Kết quả phân tích chất lượng 5 mẫu nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lương, t p t (2019) đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố hà nội (Trang 52 - 75)

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 09- MT:2015/B TNMT Bạch Đằng Xuân Đỉnh Nguyễn Xiển Vạn Phúc Kiều Mai 1 pH - 7,24 5,28 6,4 7,43 7,14 5,5-8,5 2 COD mg/l 2,1 1,8 3,2 1,5 1,6 4 3 Tổng chất rắn hòa tan(TDS) mg/l 155 144 517 192 396 1500 4 Amoni (NH4) mg/l 0,509 0,343 26,22 0,262 0,223 1 5 Nitrit (NO2) mg/l <0,005 <0,005 0,028 <0,00 5 0,019 1 6 Nitrat (NO3) mg/l 0,322 2,461 0,637 1,887 0,629 15 7 Clorua mg/l 4,969 22,09 65,62 10,59 54.51 250 8 Sulfat mg/l 7,656 7,035 1,374 14,66 4,161 400 9 Asen mg/l 0,0108 0,0115 0,0254 0,0032 0,003 6 0,05 10 Cadimi mg/l <0,001 5 0,006 0,005 0,002 <0,00 15 0,005 11 Chì mg/l 0,067 <0,001 8 0,074 <0,00 18 <0,00 18 0,01 12 Mangan mg/l 0,107 <0,009 <0,009 <0,00 9 <0,00 9 0,5 13 Thủy ngân mg/l < 0,0004 < 0,0004 0,0006 < 0,0004 < 0,000 4 0,001 14 Sắt mg/l 0,20 <0,06 6,92 0,16 0,09 5 15 Coliform Vi khuẩn/100 ml 5 1 90 1 2 3

3.2.2. Chất lượng nước ngầm tại các vị trí quan trắc thuộc mạng Hà Nội a. Tầng chứa nước Holocen (qh) a. Tầng chứa nước Holocen (qh)

1. Đặc điểm chất lượng môi trường nước ngầm tầng qh

Dựa trên kết quả quan trắc tại 30 trạm thuộc mạng Hà Nội năm 2018, so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT cho thấy đặc điểm chất lượng nước ngầm trong tầng như sau:

Mùa khô:

- Tổng Fe: Giá trị Fe của nước ngầm tầng chứa nước qh dao động từ 0,6 mg/l đến 17,8 mg/l, trung bình 8,7 mg/l. Vượt tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/l. Có 22/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Nitrat NO3-: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,3 đến 3,5 mg/l; trung bình 0,7 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Nitrit NO2-: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,004 đến 0,132 mg/l; trung bình 0,02 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Amoni, NH4+: hàm lượng Amoni dao động từ 0,03 mg/l đến 21,8 mg/l; trung bình 4,9 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 1 mg/l. Có 25/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 83% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Asen, As: hàm lượng Asen dao động từ 0,002 đến 0,348 mg/l; trung bình 0,1 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 0,05 mg/l. Có 7/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 23,3% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Mangan, Mn: hàm lượng Mangan dao động từ 0,02 đến 2,13 mg/l; trung bình 0,4 mg/l. Có 5/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Coliform: hàm lượng Coliform dao động từ 3 đến 2100; trung bình 338, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 3 mg/l. Có 23/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 76% tổng số mẫu.

Như vậy, các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép bao gồm Fe, NH4+, As, Mn

và Coliform.

Mùa mưa

- Tổng Fe: Giá trị Fe của nước ngầm tầng chứa nước qh dao động từ 0,03 mg/l đến 12,77 mg/l, trung bình 2,28 mg/l. Có 2/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Nitrat NO3-: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,3 đến 3,6 mg/l; trung bình 0,5 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Nitrit NO2-: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,003 đến 0,112 mg/l; trung bình 0,02 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Amoni, NH4+: hàm lượng Amoni dao động từ 0,2 mg/l đến 12,5 mg/l; trung bình 4,46 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 1 mg/l. Có 28/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 93% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Asen, As: hàm lượng Asen dao động từ 0,002 đến 0,117 mg/l; trung bình 0,04 mg/l. Có 10/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 33,3% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Mangan, Mn: hàm lượng Mangan dao động từ 0,02 đến 3,99 mg/l; trung bình 0,57 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 0,5 mg/l. Có 8/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 26,7% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Coliform: hàm lượng Coliform dao động từ 3 đến 1500; trung bình 183, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 3 mg/l. Có 18/30 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 60% tổng số mẫu.

Như vậy, các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép bao gồm Fe, NH4+, As, Mn

và Coliform.

So sánh với số liệu thu thập thực tế cho thấy sự tương đồng giữa số liệu thu thập và phân tích thực tế, hàm lượng sắt nhỏ hơn so với mẫu thuộc trạm Hà Nội do các mẫu khảo sát thu thập có qua lọc.

2. Vấn đề chất lượng nước ngầm tầng qh

Theo số liệu chất lượng nước trong tầng chứa nước Holocen đã xác định các vấn đề trong tầng chứa nước này bao gồm: Vấn đề ô nhiễm Amoni, Sắt, Mangan, Asen và Coliform., cụ thể như sau:

+ Ô nhiễm Amoni: Số liệu cho thấy vào mùa khơ có 25/30 vị trí vượt quá tiêu chuẩn cho phép, vào mùa mưa có tổng số 28/30 điểm vượt quá chỉ tiêu Amoni.

Các kết quả trên cho thấy tầng chứa nước qh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nguy cơ ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm Amoni khá phức tạp, thể hiện ở nồng độ Amoni với giá trị lớn nhất lên tới 21,8 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép 21,8 lần (điểm lấy mẫu nhà máy nước Pháp Vân). Theo đó, hầu hết các khu vực đều ơ nhiễm.

+ Chỉ tiêu Asen: Sơ liệu cho thấy có 7/30 mẫu mùa khơ và 10/30 mẫu mùa mưa vượt quá chỉ tiêu Asen. Chỉ tiêu Asen trong nước ngầm khu vực thành phố Hà Nội đã được nghiên cứu trong nhiều chương trình, dự án. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong nước ngầm tầng chứa nước qh trên địa bàn nghiên cứu thường bị ô nhiễm chỉ tiêu Asen.

+ Chỉ tiêu Mangan: Có 5/30 mẫu vào mùa khô và 8/30 mẫu vào mùa mưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở chi tiêu Mangan trong tầng chứa nước qh.

+ Chỉ tiêu sắt: Số liệu cho thấy vào mùa khơ có 22/30 vị trí vượt q tiêu chuẩn cho phép, vào mùa mưa có tổng số 2/30 điểm vượt quá chỉ tiêu. Các kết quả nghiên cứu trước đây trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy tầng chứa nước Holocen bị ô nhiễm sắt tại nhiều khu vực. Kết quả phân tích mẫu tại các lỗ khoan quan cho thấy các lỗ khoan này đều bị ô nhiễm sắt với hàm lượng khác nhau. Mặc dù có sự thay đổi theo thời gian những nhìn chung hàm lượng Fe3+ tại các lỗ khoan đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Các kết quả trên cho thấy tầng chứa nước qh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nguy cơ ô nhiễm. Do các mẫu được lấy tập trung vào các khu vực nguy cơ ô nhiễm do đó việc phân vùng ơ nhiễm Amoni là chưa thực hiện được.

Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy vấn đề ô nhiễm Amoni khá phức tạp. Theo đó, nhiều khu vực các điểm ơ nhiễm và các điểm vượt quá tiêu chuẩn nằm đan xen nhau. Điều này cho thấy việc ô nhiễm là cục bộ và có khả năng là do tác động từ các nguy cơ bên ngoài.

b. Tầng chứa nước Pleistocen (qp)

1. Đặc điểm chất lượng môi trường nước ngầm tầng chứa nước qp

Dựa trên kết quả quan trắc tại 38 trạm thuộc mạng Hà Nội năm 2018, so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT cho thấy đặc điểm chất lượng nước ngầm trong tầng như sau:

Mùa khô

So sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT cho thấy đặc điểm chất lượng nước ngầm trong tầng như sau:

- Tổng Fe: Hàm lượng Fe dao động từ 0,14mg/l đến 14,6 mg/l; trung bình 7,5 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/l. Có 24/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 63% tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 2,92 lần tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Amoni NH4+ : hàm lượng Amoni dao động từ 0,03mg/l đến 22,7 mg/l; trung bình 4,3 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 1 mg/l. Có 27/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 71% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Nitrat NO3: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,2 đến 4,2 mg/l; trung bình 0,66 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Nitrit NO2-: Chỉ tiêu Nitrit dao động từ 0,001 đến 0,156 mg/l; trung bình 0,03 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Asen, As: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Asen dao động từ 0,002 đến 0,259 mg/l; trung bình 0,04 mg/l. Có tổng số 8/38 mẫu vượt q tiêu chuẩn cho phép, chiếm 21 % tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 5,18 lần tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Mangan, Mn: Hàm lượng Mangan dao động từ 0,02 đến 2,97 mg/l; trung bình 0,53 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 0,5 mg/l. Có 12/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chiếm 31,6 % tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 5,94 lần tiêu chuẩn.

Mùa mưa

So sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT cho thấy đặc điểm chất lượng nước ngầm trong tầng như sau:

- Tổng Fe: Hàm lượng Fe dao động từ 0,03mg/l đến 3,16 mg/l; trung bình 1,56 mg/l, thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 5 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Amoni NH4+ : hàm lượng Amoni dao động từ 0,5 mg/l đến 14,9 mg/l; trung bình 5,45 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 1 mg/l. Có 35/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 92,1% tổng số mẫu.

- Hàm lượng Nitrat NO3: hàm lượng Nitrat trong tầng chứa nước này dao động từ 0,3 đến 3,5 mg/l; trung bình 0,44 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Nitrit NO2-: Chỉ tiêu Nitrit dao động từ 0,001 đến 0.035 mg/l; trung bình 0,01 mg/l. Các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Asen, As: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Asen dao động từ 0,001 đến 0,232 mg/l; trung bình 0,05 mg/l. Có tổng số 11/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chiếm 28,9 % tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 4,64 lần tiêu chuẩn.

- Hàm lượng Mangan, Mn: Hàm lượng Mangan dao động từ 0,02 đến 7,61 mg/l; trung bình 0,71 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép là 0,5 mg/l. Có 9/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép, chiếm 23,7 % tổng số mẫu với giá trị vượt lớn nhất là 15,22 lần tiêu chuẩn.

2. Vấn đề chất lượng nước ngầm tầng chứa nước qp

Theo số liệu chất lượng nước trong tầng chứa nước qp đã xác định các vấn đề trong tầng chứa nước này bao gồm: Vấn đề ô nhiễm Amoni, Sắt, Mangan và Asen, cụ thể như sau:

+ Ơ nhiễm Amoni: Mùa khơ có 27/38 vị trí vượt q tiêu chuẩn cho phép. Mùa mưa có 35/38 mẫu vượt quá tiêu chuẩn, chiếm 92,1% tổng số mẫu.

+ Chỉ tiêu Asen: 8/38 mẫu trong mùa khô và 11/38 mẫu mùa mưa vượt quá chỉ tiêu Asen.

+ Chỉ tiêu Mangan: 12/38 mẫu vượt quá chỉ tiêu vào mùa khô và 9/38 mẫu vào mùa mưa.

+ Chỉ tiêu sắt: 24 mẫu trên tổng số 38 mẫu trong mùa khơ và khơng có mẫu nào mùa mưa vượt quá chỉ tiêu Fe.

Chất lượng nước tầng chứa nước qp1 nhìn chung khá tốt. Kết quả phân tích mẫu nhiễm bẩn cho thấy chỉ tiêu Amoni vượt quá tiêu chuẩn chiếm số lượng lớn. Kết quả khoanh định sơ bộ cho thấy các vùng ô nhiễm phân bố rải rác trong thành phố. Các chỉ tiêu khác như Asen, Nitrat đều có các mẫu vượt quá tiêu chuẩn nhưng tỷ lệ không lớn do đó chưa khoanh định thành các khu vực ơ nhiễm mà vẫn là các điểm ô nhiễm cục bộ.

c. Tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Vĩnh Bảo (n2)

Tại các vị trí Q.215 Trung Tự, Đống Đa, Q.214 Tứ Liên, Tây Hồ thuộc mạng quốc gia, P23N và P44N thuộc mạng Hà Nội. Kết quả đánh chất lượng nước trong tầng chứa nước này như sau:

+ Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép bao gồm chỉ tiêu pH và NO2 trong đó có 2 trên tổng số 4 mẫu

vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở chỉ tiêu NO2 chiếm 50% tổng số mẫu. Trong số 2 mẫu vi lượng có 1 mẫu vượt quá tiêu chuẩn ở chỉ tiêu Asen và 1 mẫu vượt quá tiêu chuẩn ở chỉ tiêu Mangan.

Tầng chứa nước khe nứt có chất lượng tốt về cảm quan cũng như kết quả phân tích. Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Vấn đề chất lượng nước trong các tầng chứa nước khe nứt là việc ô nhiễm các hợp chất Nito như Nitrit.

3.2.3. Diễn biến chất lượng nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội

3.2.3.1. Biến động mực nước ngầm

a. Biến động mực nước tầng chứa nước Holocen (qh)

Do quá trình khai thác nước mãnh liệt trong tầng chứa nước cuội sỏi nên đã hình thành phễu hạ thấp mực nước của tầng chứa nước khai thác, bên cạnh đó làm ảnh hưởng đến mực nước của tầng chứa nước bên trên.

+ Tại khu vực phường Kim Liên quận Đống Đa, kết quả quan trắc mực nước tầng qh tại cơng trình Q.64 cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 3,38 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -0,88 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm 0,74 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1992 đến 2007 mực nước ngầm có xu hướng suy giảm mạnh mẽ, giai đoạn từ năm 2008 đến 2016 mực nước ngầm có xu thế dâng lên rõ rệt.

+ Tại khu vực phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai, kết quả quan trắc mực nước tầng qh tại cơng trình Q.65 cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 5,89 m, cao độ mực nước nhỏ nhất 1,95 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm 5,15 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy từ năm 1990 đến năm 2016 mực nước ngầm có xu thế dâng lên.

Hình 3.8. Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Đống Đa tại khu vực Đống Đa

Hình 3.9. Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Hoàng Mai tại khu vực Hoàng Mai

+ Tại khu vực phường Tứ Liên quận Tây Hồ, kết quả quan trắc mực nước tầng qh tại cơng trình Q.67 cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 8,79 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -2,55 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm 2,40 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy khu vực này vừa chịu ảnh hưởng bởi quá trình khai thác nước của các nhà máy nước, vừa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ thủy văn của sông Hồng nên biên độ dao động khá lớn và từ năm 1990 đến năm 2016 mực nước ngầm có xu thế suy giảm.

+ Tại khu vực phường Phú Lãm quận Hà Đông, kết quả quan trắc mực nước tầng qh tại cơng trình Q.69 cho thấy: cao độ mực nước lớn nhất 1,44 m, cao độ mực nước nhỏ nhất -4,73 m, cao độ mực nước trung bình nhiều năm -1,43 m. Theo xu thế mực nước ngầm cho thấy khu vực này vừa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quá trình khai thác nước của nhà máy nước Hà Đông nên từ năm 1992 đến năm 2016 mực nước ngầm có xu thế suy giảm mạnh mẽ.

Hình 3.10. Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Tây Hồ tại khu vực Tây Hồ

Hình 3.11. Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Hà Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lương, t p t (2019) đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố hà nội (Trang 52 - 75)