Dự báo du khách đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng hóa một số giá trị kinh tế của vườn quốc gia cúc phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 35 - 48)

Đơn vị tính: lượt người

TT Hạng mục Lƣợng khách qua các năm Dự báo du khách

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020

1 Tổng số khách 63.258 76.793 83.418 81.775 82.248 92.000 130.000 250.000 2 Khách quốc tế 5.792 6.976 9.010 10.551 9.348 12.000 30.000 50.000 3 Khách nội địa 57.466 69.763 74.408 71.224 72.900 80.000 100.000 200.000

(Nguồn: [15])

3.1.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp

A. Giá trị phòng hộ của vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng

Đặc điểm địa hình Cúc Phƣơng chủ yếu là núi đá vơi có độ chênh cao trung bình so với mặt biển 400 - 450 m, cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656 m) nằm ở phía Tây Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và Đơng Nam. Cúc Phƣơng có sơng Bƣởi cắt qua Vƣờn phía Tây Bắc, cịn lại có nhiều suối cạn xuất hiện theo mùa mƣa dạng núi đá vơi tƣơng đối điển hình, ngồi ra cịn có các hang động, mắt hút nƣớc, dòng chảy ngầm. Dãy núi đá vôi Cúc Phƣơng là phần cuối của khối núi đá vôi chạy từ Sơn La về theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Xen kẽ giữa hai hệ thống núi đá chạy gần song song là các đồi đất thấp phát triển trên đá sét với những thung lũng cùng hƣớng với núi. Độ cao trung bình của các thung lũng khoảng 200 - 350 m và thƣờng ngăn cách bởi các quèn thấp nhƣ quèn Đang, quèn Voi, quèn Xeo...

Theo nghiên cứu của Trung tâm Tài nguyên và Môi trƣờng Lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, cùng với những kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học, hệ sinh thái thảm thực vật rừng Cúc Phƣơng đƣợc chia thành 12 kiểu. Mỗi kiểu thảm lại có các tầng cây bụi và cỏ quyết, thân thảo đóng vai trị quan trọng trong việc giữ đất. Độ che phủ rừng của Cúc Phƣơng hiện nay là 75,2% [15], giúp tăng khả năng giữ đất, chống xói mịn, sạt lở, điều hịa khơng khí và giảm lũ lụt cho khu vực giáp ranh VQG Cúc Phƣơng.

B. Giá trị bảo vệ lƣu vực nƣớc đầu nguồn

Địa hình Karst ảnh hƣởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phƣơng, do vậy, ở Cúc Phƣơng ít có dịng chảy trên bề mặt. Trừ sơng Bƣởi nằm ở phía tây của vƣờn, chảy đổ vào sơng Mã và sơng Ngang ở phía Tây Bắc, cịn lại các khe nƣớc cạn có nƣớc theo mùa. Phần lớn nƣớc trong vƣờn quốc gia bị hệ thống các mạch nƣớc ngầm hút rất nhanh, nƣớc sau đó thƣờng chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sƣờn của VQG. Các khe khô dẫn nƣớc vào các mắt hút rồi chảy ngầm dƣới lịng đất, sau đó phun trào ra ở một số vó nƣớc, điển hình là suối nƣớc bản Nga. Ở những nơi nƣớc rút không kịp gây ứ đọng và ngập úng tạm thời. Rừng Cúc Phƣơng cịn đóng vai trị bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nƣớc Yên Quang. Hồ cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận.

C. Giá trị hấp thụ CO2

Cúc Phƣơng có tổng diện tích 22.626 ha, là vƣờn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam, hiện đang sở hữu quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Cúc Phƣơng đƣợc xem là một trong những bể chứa cacbon giàu nhất trong cả nƣớc. Ngoài các giá trị bảo tồn, nghiên cứu, giá trị danh lam thắng cảnh, du lịch, nghỉ dƣỡng, VQG Cúc Phƣơng cịn có vai trị cực kỳ to lớn trong việc bảo vệ mơi trƣờng, điều hòa nguồn nƣớc, bảo vệ đất của khu vực ba tỉnh Hịa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình. Với tổng diện tích rừng là 19.088 ha phần lớn là rừng nguyên sinh trữ lƣợng sinh khối cao, Cúc Phƣơng đƣợc đánh giá là nguồn hấp thụ khí CO2 quan

trọng, góp phần to lớn trong mục tiêu cắt giảm 20% lƣợng khí thải từ các hoạt động mất rừng và suy thoái rừng (REDD) đến năm 2020 của Việt Nam.

3.1.2. Giá trị phi sử dụng 3.1.2.1. Giá trị bảo tồn ĐDSH 3.1.2.1. Giá trị bảo tồn ĐDSH

Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng là VQG đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Với đặc trƣng là rừng mƣa nhiệt đới xanh quanh năm, Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là kho tài nguyên quý giá với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quí hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập cho các nhà khoa học và sinh viên trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.

Theo định nghĩa của Luật đa dạng sinh học năm 2008 thì đa dạng sinh học là sƣ̣ phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tƣ̣ nhiên.

A. Đa dạng loài Hệ thực vật

Theo báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển VQG Cúc Phƣơng giai đoạn 2010 – 2020, ở Cúc Phƣơng có 2.427 lồi thuộc 1.007 chi, 223 họ của 7 ngành thực vật bậc cao là Ngành Rêu (Bryophyta), Ngành quyết lá thông (Psilotophyta), Ngành thông đất (Lycopodiophyta), Ngành mộc tặc (Equysetophyta), Ngành dƣơng sỉ (Polypodiophyta), Ngành hạt trần (Gymnospermae), Ngành hạt kín (Angiospermae). Qua các số liệu thống kê, ở Cúc Phƣơng ngành hạt kín chiếm ƣu thế nhất 88,08% trong tổng số lồi. Đặc biệt ngành quyết lá thơng (Psilotophyta) có 1 lồi ở Cúc Phƣơng trong tổng số 2 lồi có ở Việt Nam (50%).

Kết quả điều tra gần đây đã phát hiện đƣợc 2 chi thực vật mới cho Việt Nam là chi Nyctocalos thuộc họ Núc Nác (Bignoniaceae) và chi Gardneria thuộc họ Mã

tiền (Loganiaceae).

Trong tổng số loài thực vật ở Cúc Phƣơng đã thống kê đƣợc 118 loài ghi trong Danh sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật - 1997) và đối chiếu với các tiêu chuẩn của tổ chức IUCN quốc tế.[15]

Hệ động vật rừng ở Cúc Phƣơng vô cùng phong phú và đa dạng. So với kết quả điều tra thống kê từ năm 1971 (Lê Hiền Hào - 1971) thì đến nay số lƣợng đã tăng lên rất nhiều.

a) Khu hệ Thú

Hiện nay, VQG Cúc Phƣơng đã thống kê đƣợc 136 loài thuộc 71 giống 28 họ và 8 bộ. Trong số đó bộ Dơi có số lồi đơng đảo nhất với 59 lồi chiếm 44,36% tổng số loài, bộ gặm nhấm với 31 loài chiếm 23,3% tổng số loài, đứng thứ ba là bộ ăn thịt với 27 loài chiếm 18,79% tổng số loài.

Cúc Phƣơng có 45 lồi thú q hiếm đƣợc Pháp luật bảo vệ liệt kê trong Sách đỏ các loài động vật bị đe dọa, bao gồm 33 loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 18 loài trong Danh lục đỏ thế giới năm 2009 của IUCN, 22 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 27 loài trong phụ lục CITES - 2009.

Đặc biệt Cúc Phƣơng đóng góp cho khoa học một lồi mới là lồi Sóc bụng đỏ đi hoe (Calloscirusery thraeus cucphuongensis).[15]

b) Khu hệ chim

Cúc Phƣơng hiện có 336 lồi chim thuộc 187 giống 55 họ và 17 bộ. Trong số đó bộ Sẻ có số lồi đơng đảo nhất 192 lồi chiếm 56,8% tổng số lồi. Có 55 lồi chim đƣợc Pháp luật bảo vệ có trong Sách đỏ gồm 10 lồi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 5 loài trong Danh lục đỏ thế giới 2009 của IUCN, 11 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ - CP và 48 loài trong phụ lục CITES 2009.

Một số loài đã đƣợc xếp vào "Danh sách các loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng" của thế giới nhƣ: Gà so ngực gụ (Arborophila chloropus), Gõ kiến đầu đỏ (Picus rabieri), Niệc nâu (Anorrhinus ticklli),... Do sinh cảnh đất ngập nƣớc ở Cúc Phƣơng rất ít nên số lồi chim nƣớc chỉ ghi nhận đƣợc 23 lồi.[15]

c) Khu hệ Bị sát

Cúc Phƣơng có 76 lồi thuộc 52 giống, 15 họ, 2 bộ. Trong các lồi bị sát, Bộ có vẩy có số lƣợng đơng nhất 67 lồi chiếm 88,1% tổng số lồi, bộ Rùa chỉ có 9 lồi chiếm 11,9% tổng số lồi. Có 28 lồi bị sát q hiếm đƣợc luật pháp bảo vệ và trong Sách đỏ các loài động vật bị đe dọa, bao gồm 13 loài trong Sách đỏ Việt Nam

2007, 8 loài trong Danh lục đỏ thế giới của IUCN - 2009, 10 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ - CP, 11 loài trong phụ lục CITES - 2009. Một số lồi q hiếm điển hình nhƣ Rùa núi vàng (Indotestudo elongata), Rắn hổ chúa (Ophyophageus

hanah), Kỳ đà hoa (Varanrus salvator), Rồng đất (Physinathus cocincinus)...

Đặc biệt có 5 lồi đặc hữu, trong đó có một lồi đặc hữu của Cúc Phƣơng là Thằn lằn tai Cúc Phƣơng (Tropidophorus cucphuongensis).[15]

d) Khu hệ lưỡng cư

Cúc Phƣơng đã thống kê đƣợc 46 loài thuộc 18 giống, 6 họ và 1 bộ. Trong khu hệ lƣỡng cƣ, họ Ếch cây có 15 lồi chiếm 32,6% tổng số lồi, họ Ếch Nhái 13 lồi chiếm 28,3% sau đó là các họ Nhái bầu, Cóc bùn...

Có 6 lồi q hiếm đƣợc Pháp luật bảo vệ và trong Danh sách đỏ các loài động vật bị đe dọa. Trong đó có 4 lồi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 2 loài trong Danh lục đỏ thế giới của IUCN - 2009. Trong các lồi q hiếm có 1 lồi đặc hữu Việt Nam Chàng Mẫu Sơn (Rana maosonesis).[15]

c) Khu hệ cá

Ở Cúc Phƣơng đã thống kê ghi nhận đƣợc 66 loài Cá, thuộc 48 giống, 16 họ và 7 bộ. Bộ Cá vƣợc có số lồi đơng nhất 24 lồi chiếm 36,4% tổng số lồi, sau đó là Bộ Cá chép cũng 24 loài, Bộ Cá nheo 13 lồi, các bộ cịn lại chỉ có từ 1 đến 2 lồi.

Cúc Phƣơng có 5 lồi Cá q hiếm đƣợc Pháp luật bảo vệ. Trong đó có 4 lồi trong Sách đỏ Việt Nam 2007 nhƣ Cá Lăng (Hemibagrus elongatus), Cá chiên (Bagarius bagarius), Cá chình (Anguilla sp). Đặc biệt có một lồi đặc hữu của Cúc Phƣơng: Cá niết Cúc Phƣơng (Pterocryptis cucphuongensi).[15]

Hệ động vật không xƣơng sống

Số lƣợng động vật không xƣơng sống là 1899 loài và phân loài thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Trong các ngành, lớp, Bộ có số lồi đơng nhất là Bộ cánh cứng (Coleoptera) 454 loài, Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) 378 loài, tiếp theo là Bộ cánh màng (Hymenoptera) 314 loài, Bộ cánh khác (Heteroptera) 129 loài... Số lƣợng lồi động vật khơng xƣơng sống ở Cúc Phƣơng cực kỳ phong phú, trong đó có các lồi lớp cơn trùng đóng vai trị chính.[15]

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, điều tra thực địa năm 1996 của Trung tâm tài nguyên và môi trƣờng Lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, cùng với những kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học, hệ sinh thái thảm thực vật rừng VQG Cúc Phƣơng và phân tích ảnh vệ tinh SPOT5 năm 2005 cho thấy rừng Cúc Phƣơng đƣợc bảo vệ tốt ít bị tác động. Độ che phủ rừng Cúc Phƣơng hiện nay là 75,2%.[15]

Thảm thực vật rừng VQG Cúc Phƣơng có các kiểu thảm chính và phụ nhƣ sau:

a) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vơi có độ cao dưới 500 m.

Phân bố trên đất thốt nƣớc, địa hình ít dốc, đất cịn tầng dày, khả năng giữ ẩm khá. Thành phần loài ở đây chủ yếu là các họ cây nhiệt đới. Thực vật đặc trƣng nhƣ Chò đãi (Annamocarya chinensis), Sấu (Dracontomelum duperreanum)... Một số họ có lồi chiếm ƣu thế nhƣ họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hịn (Sapindaceae), họ Cơm (Elaeocarpaceae)...

b) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi, độ cao trên 500 m.

Kiểu rừng này thƣờng xuất hiện trên đỉnh, hay các dông núi đá vôi. Ở độ cao này tầng đất thƣờng mỏng, giàu mùn, khả năng thoát nƣớc nhanh.

Thành phần thực vật bao gồm một số loài cây ở tầng vƣợt tán nhƣ: Mang sạn (Heritiera cucphuongensis). Tầng ƣu thế sinh thái có các lồi Chơm chơm rừng (Nephelium lappaceum)...

c) Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vơi

Kiểu rừng này có nguồn gốc trực tiếp từ kiểu rừng trên sau khi chịu tác động của con ngƣời ở những mức độ nhiều ít khác nhau. Cấu trúc đơn giản, tầng trên chủ yếu Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Ơrơ (Streblus laxiflorus).

d) Quần lạc cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đá vôi

Phân bổ chủ yếu trên các đỉnh núi cao hay dơng núi phần phía Tây của VQG Cúc Phƣơng. Do đặc điểm ở đây cao, ln ln lộng gió, đất đai khơ hạn nên cây sinh trƣởng có sự biến dạng. Thành phần lồi có Bi tát (Pistacia weinmannifolia), Cồng núi hay Rù rì (Calophyllum balansae).

e) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng đất phong hóa từ đá phiến, độ cao dưới 500 m

Kiểu rừng này phân bố chủ yếu trên các sƣờn núi đất, hình thành trên đá phiến tạo thành các dải kẹp giữa các dãy núi đá. Thành phần lồi ở tầng vƣợt tán có Sâng (Pometia pinnata), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Chò chỉ (Parashorea

chinensis), Đinh hƣơng (Dysoxylon cauliflonum), tầng ƣu thế sinh thái có Nang

trứng (Hydtnocarpus kurzii), Phay vi (Duabanga grandiflora).

g) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng đất phong hóa từ đá phiến, độ cao trên 500 m

Kiểu rừng này phân bố thành những dải hẹp trên đỉnh hay dọc dông núi đất Feralit trên đá phiến, đất có tầng dày 1,0 - 1,5 m rải rác có đá lộ đầu hoặc khơng, đơi chỗ có xen lẫn đá vơi. Những lồi cây ƣu thế có Giẻ cau (Lithrocarpus areca), Gội (Aglaia gigantea), Vàng anh (Saraca dives), Máu chó (Knema confera).

h) Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp phong hóa từ đất sét

Diện tích kiểu rừng này thƣờng rất nhỏ và phân bố gần những nơi cƣ trú của đồng bào dân tộc ở các thung lũng hẹp hoặc chân núi thuộc dạng đất bồi tụ.

Những cây lớn có giá trị phần lớn đã bị chặt, tán lá thƣờng đứt đoạn tạo các khoảng trống lớn. Tổ thành lồi cây rất phức tạp, khơng thấy lồi cây ƣu thế. Tuy vậy trong kiểu rừng này có thể ghi nhận các loài Sồi (Lythrocarpus sp), Giẻ (Quercus sp)...

i) Rừng thứ sinh nhân tác tre nứa nhiệt đới

Kiểu rừng thứ sinh tre nứa xuất hiện do tác động của con ngƣời, kết hợp với đặc tính thích ứng nơi ẩm ƣớt, tầng đất còn dày đã thuận lợi cho sự xâm thực và phát triển nhanh chóng của các lồi đại diện của phân họ Tre (Bambusoideae).

Rừng tre nứa chỉ phân bố dƣới dạng những mảnh nhỏ, ở gần thung lũng Bƣơng, phía Nam sơng Bƣởi tính từ ranh giới phía Nam Vƣờn quốc giá Cúc Phƣơng.

k) Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất phong hóa từ đất sét

Kiểu thảm thực vật này có nguồn gốc từ đất nƣơng rẫy cũ bị bỏ hóa từ lâu, hoặc rừng bị tàn phá khai thác kiệt đang phục hồi trở lại, phân bố chủ yếu gần

những nơi định cƣ của đồng bào dân tộc và một số bản đã di dời đi nơi khác. Các loài thực vật bao gồm những cây bụi mọc lúp xúp lẫn với cỏ nhƣ Sim (Rhodomyrtus

tomentosa), Mua (Melastoma candidum)...

l) Quần lạc trảng cỏ nhiệt đới

Cấu trúc tầng mọc xen với các loài cây bụi, loài cây ƣu thế sinh thái là cỏ Tranh (Imperata cylindrica), cỏ Lách (Saccharum spontaneum). Ngồi ra cịn có Chít (Thysanolena maxima), cỏ Lào (Eupatorium odoratum) và một số đại diện cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae).

m) Đất canh tác nông nghiệp

Diện tích lúa nƣớc và lúa nƣơng vẫn cịn ít trong VQG, bên cạnh những bản còn lại nhƣ bản Nga, bản Khanh, Biện, Đồi... Đây là loại đất bồi phù sa ven sông Bƣởi đã đƣợc khai phá từ lâu để trồng lúa và cây màu, đất sƣờn đồi hay thung lũng đƣợc khai phá làm nƣơng rẫy.

n) Rừng trồng nhân tạo

Trong Vƣờn quốc gia có diện tích rừng trồng khơng nhiều chiếm 80,5 ha, chiếm 0,4% diện tích tự nhiên VQG. Rừng trồng chủ yếu tập trung ở Vƣờn thực vật, là nơi lƣu giữ và giới thiệu những loài cây bản địa của VQG. Ngồi ra cịn có diện tích trồng thử nghiệm một số lồi cây có giá trị nhƣ Chị chỉ, Chò nhai, Kim giao, Lát hoa... và cũng là nơi lƣu giữ loài cây quý hiếm ở Cúc Phƣơng.[15]

3.1.2.2. Giá trị văn hóa, giá trị lƣu truyền

a) Đặc trưng văn hóa dân tộc Mường

Trong VQG và vùng đệm có sự hiện diện các dân tộc thiểu số, nhƣng chủ yếu là dân tộc Mƣờng. Đặc trƣng văn hóa mang bản sắc của dân tộc Mƣờng nhƣ ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, lễ hội, nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng... sẽ là nguồn tài nguyên văn hóa cần gìn giữ để phát triển các loại hình du lịch văn hóa tham quan, sắc tộc và nghỉ tại nhà dân (homestay).

b) Các khu di chỉ khảo cổ

Vùng núi đá vơi Cúc Phƣơng có nhiều hang động, đã phát hiện nhiều hang động trong đó 2 động nổi tiếng đồng thời cũng là khu di chỉ khảo cổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng hóa một số giá trị kinh tế của vườn quốc gia cúc phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 35 - 48)