

3.1. Các yếu tố tác động đến giá trị kinh tế vùng cửa sông Hồng

3.1.1. Lũ lụt

Vùng nghiên cứu nằm ở hạ lƣu sông Hồng nên thƣờng hay bị lũ do mƣa lớn ở thƣợng nguồn đặc biệt là Tây Bắc Bộ. Cƣờng độ lũ và thời gian xuất hiện phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về. Việc xây dựng đập thủy điện Hịa Bình trên sơng Đà đã phần nào hạn chế đƣợc mức độ thƣờng xuyên của tai biến này trong mùa mƣa. Tuy nhiên, vào những tháng mƣa lớn (7 - 9), hồ Hịa Bình thƣờng phải xả lũ, kết hợp với lƣợng nƣớc từ trung và thƣợng nguồn đổ vào Sông Hồng gây ngập lụt ở vùng hạ lƣu nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng. Việc ngập lụt vào các tháng mùa mƣa gây ra nhiều tác động đến tài nguyên và mơi trƣờng ở đây. Trƣớc hết là làm đình trệ một số ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Vào các tháng này lƣợng khách du lịch đến Giao Thủy và Tiền Hải bị giảm, doanh thu của ngành theo đó cũng ít hơn so với các tháng khác trong năm. Bên cạnh đó việc tiêu thốt lũ ở hạ du ngày càng một chậm nguyên nhân là do một số các cơng trình giao thông đang xây dựng (đƣờng giao thông, đê điều…) và hệ thống đầm nuôi tôm ở các xã ven biển…đã làm giảm tốc độ dòng chảy rút khi lũ kết thúc. Kết quả là nƣớc bị giữ lại lâu ở trong nội đồng và các đầm nuôi tôm. Nƣớc ngọt bị giữ lại lâu trong các đầm nuôi tơm sẽ gây ngọt hóa đầm ni dẫn đến mơi trƣờng sống trong đầm bị thay đổi và có thể dẫn đến phát sinh nhiều loại bệnh. Bên cạnh đó, trong q trình lũ rút các loại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng trong đất liền hay hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp một phần sẽ bị lắng đọng lại trong các đầm ni hay tại bãi ni (ngao, vạng…). Do đó, các loại thủy sản đƣợc ni sẽ khơng thích ứng đƣợc ngay với mơi trƣờng sống sau lũ và chúng có thể sẽ bị chết, nhiễm bệnh hay ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng. Nhƣ vậy, năng suất NTTS sẽ giảm, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân [11].

Tại VQG Xuân Thủy, sau mỗi đợt lũ nƣớc từ trong đất liền đổ ra và bị giữ lâu ở phía trong đê Vành Lƣợc. Hệ thống RNM phía trong đê bị ngâm lâu trong nƣớc ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của cây và có thể sẽ dẫn đến bị chết cục bộ. Môi trƣờng sống ở đây cũng bị biến đổi, sự thích nghi các sinh vật cũng bị giảm đi, một số lồi có thể bị chết và sẽ ảnh hƣởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái

3.1.2. Bão

Vùng nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên chịu ảnh hƣởng của các cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ. Theo vị trí địa lý, vùng đồng bằng Bắc Bộ đƣợc che chắn bởi đảo Hải Nam (Trung Quốc) nên khi bão đổ bộ vào cũng đã suy giảm đáng kể. Hàng năm trung bình có khoảng 1-2 cơn bão ảnh hƣởng đáng kể đến vùng nghiên cứu, chủ yếu vào tháng 7, 8, 9. Các cơn bão đi vào vùng này thƣờng có cấp 8, 9 nên gây hậu quả khá nghiêm trọng. Bão tràn vào, ảnh hƣởng đến cuộc sống sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân trong vùng nghiên cứu. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân làm suy giảm diện tích RNM đặc biệt là hệ thống rừng mới trồng.

3.1.3. Xói lở và bồi tụ

Q trình xói lở bồi tụ tại vùng cửa Sông Hồng diễn ra phức tạp, gây ra một số tác động đến tài nguyên môi trƣờng cùng các hoạt động nhân sinh tại vùng nghiên cứu. Đặc biệt là ảnh hƣởng tới hoạt động NTTS, an toàn của tuyến đê ngăn nƣớc lũ cũng nhƣ gây biến đổi địa hình đáy, bồi lấp cửa sơng.

Xói lở làm cho đƣờng bờ lùi dần về phía lục địa. Q trình bồi tụ làm cho bờ biển lấn dần về phía biển hoặc bồi lấp luồng lạch ở cửa sông, và cân bằng tƣơng đối do bồi tụ - xói lở thay thế theo mùa với cƣờng độ tƣơng đƣơng đều ảnh hƣởng tới hoạt động NTTS dƣới dạng: thu hẹp diện tích ni; thay đổi điều kiện mơi trƣờng nuôi; suy giảm nguồn giống tự nhiên; không ổn định nghề nuôi cả về không gian, thời gian (mùa vụ) và đối tƣợng ni. Hiện tƣợng xói lở bờ biển trong vùng nghiên cứu diễn biến tƣơng đối phức tạp. Gần đây, một trong các khu vực có tốc độ xói lở mạnh nhất là Giao An - Giao Phong (phía Nam cửa Ba Lạt). Tốc độ xói lở trung bình 8m/năm (giai đoạn 1965 - 1985) trên chiều dài 4 km ở Giao Xuân, 16m/năm trên chiều dài 5,1km ở Giao Long. Hiện nay, một số đoạn nhƣ Giao An, Giao Xuân đã chuyển sang bồi tụ. Xói lở chỉ còn phát triển ở đoạn Giao Phong với tốc độ 5 m/năm (giai đoạn 1985-1995). Về phía bờ trái cửa Ba Lạt là khu vực huyện Tiền Hải (Thái Bình), với chiều dài bờ biển vào khoảng 20 km. Xói lở tập trung tại địa phận xã Nam Thịnh, Nam Phú. Tốc độ xói của khu vực này trung bình 5m/năm. Tại khu vực cửa Lân hiện tƣợng xói cũng xảy ra tƣơng đối phức tạp, đặc biệt là bên phía bờ biển xã Nam Thịnh. Nguyên nhân của xói lở là do động lực sóng biển [11].

Quá trình bồi tụ bên cạnh việc tạo nên các bãi bồi quí giá cũng trở thành tai biến nghiêm trọng, bồi lấp cửa sông, làm giảm khả năng thốt lũ…Ngồi ra, q

trình bồi tụ - xói lở cịn tác động gây biến đổi địa hình đáy. Dải sát bờ đang đƣợc bồi, mỗi năm đáy tích tụ 0.01 - 0,48 m. Các vị trí tích tụ, bào mịn xen kẽ, nhƣng xu thế nổi trội vẫn là bồi. Đáy tích tụ đang đƣợc hình thành quy mơ rộng lớn, kéo dài từ bờ Giao An đến cồn Lu, từ phía Nam cồn Vành kéo dài đến cồn Thủ, Bắc cửa Lân. Trong năm 2012, tại một số địa điểm ở Cồn Vành hiện tƣợng bồi tụ đã làm một phần diện tích RNM tại đây bị chết.

Với tốc độ bồi tụ nhƣ mơ hình mơ phỏng dự đốn thì trong khoảng 10 - 20 năm nữa sông Vọp sẽ bị bồi lấp hồn tồn. Bãi triều ni ngao tại xã Giao Xuân và Giao Hải ngày càng nổi cao và sẽ trở nên không phù hợp với điều kiện nuôi ngao và nhuyễn thể theo phƣơng pháp tự nhiên. Giả sử đến năm 2020 chỉ cịn lại 75 % diện tích huyện Giao Thủy có thể ni ngao do 25 % ao ni hiện tại khơng cịn phù hợp nuôi ngao nữa (do sơng Vọp bị bồi lấp hồn tồn) thì diện tích ni trồng ngao sẽ chỉ cịn 1.050 ha. Sản lƣợng giảm từ 12.000 tấn/năm xuống 9.000 tấn/năm, dẫn đến thiệt hại 87.5 tỉ đồng/năm. Bên cạnh đó sẽ có khoảng 500 lao động thất nghiệp [1] [11].

3.1.4. Biến đổi khí hậu

Trên thực tế, sinh kế của của ngƣời dân vùng biển Giao Thủy và Tiền Hải đang bị đe dọa bởi ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Các nghề khai thác tự do nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở Giao Thủy và Tiền Hải phải thích ứng với mơi trƣờng với mực nƣớc biển ngày càng tăng lên. Đăng đáy, vây bả phải đƣợc nâng chiều cao thích ứng, việc đi lại cũng phải canh chừng mực nƣớc biển ngày càng lớn và thêm nhiều nguy hiểm. Các nghề NTTS do bị triều cƣờng uy hiếp cũng phải thay đổi phƣơng tiện nhƣ việc đầu tƣ để nâng cao bờ đầm, chòi canh và vây bả, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị ứng phó với các điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra với tần suất ngày càng lớn. Tác động trực tiếp của sự dâng cao mực nƣớc biển là làm mất quỹ đất tại các vùng đất thấp ven biển. Ngoài ra, tác động gián tiếp của sự dâng cao mực nƣớc biển là cƣờng hố các tai biến xói lở, lũ lụt, nhiễm mặn. Bởi vậy, việc nghiên cứu tác động của mực nƣớc biển dâng lên đối với các vùng ven biển đóng một vai trị quan trọng trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản lý xã hội cũng nhƣ định hƣớng phát triển nền kinh tế theo hƣớng bền vững [11].

Khi nhiệt độ cao hơn cùng các yếu tố bất lợi của thời tiết, nghề NTTS ở khu vực nghiên cứu cũng gánh chịu nhiều hậu quả đáng kể nhƣ: dịch bệnh phát sinh

khơng cịn phù hợp với điều kiện thiết yếu để NTTS truyền thống nữa. Kết quả năng suất nuôi trồng sụt giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến ĐDSH và các hệ sinh thái tại vùng ven biển Giao Thủy và Tiền Hải. Có thể phân tích các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới ĐDSH dựa trên các hậu quả của biến đổi khi hậu gây ra gồm: nƣớc biển dâng, nhiệt độ tăng, chu kỳ sinh khí hậu thay đổi, tài nguyên nƣớc thay đổi suy giảm, thiên tai, xói lở, lũ lụt xảy ra với cƣờng độ và tần suất cao hơn.

Tại VQG Xuân Thủy, các dải rừng phi lao ở Cồn Lu đƣợc trồng từ cuối những năm 90 đã khép tán đạt chiều cao thành thục (gần 10m) nhƣng trong khoảng năm năm trở lại đây, sau khi nƣớc biển ngập tràn qua lúc triều cƣờng và bị ngâm nƣớc nhiều giờ trong ngày. Rừng phi lao đã khơng thích ứng kịp nên đã bị chết đứng hàng loạt. Với các dải RNM, bình thƣờng khi đạt độ cao thành thục, có thể vƣơn lên khỏi mặt nƣớc lúc triều cƣờng. Tuy nhiên, do mực nƣớc biển ngày càng dâng cao nên các cây ngập mặn (chủ yếu là Trang, Sú) ở khu vực có sinh khối và chiều cao hữu hạn sẽ khơng thích ứng đƣợc. Các chức năng của RNM nhƣ: bảo vệ đê biển, cung cấp mơi sinh trong lành…bị suy giảm đáng kể. Các lồi động vật khác ở khu vực nghiên cứu cũng ít nhiều chịu tác động của biến đổi khí hậu. Khi nhiệt độ ấm hơn ở Bắc bán cầu, các loài chim di cƣ tránh rét sẽ thay đổi tập tính di cƣ, nhiều lồi chim lựa chọn điểm di cƣ gần hơn hoặc thời gian di cƣ muộn hơn, đồng thời kết thúc mùa di cƣ sớm hơn thƣờng lệ. Một số loài động vật thực vật thủy sinh khác cũng chịu tác động của mực nƣớc biển dâng khiến cho tập tính và sự sinh trƣởng của lồi khơng ổn định, khơng đạt đƣợc năng suất sinh học bình thƣờng [11].

3.1.5. Khai thác và nuôi trồng thủy sản

Đối với các cƣ dân ven biển thì khai thác và ni trồng thủy sản là kế sinh nhai đem lại sự tồn tại và phát triển cho một cộng đồng dân cƣ. Tuy nhiên, hoạt động này nếu khơng có kiểm sốt thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng làm mất cân bằng sinh thái và ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững.

Tại khu vực nghiên cứu có bãi biển Đồng Châu, đây là một bãi tắm đẹp có chiều dài khoảng 7 km tại xã Đông Minh với bờ cát dài mịn đẹp, hệ thống nhà nghỉ và nhiều nhà hàng phục vụ ăn uống đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch. Hàng năm nơi đây thu hút một lƣợng lớn khách du lịch. Để khai thác thế mạnh của ngành du lịch biển, bãi biển Đồng Châu đã đƣợc quy hoạch phát triển thành Khu thƣơng mại

dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, hai năm gần đây khơng cịn du khách đến khu vực này. Nguyên nhân chủ yếu là do ơ nhiễm mơi trƣờng và khơng cịn bãi tắm, bởi bãi biển ở đây đã đƣợc đấu thầu thành những đầm ni ngao. Bên cạnh đó, một số chủ một đầm ngao sử dụng máy hút cát để tạo mặt phẳng, giảm độ thoải để ngao giống không bị trôi khi triều xuống. Việc làm này không những phá vỡ cảnh quan môi trƣờng, tạo ra tiếng ồn mà cịn có nguy cơ ảnh hƣởng đến chân đê [15].

Bên cạnh đó, với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cũng nhƣ cơ học trong vùng nghiên cứu nên càng gây áp lực lớn cho việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học nơi đây. Q trình ni trồng và đánh bắt tăng lên một cách ồ ạt, phƣơng thức và thời gian đánh bắt cũng nhiều lên. Trong đó có cả hệ thống lƣới mắt nhỏ và đánh bắt ngay trong mùa sinh sản. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm hệ động vật thủy sinh trong vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó, để phục vụ cho ni trồng thủy sản thì một phần diện tích RNM cũng bị đốn ngã thay vào đó là các đầm tôm. Vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX ở hầu hết các vùng ven biển nƣớc ta, nhân dân đã phá các khu RNM nhiên hoặc trồng trong đó có tỉnh Thái Bình, Nam Định, để làm đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ. Ở nhiều địa phƣơng RNM đã biến mất, thay vào đó là các đầm tơm và đất hoang hóa.

3.1.6. Hoạt động kinh tế của các xã vùng đệm trên vùng đất ngập nƣớc

Đất ngập nƣớc chiếm 1/3 diện tích cả nƣớc với hơn 10 triệu ha. Các vùng đất ngập nƣớc đang là nguồn sống của những ngƣời dân sống gần chúng. Ở nƣớc ta 70% dân số hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nên rất cần sử dụng các vùng đất ngập nƣớc để trồng lúa, chăn nuôi thủy sản và hoạt động đánh bắt các thủy sản. Nhƣng trong thời gian gần đây do hoạt động khai thác và sử dụng quá mức đang gây ra một số vấn đề nghiêm trọng với các vùng đất ngập nƣớc: môi trƣờng sống và di cƣ của nhiều loại sinh vật bị phá huỷ; đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên đất ngập nƣớc bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngập nƣớc; các loại chất thải ngày càng gia tăng; đánh bắt thuỷ hải sản bằng phƣơng pháp có tính huỷ diệt; nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá huỷ rạn san hô; chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và thuốc trừ sâu, phân bón hố học đổ ra các thuỷ vực làm ô nhiễm đất ngập nƣớc...những tác động này đã tác động xấu đến tài nguyên đất ngập nƣớc dẫn đến sự suy giảm chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng của loại tài nguyên này nói chung và giá trị kinh tế của đất ngập nƣớc nói riêng.

hạn chế các hoạt động phát triển làm mất đi các hệ sinh thái đất ngập nƣớc dẫn đến sự duy giảm tính đa dạng sinh học ở vùng này [13].

Ở vùng đệm của VQG Xuân Thủy, thu nhập của ngƣời dân sống ở đây khoảng gần 50% phụ thuộc vào các hoạt động liên quan tới đất ngập nƣớc, có những hộ 100% phụ thuộc vào các hoạt động khai thác, làm thuê ngoài các bãi, đăng đáy hay nuôi trồng thủy sản [13].

Bảng 3.1. Hộ nghèo và phần trăm thu nhập phụ thuộc vào đất ngập nƣớc ở các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy

% Số mẫu quan sát Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất

Hộ nghèo 184 43,93 100 4,26 Hộ không nghèo 864 49,69 100 4,44

Nguồn: [13]

Theo điều tra các hộ nghèo thu nhập của hộ 43% phụ thuộc vào các hoạt động liên quan tới đất ngập nƣớc, hộ không nghèo 49,7% thu nhập phụ thuộc vào khai thác và nuôi trồng thủy sản. Vì thế nếu chúng ta ngừng các hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản của ngƣời dân thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới nguồn thu của các hộ.

Bảng 3.2. Hiện trạng hộ nghèo và hộ nghèo nếu có sự tác động ở các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy Số hộ % Hiện trạng hộ nghèo Hộ nghèo 184 17,6 Hộ không nghèo 864 82,4 Chung 1048 100

Hiện trạng hộ nghèo nếu ngừng hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản

Hộ nghèo 286 27,3

Hộ không nghèo 762 72,7

Chung 1048 100

Nguồn: [13]

Nhƣ vậy theo bảng trên có thể thấy đƣợc một thực tế rằng, nếu nhƣ để bảo vệ các vùng đất ngập nƣớc mà ngừng các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản của ngƣời dân thì sẽ có 10% số hộ theo điều tra sẽ trở thành hộ nghèo, tức là khoảng 100 hộ dân sẽ tái nghèo nâng tỷ lệ hộ nghèo từ 17,6% lên 27,3%. Hiện tại sinh kế của ngƣời dân ở khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy còn phụ thuộc nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng luận văn ths môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)