Kết quả phép đo từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng pha tạp và độ hạt trong phổ hóa tổng trở của hệ lani5 xgex (Trang 47 - 50)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2 Kết quả phép đo từ

Tính chất từ của các mẫu LaNi4.6Ge0.4 và LaNi4.8Ge0.2 đƣợc xác định bằng phép đo đƣờng cong từ hóa theo từ trƣờng trong khoảng từ -1.3 T ÷ 1.3 T và đƣờng cong từ nhiệt thực hiện trên hệ từ kế mẫu rung (VSM) tại trung tâm ITIMS.

Phép đo đƣờng cong từ hóa theo từ trƣờng đƣợc thực hiện trên các mẫu khối, mẫu bột sau khi nghiền và mẫu bột sau 10 chu kì phóng nạp. Các đƣờng cong từ hóa đƣợc thể hiện trên hình 3.2 ,3.3.

Hình 3.2: Đường cong từ hóa của mẫu LaNi4.6Ge0.4

39

Hình 3.3 : Đường cong từ hóa của mẫu LaNi4.8Ge0.2

Từ các hình vẽ trên ta thấy, đƣờng cong từ hóa của các mẫu bột sau khi nghiền đặc trƣng siêu thuận từ giống với đƣờng cong từ hóa của các mẫu sau khi phóng nạp. Nguyên nhân là sau khi nghiền các hạt Ni có kích thƣớc cỡ nanomet bị giải phóng ra bề mặt do La bị oxy hóa bởi oxy và hơi nƣớc trong khơng khí khi

40

nghiền. Từ các đƣờng cong từ hóa của các mẫu ta có thể xác định đƣợc độ cảm từ χ của mẫu. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2 : Độ cảm từ χ của các mẫu TT Tên mẫu  (10-6 ) 1 LaNi5 3.750 2 LaNi4.8Ge0.2 2.5442 4 LaNi4.6Ge0.4 1.7098

Ta nhận thấy rằng, khi hàm lƣợng Ge tăng thì độ cảm từ của hợp chất LaNi5- xGex giảm. Bởi vì Ge là ngun tố khơng có từ tính trong khi LaNi5 có tính thuận từ nên khi Ge thay thế cho Ni đã làm giảm số nguyên tử từ dẫn tới độ cảm từ χ giảm. Kết quả hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây.

Đƣờng cong từ nhiệt của các mẫu LaNi4.6Ge0.4 và LaNi4.8Ge0.2 đƣợc thể hiện trên hình 3.4, 3.5.

Hình 3.4 : Đường cong từ nhiệt của mẫu LaNi4.8Ge0.2

41

Hình 3.5 : Đường cong từ nhiệt của mẫu LaNi4.6Ge0.4

Từ hình vẽ chúng ta thấy rằng,ở lần đo đầu tiên theo chiều tăng của nhiệt độ, đƣờng cong từ nhiệt xuất hiện các đỉnh dị thƣờng. Đó là do khi các nguyên tử giải phóng khỏi bề mặt hạt vật liệu, chúng tồn tại dƣới dạng các đám vi hạt hoặc trạng thái vơ định hình. Khi nhiệt độ tăng thì mơmen từ giảm. Sau đó, dƣới tác dụng của nhiệt độ, các đám vơ định hình Ni ( hoặc các đám vi hạt Ni) tăng nhanh kích thƣớc thành tinh thể Ni dẫn đến mômen từ tăng đột ngột. Nhiệt độ tại đỉnh dị thƣờng có thể coi là nhiệt độ tái kết tinh của đám vi hạt Ni thành tinh thể Ni. Ở lần đo về, đƣờng cong từ nhiệt không thấy xuất hiện các đỉnh dị thƣờng. Nguyên nhân là do lúc này các đám hạt Ni đã trở thành các tinh thể Ni và đƣờng cong từ hóa phụ thuộc vào nhiệt độ có dạng nhƣ thơng thƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng pha tạp và độ hạt trong phổ hóa tổng trở của hệ lani5 xgex (Trang 47 - 50)