Tình trạng kháng thuốc chống lao (n, %) Thể lao Xác suất Lao mới (n=69) Lao tái trị (n=56) Nhạy tất cả thuốc 54 (71,1%) 22 (39,3%) χ2=20,931 p=0,000 Kháng thuốc bất kỳ
(1 hoặc nhiều hơn)
15 (21,7%) 34 (60,7%) , 60.8% 21.6% 12.8% 0% 2.4% 2.4% Tỷ lệ số lượng thuốc bị kháng của 5 loại thuốc INH, RMP, EMB, SM, PZA
Nhạy tất cả các thuốc Kháng 1 thuốc Kháng 2 thuốc
Tỷ lệ kháng với một thuốc bất kỳ giữa hai nhóm lao phổi tái trị và lao phổi mới có sự khác biệt rõ rệt và mang ý nghĩa thống kê (p<0,05) Tỷ lệ kháng một thuốc bất kỳ ở nhóm lao phổi tái trị (60,7%) cao hơn so với nhóm lao phổi mới (21,7%). Và 3 chủng vi khuẩn kháng cả 5 thuốc chống lao hàng một đều thuộc nhóm lao tái trị (2,4%). Tỷ lệ kháng thuốc chung là 39,2%.
Theo WHO (2015), Việt Nam xếp thứ 14/27 quốc gia có số lượng bệnh nhân đa kháng nhiều nhất, chiếm 1,7% toàn cầu. Với các thuốc chống lao hàng một INH, RIF, SM, EMB, PZA sau hơn nửa kỷ được sử dụng đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng gần hết các loại thuốc theo các mức độ khác nhau. Từ năm 1997 đến nay, Chương trình chống lao quốc gia đã tiến hành 4 lần điều tra tỷ lệ kháng thuốc chống lao trên toàn quốc. Năm 1996, điều tra kháng thuốc lần thứ nhất cho thấy ở bệnh nhân lao mới tỷ lệ kháng thuốc chung là 32,5%, tỷ lệ đa kháng thuốc là 2,5%. Năm 2002 điều tra kháng thuốc lần 2, tỷ lệ đa kháng thuốc là 3% ở lao mới và 23,5% ở lao tái trị. Năm 2005-2006 điều tra kháng thuốc toàn quốc lần 3, kháng thuốc chung là 30,9%; ở nhóm lao tái trị tỷ lệ lao kháng thuốc là 58,9%; đa kháng thuốc là 19,3% ; kháng INH 43,5%và SM là 50,7%; và đa kháng thuốc 2,7% ở lao mới [14]. Cịn theo nghiên cứu của Hồng Thị Phượng (2009) có 31,6% bệnh nhân kháng thuốc bất kỳ (56/177). Như vậy tỷ lệ kháng thuốc chung của nghiên cứu là 39,2% có xu hướng cao hơn số với tỷ lệ của tồn quốc. Điều này có thể do bệnh nhân trong nghiên cứu này là các bệnh nhân tại 3 bệnh viện thuộc khu vực Hà Nội, nơi tập trung đông dân cư, và là những cơ sở điều trị bệnh nhân lao kháng thuốc. Đây cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý trong chương trình hành động phịng chống lao quốc gia, để có biện pháp hạn chế tối đa sự lây lan lao của bệnh lao, đặc biệt là lao kháng thuốc.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chính năm 2016 trên hồ sơ của 287 bệnh nhân kháng thuốc tại Hà Nội được chương trình phịng chống lao quản lý, cho thấy tỷ lệ lao kháng thuốc ở nhóm tái trị là 92,68%, ở nhóm bệnh nhân mới là 7,32% ; tỷ lệ kháng 4 loại thuốc chung là 34%; kháng 3 loại là 10,65%; kháng 2 loại là 19,35%; kháng 1 loại là 36% [1]. Tỷ lệ này có phần cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (60,7%) mặc dù đối tượng nghiên cứu cùng thuộc địa bàn Hà Nội và chúng tôi cũng không thu nhận được chủng vi khuẩn nào có kháng đồng thời ba loại thuốc. Điều này có thể giải thích do đối tượng của chúng tôi được nghiên cứu tiến cứu, không bị
loại bỏ các trường hợp kháng thuốc như như nghiên cứu trên hồ sơ bệnh nhân kháng thuốc. Tỷ lệ kháng thuốc bất kỳ của 295 bệnh nhân lao phổi tái trị ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương và Bệnh viện Lao phổi thái nguyên là 82,4 % [4]. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với chúng tơi, có thể do đối tượng của chúng tôi cũng đã được loại bỏ các trường hợp kháng Rifampicin bằng Genxpert MTB/RIF. Ở bệnh nhân lao mới, so với số liệu điều tra kháng thuốc tồn quốc lần thứ 4 thì tỷ lệ kháng thuốc chống lao bất kỳ hàng 1 là 32,7% cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tơi (21,7%) [52]. Ngồi những lý do trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, sự thay đổi này có thể là một dấu hiện tốt cho thấy tình trạng giảm tỷ lệ kháng thuốc chống lao hàng một ở Việt Nam.
Ngoài ra, trong nghiên cứu này cũng chỉ ra sự khác biệt về tỷ lệ kháng thuốc giữa nhóm lao phổi tái trị và lao phổi mới. Sự khác biệt này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết các nguyên nhân làm gia tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn lao do sự tiếp xúc với các thuốc trong lần điều trị trước. Vì vậy trong quá trình điều trị, theo dõi những bệnh nhân lao phổi tái trị cần phải có theo dõi về tính kháng thuốc chống lao hàng một kịp thời để có thể điều chỉnh phác đồ phù hợp.