Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lương, t p t (2019) đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Điều kiện địa lý tự nhiên – kinh tế xã hội thành phố Hà Nội

1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

a. Dân cư

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với gần 8 triệu người (năm 2018), sau Thành phố Hồ Chí Minh.

Dân số trung bình năm 2018 của Hà Nội đạt 7.852,6 nghìn người, tăng 191,6 nghìn người, tương đương tăng 2,5% so với năm 2017, bao gồm dân số thành thị là 3.874,3 nghìn người, chiếm 49,3%; dân số nơng thơn là 3.978,3 nghìn người, chiếm 50,7%; dân số nam là 3.863,8 nghìn người, chiếm 49,2%; dân số nữ là 3.988,8 nghìn người, chiếm 50,8% [22].

Mật độ dân số trung bình là 2.338 người/km2, dân cư phân bố khơng đều, tốc độ đơ thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.468 người/km2, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.422 người/km2), cao gấp 4,9 lần so mật độ dân số trung bình tồn Thành phố [22].

Tỷ số giới tính là 96,8 nam/100 nữ; tỷ suất sinh thô là 15,03‰; tỷ suất chết thô là 4,37‰ [22].

Dân cư trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ lớn, còn lại là các dân tộc Dao, Mường, Tày.

Bảng 1.2. Quy mô dân số thành phố Hà Nội năm 2018

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nơng thơn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Năm Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2015 7.390 3.618 3.772 3.629 3.761

2016 7.522 3.688 3.834 3.699 3.823

2017 7.661 3.765,1 3.895,9 3.770,0 3.891,0

2018 7.853 3.863,8 3.988,8 3.874,3 3.978,3

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2018

b. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Hà Nội là vùng trung tâm kinh tế đặc biệt quan trọng. Năm 2018, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội (GRDP) theo giá hiện hành đạt 920.272 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 117 triệu đồng (tương đương 5.134 USD). Trong đó: Nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 22,6%, các ngành dịch vụ chiếm 64,1%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,4% [22].

Theo giá so sánh, GRDP năm 2018 tăng 7,12% so với năm 2017. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,27% so với năm trước, đóng góp 0,06 điểm phần trăm mức tăng chung. Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, nhất là bị ảnh hưởng đợt mưa lũ tháng 7/2018, diện tích bị ngập úng hơn 8.400 ha, nhưng Thành phố đã chỉ đạo kịp thời, đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, giá nơng sản những tháng cuối năm tiếp tục ổn định đã tạo điều kiện kích thích sản xuất, kinh doanh; tình hình sâu bệnh có xảy ra nhưng ở phạm vi nhỏ và mức độ nhẹ; diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều tăng (lúa 57,1 tạ/ha, tăng 3,1%; đậu tương 18,4 tạ/ha, tăng 4,7%; khoai lang 107,4 tạ/ha, tăng 2,5%,...) các loại cây lâu năm chủ lực cho giá trị cao như nhãn, vải được mùa, sản lượng tăng gấp 1,4 lần năm trước (sản lượng nhãn đạt 17.776 tấn, tăng 35,1%; sản lượng vải đạt 7.677 tấn, tăng 45,3%) cùng với giá cả ổn định đã góp phần cho sản xuất nơng nghiệp tăng trưởng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, sản lượng đàn vật nuôi và sản lượng trứng gia cầm đều tăng trưởng so với năm trước, giá sản phẩm đầu ra tăng so với cùng kỳ trong khi chi phí đầu vào cơ bản ổn định đã tạo điều kiện duy trì và mở rộng sản xuất; trong năm khơng có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; đối với các

bệnh truyền nhiễm thơng thường, có xảy ra một số bệnh nhưng mang tính chất lẻ tẻ, tỷ lệ ốm thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao; ước tính cả năm 2018, sản lượng thịt gia súc, gia cầm hơi xuất chuồng tăng 0,5%, sản lượng trứng gia cầm tăng 7,8% [22].

Giá trị tăng thêm ngành công nghiê ̣p - xây dựng tăng 8,34% so với năm trước, đóng góp 1,85 điểm phần trăm vào mức tăng chung [22].

Ngành công nghiệp tiếp tục khẳng định đóng góp trong phát triển kinh tế Hà Nội, tuy không đạt được tốc độ tăng cùng kỳ năm 2017 nhưng đã đóng góp vào mức tăng chung ngành công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng cao nhất trong các khu vực. Thành phố đã ban hành Quyết định thành lập 05 cụm công nghiệp và tiếp tục xem xét thành lập các cụm công nghiệp đủ điều kiện, đồng thời lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đủ tiêu chí để xem xét cơng nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố năm 2018; bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng ứng dụng các cơng nghệ mới, hiện đại trong các lĩnh vực công nghệ cao vào sản xuất tạo ra các sản phẩm bảo đảm chất lượng được thị trường tiêu thụ ổn định. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2018 tăng 7,73% so với năm trước, đóng góp 1,22 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung GRDP. Nguyên nhân tốc độ tăng khu vực công nghiệp thấp hơn tốc độ tăng năm 2017 một phần do ảnh hưởng của các sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ các nước ASEAN được nhập về với thuế xuất 0% như sản phẩm đường, sữa; ô tô và phụ tùng ô tô; sắt thép;... khiến các doanh nghiệp trong nước sản xuất gặp một số khó khăn để cạnh tranh, nên chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 các ngành này giảm hoặc tăng chậm, như: Sản xuất và chế biến thực phẩm tăng 3,3%; sản xuất xe có động cơ giảm 7,2%; sản xuất kim loại giảm 0,4%;...[22].

Hoạt động xây dựng duy trì mức tăng trưởng cao, cơng tác quản lý, kiểm sốt chất lượng cơng trình xây dựng tiếp tục được tăng cường, nhất là các dự án sử dụng vốn nhà nước, cơng trình có quy mơ lớn, phức tạp. Các cơng trình, những dự án phát triển hạ tầng, phát triển đô thị đã được chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung triển khai thi công ngay từ những ngày đầu năm; giá trị tăng thêm ngành xây dựng năm 2018 tăng 9,87% so với năm trước, đóng góp 0,63 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung GRDP của Thành phố [22].

Giá trị tăng thêm các ngành di ̣ch vu ̣ tăng 6,89% so với năm trước (đóng góp 4,45% điểm phần trăm vào mức tăng chung), trong đó đóng góp của một số ngành có

tỷ trọng lớn vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Thành phố tiếp tục khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; đã rà soát quy hoạch mạng lưới chợ; đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các chợ đầu mối để cung ứng hàng hóa, đáp ứng đa dạng nhu cầu nhân dân; năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hố tăng 11% so với năm trước, góp phần làm giá trị tăng thêm ngành thương mại tăng 8,27%, đóng góp 1,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung GRDP. Du lịch cũng đạt được những kết quả khả quan, nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch hoàn chỉnh đưa vào phục vụ nhân dân và du khách đã mang lại hiệu ứng tích cực và sự hưởng ứng nhiệt tình của đơng đảo nhân dân và du khách như: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn; lễ hội văn hóa, ẩm thực tại khu vực khơng gian phố đi bộ hồ Hồn Kiếm và phụ cận; khai trương thí điểm không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, tuyến buýt du lịch 2 tầng; giới thiệu khơng gian bích họa phố Phùng Hưng; chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh "Tinh hoa Bắc Bộ" tại khu du lịch Tuần Châu Hà Nội; năm 2018, lượng khách du lịch đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 16,4 triệu lượt khách, tăng 16,5% so với năm 2017 [22].

Tính đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến đạt 3.098 nghìn tỷ đồng, nợ quá hạn được kiểm soát ở mức 2,3% tổng dư nợ, hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, giá trị tăng thêm Ngành ngân hàng, bảo hiểm năm 2018 ước tăng 8,4% so cùng kỳ, đóng góp 0,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung GRDP. Các ngành khối hành chính, sự nghiệp như quản lý nhà nước, giáo dục, văn hoá, y tế… vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng khơng cao như cùng kỳ năm trước một phần do các Bộ, Ngành Trung ương và Thành phố thực hiện giảm chi thường xuyên trong năm 2018 [22].

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,67% so năm trước. Nguyên nhân tăng thấp do thuế nhập khẩu từ khu vực ASEAN một số mặt hàng giảm về 0%, trong đó có mặt hàng ơ tơ ngun chiếc; các mặt hàng điện máy, điện lạnh, đồ dùng nhà vệ sinh, nhà bếp nhập khẩu mức thuế giảm từ 5 đến 10%; hàng nông sản giảm từ 3 đến 5%...[22].

c. Cơ sở hạ tầng

Hà Nội là thành phố trung tâm của cả nước, hệ thống giao thông phát triển dày đặc bao gồm hệ thống đường bộ, xe buýt, đường sắt và cầu,..Hà Nội là một đầu nút quan trọng của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km đường sắt Viêt Nam, là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hành hóa và hành khách. Hệ thống cầu ở Hà Nội có nhiều cầu lớn bắc qua sơng Đà, sơng Mã, sơng Đáy. Có nhiều tuyến sơng trung ương chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn, có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa và đường sắt, rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hố và hành khách trong và ngồi tỉnh.

Năm 2018, diện tích sàn xây dựng nhà ở hồn thành đạt 11.358 nghìn m2, tăng 3,7% so với năm 2017. Trong đó, nhà ở chung cư đạt 1.863 nghìn m2, chiếm 16,4% tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở hồn thành và tăng 9,4% so năm trước; nhà riêng lẻ đạt 9.495 nghìn m2, chiếm 83,6% và tăng 2,7% [22].

Diện tích nhà ở xây dựng mới tại khu vực đô thị năm 2018 đạt 4,4 triệu m2, tăng 3,4% so với năm 2017. Trong đó, diện tích do Trung ương xây dựng đạt 577 nghìn m2, chiếm 13,2% tổng diện tích nhà ở xây dựng mới tại khu đơ thị và tăng 5% so năm 2017; diện tích do địa phương xây dựng đạt 3.812 nghìn m2, chiếm 86,8% và tăng 3,2% [22].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lương, t p t (2019) đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố hà nội (Trang 34 - 39)