u cầ chng về văn hóa an tồn thực phẩm gồm có:
2.22. Yêu cầu bổ sung của khách hàng EU về an toàn thực phẩm
Chứng nhận làm bằng chứng về an toàn thực phẩm
Luật pháp EU đưa ra yêu cầu tối thiểu về mở cửa thị trường. Tuy nhiên, khách hàng Châu Âu thường yêu cầu nhà cung cấp hàng cho mình phải đáp ứng các yêu cầu bổ sung cao hơn cả yêu cầu do luật pháp EU đưa ra, tùy thuộc vào kênh bán hàng và phân khúc sản phẩm.
Chứng nhận an tồn thực phẩm là cơ sở để hàng hóa vào được thị trường Châu Âu. Mặc dù chứng nhận an tồn thực phẩm khơng bắt buộc trong luật của Châu Âu song
điều này đã trở thành yêu cầu đối với hầu hết các nhà cung cấp thực phẩm Châu Âu. u cầu thơng thường của khách hàng gồm có chứng nhận GLOBALGAP (hoặc tương đương), và tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội cũng như mơi trường. Do đó, các nhà xuất khẩu sản phẩm thực vật, bao gồm cả FFV, không chỉ phải tuân thủ yêu cầu luật pháp của EU mà còn phải đáp ứng yêu cầu bổ sung của khách hàng EU.
Ngồi GLOBALGAP, khách hàng cũng có thể u cầu hệ thống quản lý an tồn thực phẩm khác. Ví dụ: đối với việc chuẩn bị và phục vụ hoặc chế biến FFV, phần lớn khách hàng của thị trường Tây Bắc Âu đòi hỏi nhà cung cấp phải đáp ứng Tiêu chuẩn BRC toàn cầu, được áp dụng rộng rãi làm tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Tại Đức, tiêu chuẩn thực phẩm IFS được áp dụng phổ biến.
Phần lớn khách hàng của EU trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như nhà thương mại, nhà chế biến và nhà bán lẻ, đều yêu cầu áp dụng HACCP để làm bằng chứng đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm.
Lựa chọn nữa về chứng nhận an tồn thực phẩm là chương trình Thực phẩm chất lượng an toàn (SQF) và FSSC 22000, một tiêu chuẩn ngành do Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) xây dựng.
Khách hàng EU cũng có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp bằng chứng về trách nhiệm xã hội cũng như mơi trường của mình, chẳng hạn như Chứng nhận ISO 26000 về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hoặc ISO 14001 (Quản lý môi trường).
Tất cả các hệ thống quản lý trên đều được Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) cơng nhận và nhìn chung được phần lớn nhà bán lẻ ở EU chấp nhận. Việc tuân thủ các chương trình chứng nhận có sự khác biệt giữa các quốc gia, các kênh thương mại và thực trạng thị trường. Mặc dù các tiêu chuẩn này mang tính tự nguyện song các nhà xuất khẩu chỉ có thể kinh doanh được khi có chứng nhận và tiêu chuẩn. Yêu cầu của khách hàng và người tiêu dùng EU về các tiêu chuẩn này sẽ ngày càng chặt chẽ hơn và áp dụng rộng rãi hơn.
Yêu cầu chặt chẽ hơn về MRL thuốc bảo vệ thực vật
Các siêu thị lớn của Châu Âu đều đã thực hiện các bước để giảm mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm mà mình bán ra. Các cam kết này là bằng chứng cụ thể rằng các nhà bán lẻ lớn công nhận thuốc bảo vệ thực vật là một vấn đề và xem xét nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật một cách nghiêm túc. Nhiều siêu thị EU ở Bắc và Tây Âu chỉ cho phép thực phẩm được nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở mức dưới 33%-80% MRL theo luật của EU. Các siêu thị này cũng hướng tới mục đích
đảm bảo sao cho sản phẩm thực phẩm không chứa hơn 3, 4 hoặc 5 loại dư lượng, tùy vào nhóm sản phẩm.
Kiểm tra tại phịng thử nghiệm
Khách hàng EU có thể u cầu phải kiểm tra an tồn thực phẩm tại phịng thử nghiệm, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tại EU áp dụng một thực hành phổ biến là các lô hàng rau quả đi kèm với giấy tờ của phịng thử nghiệm đã được cơng nhận, các giấy tờ này không được quá 6 tháng.
Độ tin cậy của phòng thử nghiệm tiến hành kiểm tra an tồn thực phẩm có vai trị quan trọng đối với khách hàng Châu Âu. Đây có thể là vấn đề tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của một số nước đang phát triển và Việt Nam vì các phịng thử nghiệm sẽ phải có khả năng xử lý tất cả các loại thử nghiệm theo yêu cầu. Tại một số nước đang phát triển, phịng thử nghiệm chỉ có thể thực hiện một số phép thử, và một số nước phải gửi mẫu sang nước khác để phân tích. Khách hàng Châu Âu thường yêu cầu kiểm tra rất nhiều loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bạn cần ghi nhớ:
• Kiểm tra với khách hàng của mình về hệ thống quản lý an tồn thực phẩm và chứng nhận mà khách hàng muốn dùng, thường áp dụng cụ thể theo từng thị trường. Ít nhất, phải hiểu biết về GLOBALGAP, vì để chuẩn bị gia nhập được thị trường EU bạn nhất định phải có chứng nhận GLOBALGAP.
• Khách hàng EU có thể sẽ yêu cầu bạn đáp ứng yêu cầu bổ sung là mức dư lượng thấp hơn MRL và kết quả phân tích dư lượng của phịng thử nghiệm đối với sản phẩm của bạn.
PHẦN III