Quy định của EU đối với sản phẩm hữu cơ nhập khẩu

Một phần của tài liệu 22.04.12_Guidebook-VI (Trang 47 - 49)

u cầ chng về văn hóa an tồn thực phẩm gồm có:

2.16. Quy định của EU đối với sản phẩm hữu cơ nhập khẩu

Để mang lại lợi ích từ các phương pháp canh tác hữu cơ cho nông dân, người tiêu dùng cần tin rằng các quy tắc của sản xuất hữu cơ đang được tn thủ. Do đó, EU duy trì hệ thống kiểm sốt và thực thi chặt chẽ nhằm đảm bảo rằng các quy tắc và quy định về nông nghiệp hữu cơ đang được tuân thủ một cách phù hợp. Vì nơng nghiệp hữu cơ là một phần của chuỗi cung ứng lớn, gồm cả ngành chế biến, phân phối và bán lẻ sản phẩm, nên các ngành này cũng cần được kiểm tra.

• Mỗi nước thành viên EU đều chỉ định “cơ quan kiểm tra hoăc tổ chức kiểm

tra” để kiểm tra các đối tượng trong chuỗi thực phẩm hữu cơ. Nhà sản xuất,

phân phối và tiếp thị sản phẩm hữu cơ phải đăng ký với đơn vị kiểm soát tại địa phương trước khi được phép lưu thơng thực phẩm của mình với tình trạng là thực phẩm hữu cơ.

• Sau khi được kiểm tra, sản phẩm sẽ được cấp chứng nhận để xác nhận đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

• Mỗi năm, tất cả các đối tượng đều được kiểm tra ít nhất một lần để đảm bảo các đối tượng đó vẫn đang tn thủ quy tắc.

• Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu cũng bị áp dụng quy trình kiểm soát để đảm bảo cũng được sản xuất và vận chuyển theo các nguyên tắc hữu cơ.

Để bán một sản phẩm nhập khẩu là sản phẩm hữu cơ tại EU, sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn giống như hàng hóa sản xuất tại EU. Để đảm bảo điều này, tất cả nhà nhập khẩu phải tuân thủ một số quy trình. Các quy trình này phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ Argentina, Australia, Canada, Chile, Costa Rica, Ấn Độ, Israel, Nhật Bản, Tunisia, Hàn Quốc, New Zealand, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ:

Hiện nay, việc kiểm tra và cấp chứng nhận phần lớn sản phẩm hữu cơ được CA của nước xuất xứ thực hiện. Lý do là đã có sự thỏa thuận được ký kết với các nước này về sản phẩm hữu cơ nhập khẩu, do tiêu chuẩn và biện pháp kiểm soát của các nước này đã được đánh giá tương đương với tiêu chuẩn và biện pháp kiểm soát tại EU. Các nước nói trên thường được gọi là nước “tương đương”�

Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ nước khác:

Tại tất cả các nước khác (trong đó có Việt Nam), việc kiểm tra và cấp chứng nhận thuộc trách nhiệm của tổ chức kiểm tra hoặc cơ quan kiểm tra. Đây là các tổ chức

độc lập được Ủy ban châu Âu công nhận để đảm bảo sao cho các nhà sản xuất hữu

cơ thuộc trách nhiệm của mình đang tuân thủ những tiêu chuẩn và biện pháp kiểm soát tương đương với tiêu chuẩn và biện pháp tại EU.

Danh sách các tổ chức kiểm tra được EU công nhận và các cơ quan kiểm tra theo cơ chế tương đương trong việc cấp chứng nhận hữu cơ được đăng trên website của Hệ

thống thông tin nông nghiệp hữu cơ (OFIS). Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 10 tổ chức

kiểm tra hữu cơ đã được EU công nhận đăng ký hoạt động.

Các sản phẩm được nhập khẩu từ nước khơng phải là thành viên của EU có thể sẽ bị kiểm soát thêm hoặc đáp ứng thêm yêu cầu.

Yêu cầu đối với chứng nhận kiểm tra điện tử:

Tất cả các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào EU đều phải có chứng nhận kiểm tra điện tử phù hợp (e-COI). Các sản phẩm này được quản lý thơng qua hệ thống TRACES.

Giấy chứng nhận có thể được chuẩn bị bởi nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc tổ chức kiểm tra của nhà xuất khẩu. Sau đó, chứng nhận này phải được cấp bởi tổ chức kiểm tra của nhà xuất khẩu:

• Nước tương đương: chứng nhận được cấp bởi tổ chức kiểm tra do cơ quan có thẩm quyển của nước đó chỉ định.

• Tất cả các nước khác (trong đó có Việt Nam): chứng nhận được cấp bởi tổ chức kiểm tra do EU chỉ định.

Nếu khơng có chứng nhận kiểm tra điện tử, sản phẩm sẽ không được thông quan tại cảng đến của EU.

Chứng nhận kiểm tra gốc phải được trình cùng với sản phẩm sản phẩm hữu cơ nhập khẩu cho cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên EU. Thơng thường, đó là cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu nhập, hoặc điểm nhà nhập khẩu muốn giải phóng hàng để lưu thơng tự do vào EU.

Logo sản phẩm hữu cơ của EU

Logo sản phẩm hữu cơ giúp đưa ra đặc điểm nhận dạng hữu hình nhất quán cho sản phẩm hữu cơ do EU sản xuất và bán tại EU. Điều này giúp cho người tiêu dùng tại EU dễ dàng nhận dạng sản phẩm hữu cơ hơn và giúp nông dân tiếp thị sản phẩm ở tất cả các nước EU.

Chỉ có thể dùng logo sản phẩm hữu cơ cho những sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ bởi cơ quan hay đơn vị kiểm sốt được ủy quyền. Điều này có nghĩa là các sản phẩm đó đã đáp ứng điều kiện khắt khe về cách thức sản xuất, vận chuyển và bảo quản

Một phần của tài liệu 22.04.12_Guidebook-VI (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)