Hiện trạng khai thác nước ngầm theo đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lương, t p t (2019) đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

TT Quận/Huyện Số cơng trình Lưu lượng khai

thác (m3/ngày) > 200 m3/ngày 10-200 m3/ngày < 10m3/ngày

1 Ba Đình 8 1 30.286 2 Bắc Từ Liêm 38 34 31 63.645,8 3 Cầu Giấy 19 10 30.861 4 Đống Đa 22 1 33.114 5 Hà Đông 16 5 4.242 31.861,5 6 Hai Bà Trưng 18 5 75.140 7 Hoàn Kiếm 7 0 13.042 8 Hoàng Mai 61 17 100 113.448 9 Nam Từ Liêm 11 44 12.787 10 Tây Hồ 58 10 136.191,4 11 Thanh Xuân 16 10 38.124 Tổng 274 137 4.373 578.501

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia

3.3.2. Các vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm

3.3.2.1. Cạn kiệt nước ngầm

Hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội do Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội quản lý. Công ty này là đơn vị kinh tế trực thuộc Sở Giao thơng cơng chính TP Hà Nội và chịu sự lãnh đạo của UBND TP Hà Nội. Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội chịu trách nhiệm cấp nước cho 8 quận nội thành là: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai và 2 huyện ngoại thành là: Từ Liêm, Thanh Trì... Ngồi ra cịn có Cơng ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội số 2,

chịu trách nhiệm cấp nước cho quận Long Biên và 2 huyện ngoại thành là: Gia Lâm, Đông Anh.

Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh nước sạch, theo phân cấp quản lý, UBND TP Hà Nội và Sở Giao thơng cơng chính Hà Nội giao cho Công ty xây dựng các dự án đầu tư phát triển cấp nước phù hợp với quy hoạch tổng thể của Hà Nội, đồng thời Công ty quản lý ngân sách được giao để sản xuất và sửa chữa đường ống cấp nước, đồng hồ đo nước, các sản phẩm cơ khí và thiết bị đặc chủng của ngành cấp nước. Ngồi ra, Cơng ty cịn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan địa phương và lực lượng thanh tra chuyên ngành trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm và toàn bộ hệ thống cấp nước do Cơng ty phụ trách.

Tính đến thời điểm cuối năm 2005, Hà Nội có 16 nhà máy nước khơng kể một số trạm nhỏ bố trí đều khắp trên địa bàn thành phố để khai thác nước ngầm. Tổng công suất khai thác 460.000 m3/ngày đêm kể cả sản lượng của Cơng ty số 2 - khu vực phía Bắc thành phố là 47.000 m3/ngày đêm với trên 150 giếng khoan có độ sâu trung bình 65 - 75 m, công suất mỗi giếng từ 30 - 100 l/s. Mạng lưới đường ống cấp nước có tổng chiều dài trên 1000 km với 2 mạng lưới đường ống cũ và mới tồn tại song song, 98 % được lắp đặt từ năm 1985 trở lại đây.Việc khai thác quá mức nước dưới đất mà khơng có sự kiểm sốt chặt sẽ gây ra một số tác động như: Làm thấp mực nước dưới đất do việc khai thác nước ngầm tràn lan, khơng có quy hoạch sẽ làm cho mực nước ngầm tại khu vực cạn kiệt dần và làm thấp mực nước ngầm; ảnh hưởng tới cơng trình khai thác nước ngầm. Cụ thể, khi một cơng trình khai thác nước ngầm đi vào hoạt động thì ảnh hưởng của nó sẽ lan rộng khá nhanh tới khu vực xung quanh, tác động tới các cơng trình khai thác lân cận làm cho mực nước trong các cơng trình này bị hạ thấp, do vậy sẽ làm tăng chi phí và giảm hiệu suất khai thác của cơng trình, đồng thời khoảng cách giữa các cơng trình khai thác càng gần nhau thì mực nước hạ thấp càng nhiều.

Các chuyên gia cũng khẳng định, khai thác nước ngầm thiếu kiểm sốt, khơng đúng kỹ thật sẽ tạo cơ hội cho nước bẩn thâm nhập, làm biến đổi chất lượng nguồn nước. So với nước mặt, nước ngầm ít bị ơ nhiễm hơn, nhưng đối với các vùng mà lớp phủ trên tầng chứa nước mỏng hoặc có tính thẩm thấu lớn, làm cho nước mặt thấm xuống nhiều cũng rất dễ gây nhiễm bẩn tầng chứa nước. Bên cạnh đó, ở các lỗ khoan

có kết cấu cách ly kém, nước bẩn có thể theo thành lỗ khoan thâm nhập vào tầng chứa nước, làm ô nhiễm nước dưới đất. Cùng với đó, q trình khai thác nước làm cho mực nước hạ thấp sẽ làm tăng độ dốc thủy lực của dòng thấm cũng có thể làm tăng q trình ơ nhiễm.

Mặc dù hệ thống cấp nước Hà Nội đã được cải thiện đáng kể, song hệ thống cấp nước khu vực phía Nam vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu Amoni. Hiện nay, mới chỉ có nhà máy nước Nam Dư đã lắp đặt thêm công nghệ xử lý Amoni thích hợp, nên chất lượng nước sau xử lý ở đây đã đạt được tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt của Bộ Y tế 1329/2002/BYT/QĐ. Còn lại, chất lượng nước phát ra từ các nhà máy nước khác ở khu vực phía Nam Hà Nội như: Hạ Đình, Pháp Vân, Tương Mai vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép về Amoni. Ngoài ra, một số nhà máy nước khác của Hà Nội, do sự xuống cấp của một số hạng mục cơng trình trong nhà máy, nên có những thời điểm nước phát ra vẫn có một số chỉ tiêu cao hơn giới hạn cho phép.

Mức độ dịch vụ của hệ thống cấp nước còn thấp, chưa đảm bảo độ tin cậy đối với khách hàng. Nguyên nhân là do việc cấp nước không đảm bảo thường xuyên, không đủ cả về lưu lượng và áp lực, bình quân chỉ đạt 8 giờ/ngày đêm. Chất lượng nước cấp cho một số nơi, một số thời điểm, nhất là vào mùa hè không ổn định, không đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Tiêu chuẩn cấp nước bình quân cho ăn uống sinh hoạt của TP Hà Nội chỉ đạt xấp xỉ 100 lít /người ngày đêm, mặc dù lưu lượng tính tốn bình qn cho 1 đầu người là 150 lít /người ngày đêm.

Vấn đề thất thoát, thất thu nước đang là vấn đề được quan tâm nhất trong dịch vụ cấp nước Hà Nội. Mấy năm gần đây, chương trình kiểm sốt nước sạch CTKSNS Hà Nội đã có nhiều cố gắng để giảm mạnh lượng nước bị thất thoát, thất thu. Song do mạng lưới đường ống vẫn cịn bị xì vỡ nhiều, việc cắt bỏ các điểm đấu nối trái phép còn gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng mạng lưới phân phối cũ hoặc do liên kết đấu nối giữa mạng lưới đường ống cũ và mới không đảm bảo, đã làm giảm áp lực công tác trên đường ống mới ở nhiều khu vực. Tỷ lệ thất thốt và thất thu nước vẫn cịn cao: 40,54 % vào năm 2004 và trên 38,61 % vào tháng 8/2005. Cơng ty chưa hồn thành chương trình tách mạng để tìm nguyên nhân do kỹ thuật hay do quản lý để có giải pháp khắc phục. Để giảm thất thoát, thất thu nước, ngoài phương án tách mạng chia

nhỏ để quản lý, còn cần áp dụng các biện pháp kiểm soát thất thoát, thất thu bằng các phương tiện điều khiển từ xa, sử dụng hệ thống ghi thu hoá đơn theo đơn vị phường với việc áp dụng hệ thống thông tin địa lý, sử dụng biến tần trong các trạm bơm cấp II.

Vấn đề quản lý và vận hành hệ thống cấp nước cũng còn nhiều bất cập. Việc khốn xuống các xí nghiệp chưa thật chặt chẽ, vì mạng chưa được tách riêng và chưa có các đồng hồ tổng trên mạng phân phối. Việc vận hành mạng lưới ở một số khu vực còn dựa vào kinh nghiệm chủ quan, khơng có các thơng số vận hành chính xác theo quy định. Công tác quản lý khách hàng cịn nhiều yếu kém, tỷ lệ dùng nước khốn vẫn cịn cao. Cơng tác thanh tra kiểm tra nội bộ và kiểm tra các trường hợp vi phạm còn chưa nghiêm túc và triệt để.

Hệ thống cấp nước khu vực đô thị Hà Nội cung cấp cho 12 quận nội thành với quy mô dân số khoảng 3,7 triệu người, chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm từ 16 nhà máy nước và các TCN nhỏ cục bộ. Nguồn nước mặt được bổ sung thêm từ nhà máy nước sông Đà và nhà máy nước sông Đuống.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, hiện nay, tổng công suất nước cung cấp đạt khoảng 1.065.145 m3 một ngày, trong đó nguồn nước ngầm khoảng 629.850 m3 một ngày; nguồn nước mặt sông Đà khoảng 219.295 m3 một ngày trên tổng công suất nhà máy nước sông Đà giai đoạn 1 là 300.000 m3 một ngày và nguồn nước mặt sông Đuống khoảng 150.000 m3 một ngày trên tổng công suất nhà máy nước sông Đuống giai đoạn 1 là 300.0000 m3 một ngày.

Việc cấp nước khu vực đô thị được giao cho 5 đơn vị cấp nước chính là Cơng ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Công ty Hawacom); Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông (Công ty nước sạch Hà Đông); Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Công ty Viwaco); Công ty Cổ phần nước sạch CP đầu tư nước sạch sông Đà (Công ty Viwasupco - đơn vị chuyên cấp nguồn nước mặt từ nhà máy nước mặt Sông Đà và một số nhà máy nước quy mô nhỏ do các đơn vị khác quản lý); Công ty CP nước mặt sông Đuống.

Dù tỷ lệ dân đô thị được cấp nước rất cao nhưng Hà Nội vẫn bị thiếu nước sạch vào những tháng cao điểm, mức độ phục vụ dịch vụ còn thấp khi người dân thường xuyên bị ảnh hưởng bởi vỡ ống, cắt nước. Một số nhà máy nước ngầm hiện nay bị suy

giảm về trữ lượng cũng như chất lượng. Các nhà máy nước cách xa sông Hồng, không được bổ cập từ nước sông đã suy giảm về trữ lượng.

a) Đối với tầng chứa nước Holocen (qh)

Theo tài liệu quan trắc mạng quốc gia và Hà Nội cho thấy mực nước tầng chứa nước qh trên địa bàn Hà Nội có xu hướng giảm trong các năm gần đây, các phễu hạ thấp mực nước mở rộng về cả phạm vi và chiều sâu. Điển hình là một số vị trí, cốt cao mực nước ngầm hạ xuống dưới -10 m. Cụ thể như sau:

- Tại lỗ khoan quan trắc Q.62 (Minh Khai, Từ Liêm), mực nước ngầm giảm 8,5 m, từ -4,3 m (1995) đến -12,8 m (2016) và vẫn đang trong xu thế giảm.

- Tại lỗ khoan quan trắc Q.67 (Tứ Liên, Tây Hồ), mực nước ngầm giảm 6,5 m, từ -5,3 m (1995) đến -11,8 m (2016) và vẫn đang trong xu thế giảm.

b) Đối với tầng chứa nước Pleistocen (qp1, qp2)

Có thể nhận thấy, những năm gần đây hoạt động khai thác nước ngầm phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, số cơng trình và tổng lượng khai thác trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng theo thời gian. Nguyên nhân của việc gia tăng liên tục về số lượng cơng trình và lưu lượng khai thác nước ngầm là do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xã hội, trong khi đó các nguồn nước mặt chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu.

Việc gia tăng khai thác nước ngầm nếu khơng được kiểm sốt kịp thời sẽ dẫn đến các nguy cơ suy thoái tài nguyên nước và những hệ lụy kèm theo khác (sụt, lún mặt đất, giảm khả năng thốt nước của đơ thị,..), trong đó cạn kiệt tầng chứa nước là nguy cơ trực tiếp có thể xảy ra.

Kết quả quan trắc mực nước vùng phía nam sơng Hồng cho thấy phễu hạ thấp mực nước ngầm phát triển chủ yếu theo chiều sâu tức là có xu thế làm rỗng tầng chứa nước trong những năm có chế độ khí tượng thuỷ văn ổn định bình thường. Trong những điều kiện thời tiết khô hạn và sự gia tăng liên tục lượng khai thác trong tầng này thì quy luật trên sẽ bị phá vỡ, tức là phễu hạ thấp không chỉ phát triển theo chiều sâu mà còn phát triển cả chiều rộng.

Những kết quả nghiên cứu và theo dõi diễn biến tiêu cực của phễu hạ thấp mực nước cho thấy sự khai thác quá mức, tập trung trong khu vực nội thành sẽ làm hạ thấp

mực nước trên diện rộng. Đây là nguyên nhân gây suy thoái nguồn dẫn đến giảm hiệu suất và lượng khai thác, tăng khả năng ô nhiễm và lún nền đất. Những động thái và cảnh báo này hết sức quan trọng cần được theo dõi liên tục để điều chỉnh chế độ, vị trí khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn nước.

3.3.3.2. Sụt lún nền đất

Hiện trạng và diễn biến sụt, lún nền đất

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được 10 trạm quan trắc lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm, đặt tại các nhà máy nước và trạm tăng áp thuộc Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội, nhằm xác định mối quan hệ giữa sự khai thác nước ngầm và độ lún bề mặt đất tại các trạm.

Các trạm đo lún bề mặt đất được xây dựng trên nền đất có điều kiện địa chất điển hình của thành phố, như khu vực có tồn tại lớp đất yếu là Thành Cơng, Pháp Vân, Ngơ Sĩ Liên, Tương Mai…

Khu vực có tồn tại lớp đất sét, điều kiện địa chất công trình thuận lợi là Ngọc Hà, Mai Dịch, Đơng Anh, khu vực ven sông Hồng như Lương Yên, Gia Lâm và khu vực nằm cách xa sông Hồng như Ngô Sĩ Liên, Hạ Đình...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lương, t p t (2019) đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)