Phân chia các dạng kiểu răng theo thuyết ba núm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hóa thạch động vật ở di chỉ cổ sinh hang đá đen, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang trong mối quan hệ với khu hệ động vật cổ ở miền bắc việt nam (Trang 44 - 49)

(sửa từ Simon Hillson, 2005 [45])

Nhóm răng có rìa sắc dạng kéo (dilambdadont và zalambdadont)

Hầu hết thú ăn sâu bọ vẫn giữ các yếu tố chính của dạng răng ba núm cũng nhƣ số lƣợng răng nguyên thủy. Có thể các nhóm thú nguyên thủy là bọn ăn sâu bọ nên nhóm ăn sâu bọ vẫn giữ những đặc điểm này. Chuyển động của hàm chủ yếu là lên và xuống. Parastyle, paracone, mesostyle, metacone và metastyle đƣợc nối bởi các cầu nối cao và sắc hình chữ W. Dạng răng hàm trên kiểu này đƣợc gọi là

dilambdadont. Các núm của trigonid và talonid của hàm dƣới cũng đƣợc nối bởi các

quả nhƣ kéo cắt thức ăn. Ở phía trong của đỉnh chóp ở răng hàm trên, protocone và hypocone hình thành các rãnh thấp hình lƣỡi liềm. Dạng răng hàm này thƣờng tìm thấy ở bọn thú ăn sâu bọ-insectivora và dơi nhỏ-microchiroptera. Một dạng răng hàm trên khác là zalambdadont là dạng có một cầu nối hình chữ V nối paracone, protocone và metacone, dạng này có ở một số thú ăn sâu bọ nhƣ nhím Madagasca- tenrec, chuột-solenodon và chuột chũi vàng-golden moles.

Ở thú ăn thịt, một số răng má-cheek teeth biến đổi thành dạng lƣỡi dao. Ở răng hàm trên đó là sự phát triển áp đảo của metacone/metastyle và sự tiêu giảm toàn bộ protocone. Ở hàm dƣới, cầu nối giữa protoconid và paraconid cũng phát triển. Răng cửa của nhóm linh trƣởng và vài loài nhai lại có hình lá với cầu nối thành dạng cắt rất cao, điều này là do sự phát triển và hợp nhất các núm.

Răng hàm dạng bunodont (upper, lower carnassial)

Một hoạt động nhai khác là nghiền thức ăn giữa các răng hàm dạng bunodont. Các núm răng thấp, tròn và chia tách nhau bởi các rãnh và khe trên mặt nhai của răng. Chuyển động của hàm dƣới có thể chỉ đơn giản là chuyển động lên xuống, hoặc phức tạp hơn là chuyển động sang các bên, nhƣ vậy các núm răng sẽ trƣợt theo các rãnh giữa các núm của răng hàm đối diện tạo tác động nghiền thức ăn. Các lồi ăn tạp-omnivorous nhƣ nhóm linh trƣởng, gấu và lợn đều có răng hàm dạng bunodont. Nhìn chung nhóm động vật ăn thịt thuộc nhóm Mustelidae, Viverridae và Canidae có một vài răng bunodont, hoặc các yếu tố bunodont trên răng. Răng có kiểu bunodon đƣợc dùng để nghiền nát xƣơng và các mô cứng.

Các răng dạng gấp nếp và răng dạng hình phễu (selenodont)

Răng gấp nếp là răng có các nếp gấp đƣợc bao bọc trong lớp men răng hình lăng trụ. Các nếp gấp này kéo dài suốt hoặc hầu hết chiều cao thân răng. Khi các đỉnh núm răng mòn đi, cấu trúc mặt cắt nếp gấp có thể nhìn rõ mặt nhai của răng. Các răng kiểu gấp nếp này gồm các răng má của nhím và hải ly, tổ hợp răng hàm hình trụ của chuột đồng và răng hàm của nhóm lagomorpha (thỏ, thỏ rừng). Răng cửa dài và mọc liên tục của nhóm gặm nhấm và nhóm lagomorph thƣờng cũng có đƣờng rãnh tạo bởi các nếp gấp tƣơng tự suốt chiều dài của răng. Ở các động vật

lớn, các nếp gấp từ các bên của thân răng là đặc trƣng chính của răng má nhƣ ở tê giác, động vật nhai lại và ngựa.

Ở dạng răng này cịn có thể có các lõm sâu trên thân răng bắt đầu từ mặt nhai, mỗi lõm đó đƣợc gọi là infundibulum (tiếng Latin funnel-phễu). Infundibula có thể rời hoặc kết hợp một phần chiều dài của nó với các nếp gấp ở cạnh bên của thân răng. Khi các núm răng bị mòn chúng làm lộ ra trên mặt răng các dải ngà răng nằm giữa các lớp men răng. Các infundibula phân tách các băng hình trụ của ngà răng và men răng tạo thành răng dạng selenodont. Kiểu răng này có ở lạc đà, hƣơu nai, trâu bò và ngựa. Thân răng dạng selenodont thƣờng phức tạp hơn bởi các nếp gấp từ bên cạnh tạo thành các gờ lồi và các trụ, chúng liên kết với vị trí các lõm infundibula gần bề mặt nhai chƣa bị mòn. Các phễu lõm infundibula trở lên tách rời trong q trình mịn răng làm răng thể hiện thành nhiều dạng cấu trúc suốt q trình tồn tại.

Răng má của voi có nhiều dạng nếp gấp khác nhau. Các nếp gấp bắt đầu từ hai bên và gặp nhau ở giữa, phân chia răng thành nhiều nếp lophodont liên hợp. Các nếp mở rộng suốt bề rộng của răng tạo thành các phiến, các phiến đƣợc cụm vào nhau tạo thành một răng.

Chức năng của các nếp đƣợc thể hiện trên bề mặt nhai nhƣ một loạt các gờ men răng. Các răng dạng này chỉ thực hiện đƣợc chức năng cắt nghiền khi chúng đã bị mòn phần nào để lộ ra các gờ men răng, các gờ men răng mài vào gờ men răng trên hàm đối diện khi hàm dƣới chuyển động trƣớc-sau hoặc bên-bên có tác dụng nhƣ máy cán thức ăn.

Dạng răng trung gian ở thú gặm nhấm (lophodont)

Có nhiều dạng răng má đƣợc khác nhau ở nhóm thú gặm nhấm. Ở một số lồi có thể gọi là có răng kiểu bunodont với các núm rời mặc dù chúng vẫn đƣợc nối bởi các cầu nối khá cao. Các lồi khác có thể gọi là có bộ răng lophodont với các

núm hợp với nhau thành một đỉnh cao hơn. Cũng có một số lồi khác có răng ở dạng trung gian giữa hai dạng đó.

Trên đây là một số quy ƣớc miêu tả chung về răng, các miêu tả kĩ hơn cho từng họ đƣợc sử dụng trong phân loại răng xin xem thêm trong Teeth (2005) của

Simon Hillson [45] .

2.3. Phƣơng pháp đo đạc

Hình thái răng của các nhóm thú rất khác nhau, với mỗi loại răng cần xác định điểm đo để đảm bảo tính thống nhất về số liệu đo đạc so sánh. Chúng tôi sử dụng các kích thƣớc, điểm đo theo Angela von den Driesh (1976) [33]. Các kích thƣớc hiện vật đƣợc đo bằng thƣớc kẹp Caliper điện tử, độ chính xác 0,01mm.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cảnh quan khu vực và lịch sử nghiên cứu di chỉ hang Đá Đen

Hang Đá Đen thuộc thôn 2 Thống Nhất, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Hang thuộc dãy núi đá vơi Đá Đen, có diện tích khoảng hơn 20m2, cửa hang hƣớng Bắc lệch Tây 10o, nằm cao hơn mặt thung lũng khoảng 8m. Hang nằm đối diện với Động Tiên - một danh thắng du lịch nổi tiếng trong vùng, cách trục đƣờng quốc lộ số 2 khoảng 300m, cách thành phố Tuyên Quang hơn 50km về phía Bắc. Tọa độ 22o

08'35,4"N và 104o58'44,2"E.

Về điều kiện địa hình, huyện Hàm Yên là vùng đồi núi thấp, rải rác những mạch đá vôi chạy dài xen giữa những dải thung lũng bằng phẳng hẹp,có nhiều khe lạch nhỏ xen giữa các khe núi tập trung thành các con suối lớn ở vùng thung lũng rộng rồi đổ vào hệ thống sơng Lơ. Cách hang khoảng 800m hiện nay cịn một dòng suối khá lớn chảy vịng quanh các núi đá vơi đổ vào sơng Lơ ở phía đơng bắc hang. Về điều kiện khí hậu, huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, có hai mùa rõ rệt, mùa đơng lạnh khơ hạn và mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều. Khơng khí có độ ẩm cao bình quân 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22-24oC, cao nhất trung bình 33-35oC, thấp nhất trung bình 12-13oC. Lƣợng mƣa hàng năm khá lớn từ 1500-1700mm, tập trung vào mùa hè và kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Do đặc điểm địa hình có các đồng bằng thung lũng ven sông, sông dốc và hẹp cộng với sự bao bọc bởi những ngọn núi cao nên mùa mƣa thƣờng xảy ra lốc mạnh và lũ quét.

Về đặc điểm hệ sinh vật hiện đại quanh khu vực di chỉ có thể nhận xét sơ lƣợc dựa trên kết quả điều tra của các nhà khoa học tại khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu rất gần khu vực hang Đá Đen. Khu bảo tồn Chạm Chu là nơi phân bố đa dạng thực vật và là nơi hiện diện nhiều kiểu rừng, từ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới núi thấp đến rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới núi cao. Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, thành phần lồi thực vật có mạch khoảng 1500-2000 lồi; động vật ghi nhận đƣợc 45 lồi thú, 127 lồi chim, 38 lồi bị sát và 15 lồi lƣỡng cƣ, trong đó nhiều

lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng. Về nhóm thú lớn, điều tra ban đầu của khu bảo tồn có chồn dơi, culi, khỉ mặt đỏ, khỉ đi lợn, voọc đen má trắng, gấu chó, gấu ngựa, báo lửa, cầy vịi bắc, sơn dƣơng, chồn bay…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hóa thạch động vật ở di chỉ cổ sinh hang đá đen, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang trong mối quan hệ với khu hệ động vật cổ ở miền bắc việt nam (Trang 44 - 49)