Biến động mực nước tầng qp1 tại khu vực Đống Đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lương, t p t (2019) đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố hà nội (Trang 61 - 62)

tại khu vực Đống Đa

- Tại khu vực phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai, kết quả quan trắc mực nước tầng qp1 tại cơng trình Q.65b cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất -4,03 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -16,90 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm -11,02 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1990 đến 2004 mực nước ngầm có xu hướng suy giảm nhẹ, mực nước dao động từ -10 m đến -5 m, nhưng giai đoạn từ năm 2004 đến nay do việc mở rộng khai thác của một số giếng khoan của nhà máy nước Pháp Vân từ năm 2004 nên mực nước ngầm có xu thế suy giảm, mực nước dao động từ -17 m đến -13,5 m.

- Tại khu vực phường Tứ Liên quận Tây Hồ, kết quả quan trắc mực nước tầng qp1 tại cơng trình Q.67a cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 8,14 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -5,12 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm 0,32 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1990 đến 1996 mực nước ngầm có xu hướng khá ổn định do việc khai thác nước của nhà máy nước Yên Phụ với công suất 35.552 m3/ngày đêm, mực nước dao động từ 2 m đến 7,5 m; từ năm 1997 đến 2007 nhà máy nước tăng công suất khai thác (năm 1997 là 81.425 m3/ngày đêm và năm 2007 là 102.834 m3/ngày đêm) nên mực nước ngầm có xu hướng suy giảm mạnh, dao động mực nước từ -3 m đến 5,5 m; giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhà máy nước giảm cơng suất khai thác và duy trì cơng suất 98.000 m3/ngày đêm nên mực nước ngầm có xu hướng ổn định với dao động từ -5 m đến -2 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lương, t p t (2019) đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố hà nội (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)