Cơ cấu kinh tế xã Nam Thịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng luận văn ths môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 47 - 52)

Nông lâm nghiệp 11,46%

Kinh tế biển 80,23%

Ngành nghề dịch vụ thƣơng mại 8,31%

Nguồn: [23]

Là xã có diện tích ni trồng thủy sản lớn thuộc các xã ven biển của huyện Tiền Hải. Trong năm 2011, xã Đơng Minh có 423 ha diện tích ni trồng thủy sản. Trong đó, chiếm lớn nhất là diện tích đầm ni ngao (285ha). Trong năm 2011 tuy xẩy ra dịch bệnh nhƣng nhiều hộ đã chủ động trong việc thu hoạch để tránh thiệt hại nên nhìn chung các hộ đều có thu nhập cao đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế tồn xã [31].

Nhìn chung, các xã thuộc vùng nghiên cứu có một tỷ lệ lớn dân số tham gia vào hoạt động trên vùng đất ngập nƣớc. Đây là đối tƣợng làm suy giảm giá trị của loại tài nguyên này. Tuy nhiên đây là nguồn sống quan trọng để giải quyết vấn đề nghèo đói ở các xã trong khu vực. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý VQG Xuân Thủy, Khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Tiền Hải và chính quyền các xã vùng đệm trong việc đƣa ra các chính sách nhằm bảo tồn đƣợc giá trị đất ngập nƣớc và không làm ảnh hƣởng đến biến động kinh tế của vủng.

3.1.7. Hoạt động du lịch

Mặc dù vùng cửa Sơng Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch, tuy nhiên hiện nay hoạt động này vẫn nhỏ lẻ, lƣợng du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng hàng năm chƣa cao, hệ thống nhà hàng, khách sạn còn thƣa thớt, các khu vui chơi giải trí chƣa đƣợc xây dựng. Hai địa điểm du lịch đƣợc du khách quan tâm nhiều trong khu vực nghiên cứu là Vƣờn quốc gia Xuân Thủy và Cồn Vành. Về cơ bản hoạt động du lịch tại đây chƣa gây nhiều tác động xấu đến môi trƣờng. Tuy nhiên, về lâu dài du lịch là một hƣớng phát triển trọng tâm trong khu vực, giúp tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, đồng thời tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng và nâng cao nhận thức về tài nguyên ĐNN. Do đó, những đánh giá về tác động của hoạt động du lịch lên tài nguyên môi trƣờng, nhằm mục đích khai thác hiệu quả, hƣớng tới phát triển bền vững là rất cần thiết. Những tác động của hoạt động du lịch đến TN-MT có thể kể đến là:

Tăng nhu cầu dùng nước, khai thác tài nguyên sinh vật, năng lượng: du lịch là ngành dịch vụ tiêu thụ nƣớc nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nƣớc sinh hoạt hơn cả nhu cầu nƣớc sinh hoạt của địa phƣơng. Nhu cầu khai thác tài nguyên sinh vật phục vụ du khách cũng làm tăng khả năng khai thác bừa bãi, gây suy giảm ĐDSH. Tiêu thụ năng lƣợng trong khu du lịch thƣờng khơng hiệu quả và lãng phí. Số lƣợng khách du lịch tăng sẽ làm tăng các nhu cầu tiêu thụ nƣớc, các sản vật của địa phƣơng.

Nước thải: nếu nhƣ khơng có hệ thống thu gom nƣớc thải cho khách sạn, nhà

hàng thì nƣớc thải sẽ ngấm xuống bồn nƣớc ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh nhƣ giun sán, đƣờng ruột, bệnh ngồi da, bệnh mắt hoặc làm ơ nhiễm thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và NTTS.

Rác thải: Một thực trạng đáng báo động hiện nay là tại các khu du lịch nói

chung và vùng nghiên cứu nói riêng thì ý thức bảo vệ mơi trƣờng của các du khác còn rất thâp đặc biệt là khách nội địa. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do thói quen và công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng tại các địa điểm du lịch còn nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.

Ơ nhiễm khơng khí: tuy đƣợc coi là ngành "cơng nghiệp khơng khói", nhƣng

du lịch có thể gây ơ nhiễm khí thơng qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thơng chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dã và các cơng trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Tiếng ồn từ các phƣơng tiện giao thơng và du khách có thể gây phiền hà cho cƣ dân địa phƣơng và các du khách khác và có thể làm động vật hoang dã hoảng sợ.

Ô nhiễm phong cảnh: do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu, thơ kệch, vật

liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phƣơng tiện quảng cáo, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dƣỡng kém đối với các cơng trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thối mơi trƣờng nghiêm trọng nhất.

Làm nhiễu loạn sinh thái: Đây là tác động cần quan tâm nhất đối với các khu

du lịch sinh thái. Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm sốt có thể tác động lên đất (xói mịn, trƣợt lở), làm biến động các nơi cƣ trú, đe doạ các loài động thực

đƣờng giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dã di chuyển tìm mồi, kết đơi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...

3.2. Lƣợng giá giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN vùng cửa sông Hồng

3.2.1. Giá trị thủy, hải sản

Khu vực nghiên cứu thuộc vùng ven biển có vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động ni trồng và đánh bắt thủy sản do vị trí địa lý nằm sát biển, khí hậu ơn hịa, thời kỳ nóng ấm kéo dài cùng với rất nhiều các bãi bồi ven sông, ven biển. Sử dụng số liệu thứ cấp sơ cấp tại hiện trƣờng, bằng phƣơng pháp điều tra để tính tốn thặng dƣ sản xuất của các sản phẩm trực tiếp của TN-MT, giá trị thủy sản khu vực nghiên cứu đƣợc lƣợng giá dựa trên thu nhập từ nuôi tôm, nuôi ngao và đánh bắt thủy hải sản.

3.2.1.1. Nuôi tôm

Trong năm 2011, vùng nghiên cứu có 1.982 ha ni tơm và tập trung chủ yếu ở các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Nam Hƣng, Nam Thịnh và Đơng Minh. Hình thức ni chủ yếu là quảng canh, quảng canh cải tiến và có 1 hộ ni tơm theo hình thức thâm canh tại xã Giao Thiện và 2 hộ ở xã Nam Thịnh.

Tại khu vực Vƣờn quốc gia Xuân Thủy hệ thống các ao đầm nuôi tôm chủ yếu nằm ở bên trong đê Vành Lƣợc. Trƣớc đây tại các khu vực này thì tơm chủ yếu ni theo hình thức quảng canh, với nguồn giống tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay do môi trƣờng bị biến đổi và mức độ khai thác của con ngƣời ngày càng lớn nên những hộ nuôi tôm cũng thả tôm giống ngay từ đầu vụ.

Hình thức ni tơm cơng nghiệp cũng đã xuất hiện trong thời gian gần đây khi việc ni tơm theo hình thức tự nhiên khơng cịn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên nhân chủ yếu là do trong các đâm ni tơm hiện nay, phần diện tích RNM có trong đầm cịn rât ít, bởi vậy mức độ điều hịa và phân giải các chất độc có trong đầm bị giảm đi nghiêm trọng. Bên cạnh đó, do việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiêp đã ảnh hƣởng đến mơi trƣờng sống của các lồi tơm. Các đầm nuôi tôm thuộc địa phận xã Giao Thiện nằm gần đê trung ƣơng, trƣớc đây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhƣng trong mấy năm trở lại đây, hầu hết các đầm đã bỏ hoang khơng cịn đƣợc sử dụng với mục đích ni trồng thủy sản. Nguyên nhân là do lƣợng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp theo cống 10 đổ trực tiếp vào hệ thống các đầm này.

Hình 3.1. Thuốc trừ sâu theo cống 10 đổ vào các đầm nuôi tôm thuộc xã Giao Thiện

Nguyễn Hồ Quế, 2012

Tại Tiền Hải, diện tích ni tơm tuy khơng lớn bằng Giao Thủy nhƣng đây là một trong những ngành có đóng góp to lớn GDP của tồn huyện. Tại xã Nam Phú, trong năm 2012 có hơn 100 hộ ni tơm sú, ngay từ đầu vụ UBND xã kết hợp với Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) mở lớp tập huấn và tuyên truyền cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú và hƣớng dẫn kỹ thuật chọn con giống chất lƣợng và cơ sở sản xuất giống có uy tín chất lƣợng, giá cả phù hợp để giới thiệu cho các hộ mua để thả. Hầu hết các hộ thả trong thời điểm thuận lợi từ ngày 10 đến 15 tháng 4 năm 2011 với số lƣợng khoảng trên 90 triệu con, nhìn chung năm 2011 các chủ đầm đều có thu hoạch cao hơn năm 2010. Tại xã Nam Hƣng, nuôi trồng thủy sản mà đặc biệt là ni tơm đƣợc tập trung phát triển có trọng điểm. Trong năm 2011 đã chuyển đổi 70ha vùng bãi sông Hồng cấy lúa kém năng suất sang nuôi trồng thủy hải sản. Hiện nay trên địa bàn xã diện tích ni tơm sú theo hình thức bán thâm canh và quảng canh là 280,48ha. Xã Nam Thịnh là một xã có diện tích ni trồng thủy hải sản lớn nhất so với các xã của huyện Tiền Hải nằm trong vùng nghiên cứu, trong đó có 180ha ni tơm. Tại xã Đơng Minh, với diện tích gần 200ha nuôi tôm, trong năm 2011 lƣợng tôm sú đƣa vào nuôi thả khoảng 16 triệu con, lƣợng tôm giống tại trại cung ứng khoảng 15 %, diện tích cịn lại là các nguồn khác. Tuy nhiên tỷ lệ tôm giống năm 2011 đạt thấp hơn so với năm trƣớc, nhiều hộ gia đình trong xã phải thả bổ sung. Do ảnh hƣởng của thời tiết và mơi trƣờng ni trong các đầm tơm có đấu hiệu ơ nhiễm nên sau hơn 1 tháng ni đã có một số diện tích ni tơm bị chết do nhiễm bệnh virut đốm

19,1 ha diện tích tơm bị chết và 191 ao nuôi của 92 hộ gia đình bị nhiễm bệnh. Ngồi việc ni tơm sú, trên địa bàn xã đã thí điểm ni tơm thẻ chân trắng đều phát triển tốt và mang lại thu nhập cao cho các hộ nuôi [23] [24] [25] [27].

Hình 3.2. Đầm ni tơm tại xã Nam Phú

Nguyễn Hồ Quế, 2012

Diện tích các ao ni tơm tại các xã của huyện Tiền Hải và Giao Thủy dao động từ 0,2ha đến khoảng 30ha. Ngồi các đầm ni ở khu vực có rừng ngập mặn thì hệ thống đầm còn lại đƣợc thiết kế nằm cạnh nhau và thƣờng khơng có hệ thống thốt nƣớc riêng mà có sự lƣu thông giữa các đầm. Do đó, khi một đầm bị dịch bệnh thì việc kiểm sốt để tránh lây lan sang các đầm cịn lại là rất khó khăn. Do khơng kiểm sốt đƣợc dịch bệnh nên trong những năm 2007 và 2009 phần lớn các hộ nuôi tôm ở xã Nam Hƣng bị thiệt hại rất nặng nề.

Khi bắt đầu mùa vụ, chủ ao đầm phải thả tơm giống với mật độ trung bình từ 1 đến 20 con/1m2. Theo các hộ ni tơm thì số lƣợng con giống đƣợc thả phụ thuộc vào hình thức ni. Nếu ni theo quảng canh thì mật độ thả là 1 con/1m2

(khoảng 40.000 con/1ha), nuôi cơng nghiệp thì mật độ thả khoảng 20 con/1m2 (khoảng 300.000 - 400.000 con/1ha). Tôm giống đƣợc sử dụng thức ăn tự nhiên và công nghiệp. Năng suất dao động từ khoảng 25 - 300 kg/ha.

Vùng nghiên cứu thuộc huyện Giao Thủy trƣớc đây, phần lớn khu vực ni đƣợc RNM che phủ, sau đó chủ ao chặt rừng đi để chuyển thành các ao nuôi. Tại các ao nuôi gần đê trung ƣơng, hiện tại khơng cịn RNM trong ao nữa. Ni quảng canh tại các ao khơng có rừng đƣợc gọi là “ni trắng” (thuật ngữ địa phƣơng) hoặc nuôi quảng canh (thuật ngữ của các nhà quản lý). Tuy nhiên, tại các ao gần vùng lõi

VQG Xuân Thủy vẫn còn một phần RNM che phủ trong ao. Cách nuôi tôm trong những ao có rừng đƣợc gọi là ni sinh thái. Theo các nhà quản lý thủy sản tại địa phƣơng thì năng suất ni tơm sinh thái cao và ổn định hơn năng suất nuôi tơm quảng canh vì rừng trong ao điều hịa vi khí hậu, cung cấp chất dinh dƣỡng, thức ăn tự nhiên và bảo vệ ao tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng luận văn ths môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)