2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nước ngầm thuộc địa bàn khu vực nội đô thành phố Hà Nội phía Nam sông Hồng: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đơng, Hồng Mai, Thanh Xn, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Khu vực nội đô thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian: từ năm 1996 đến năm 2019.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm tại khu vực nội đô thành phố Hà Nội.
- Thực trạng khai thác và mức độ suy thối nước ngầm nội đơ thành phố Hà Nội - Đề xuất một số giải pháp về quản lý và kỹ thuật nhằm kiểm sốt ơ nhiễm bảo vệ tài nguyên nước ngầm thành phố Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và hệ thống hóa tài liệu, số liệu
Sưu tầm các tài liệu, số liệu đã được công bố, số liệu tại Trung tâm Quy hoạch Điều tra tài nguyên nước, Trung tâm quan trắc - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, số liệu lưu trữ tại Viện Khoa học tài nguyên nước.
Rà sốt thơng tin, dữ liệu từ các kết quả điều tra giai đoạn trước để xác định dữ liệu thơng tin có thể kế thừa, xác định được sự phân bố các tầng chứa nước, các khu vực cần điều tra chi tiết để khoanh định và có giải pháp cần bảo vệ.
Kết quả đã thu thập và phân loại ra các nhóm tài liệu liên quan, rà sốt, đánh giá phục vụ hữu ích cho cơng tác điều tra, khảo sát và các nội dung nghiên cứu chi tiết tiếp theo. Các nhóm tài liệu đã thu thập bao gồm:
+ Các số liệu khí tượng, thủy văn tại các trạm quan trắc trong và lân cận vùng nghiên cứu, bao gồm các trạm khí tượng Láng, Ba Vì.
+ Tài nguyên nước ngầm: thu thập thông tin về hiện trạng tài nguyên nước ngầm được khai thác sử dụng, hiện trạng sụt lún nền đất ở các khu vực do khai thác nước, các báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn, tìm kiếm, thăm dị nước ngầm, báo cáo điều tra địa chất đô thị, báo cáo điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm, báo cáo tìm kiếm, thăm dị nước khống, nước nóng. Trong đó đã thu thập địa tầng các lỗ khoan thăm dò, các kết quả phân tích mẫu làm cơ sở dữ liệu thực hiện việc đánh giá tài nguyên nước ngầm trên vùng nghiên cứu.
Hệ thống hóa các chỉ tiêu cần thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích và dự báo. Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê toán học trên phần mềm excel.
Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra, đồng bộ hóa thơng tin, dữ liệu. Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị.
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát, lấy mẫu và phân tích bổ sung
Tiến hành thực hiện khảo sát thực địa lấy mẫu, phân tích một số chỉ số cơ bản về chất lượng nước ở 5 điểm thuộc khu vực nội đơ thành phố Hà Nội, vị trí các mẫu được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Vị trí các mẫu thu thập
Mẫu Vị trí
M1 177 Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
M2 Ngõ 89 đường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
M3 168 Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
M4 Đường Dịch vụ Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
M5 Kiều Mai, Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
*Thời gian lấy mẫu: ngày 15 tháng 9 năm 2019. *Thiết bị lấy mẫu:
- 5 bình nhựa loại 500 ml, tráng rửa sạch, làm khơ, dán nhãn. - 5 bình thủy tinh tối màu loại 500ml, tráng rửa, sấy khô, dán nhãn. - Mẫu nhãn
- Một thùng mốp
* Tiến hành lấy mẫu
- Cho máy bơm chạy khoảng 5 phút để rửa sạch đường ống và xả bỏ hết nước cũ, bọt khí trong ống dẫn ra ngồi để đảm bảo nước bơm lên khơng chứa bọt khí và ở tầng ngầm.
- Tráng bình đựng mẫu vài lần bằng nước ở nơi lấy mẫu sau đó mới tiến hành lấy mẫu trực tiếp.
- Tại mỗi điểm lấy 2 bình, 1 bình châm 1ml HN03, 1 bình nhựa ko châm gì. - Sau khi cho mẫu nước vào đầy chai đựng mẫu xong, nhanh chóng vặn chặt nút chai, tránh rò rỉ và làm nhiễm bẩn mẫu.
- Ghi nhãn và đem mẫu đã lấy bỏ vào thùng mốp đã được ướp lạnh bằng nước đá. - Cuối cùng vận chuyển mẫu về phịng thí nghiệm trong 24h.
* Phân tích chất lượng nước
Chất lượng nước ngầm được nghiên cứu trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu sau đây: pH, TDS, tổng Fe, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-, SO42-, Cl- As, Mn, Coliform. Đánh giá trên cơ sở QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
- Mẫu nước được lấy theo TCVN 6663-11:2011
Các phương pháp phân tích mẫu nước được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích mẫu nước
STT Thơng số Phương pháp
1 pH TCVN 6492:2011
2 COD TCVN 6186:1996
3 Tổng chất rắn hòa tan(TDS) SWEWW 5540 C: 2017 4 Amoni (NH4 tính theo N) SWEWW 4500NH3B&F:2017
5 Nitrit ( NO2 tính theo N) TCVN 6178:1996
6 Nitrat ( NO3 tính theo N) TCVN 6494-1:2011
7 Clorua TCVN 6494-1:2011
STT Thông số Phương pháp 9 Asen TCVN 6626:2000 10 Cadimi SWEWW 3113B:2017 11 Chì SWEWW 3113B:2017 12 Mangan SWEWW 3111B:2017 13 Thủy ngân TCVN 7877:2008 14 Sắt TCVN 6177:1996 15 Coliform TCVN 6187-1:2009
2.3.3. Phương pháp kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước ngầm hiện có tài nguyên nước ngầm hiện có
Mục tiêu của việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước ngầm hiện có để đảm bảo có được đầy đủ các tài liệu nghiên cứu có liên quan, tổng hợp được các kết quả đã đạt được trước đó, từ đấy luận văn sẽ đưa ra các phân tích, các giải pháp phù hợp với vùng nghiên cứu. Các tài liệu phục vụ nước ngầm chủ yếu được thu thập từ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc Gia.