Các bản vẽ mặt cắt dọc và lịch sử thành tạo trầm tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hóa thạch động vật ở di chỉ cổ sinh hang đá đen, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang trong mối quan hệ với khu hệ động vật cổ ở miền bắc việt nam (Trang 53 - 54)

1,2,3,4,5: trình tự thành tạo các lớp trầm trầm tích.

Về q trình hình thành các lớp trầm tích, có thể chia thành 5 giai đoạn thành tạo nhƣ sau:

Lớp trầm tích đầu tiên là lớp sét rất cứng chứa đá cát kết và trầm tích bị calcite hóa, màu vàng. Nằm dƣới cùng và bám chắc vào vách đá.

Lớp trầm tích thứ hai đƣợc thành tạo sau đó là lớp sét chứa đá cát kết, trầm tích và nhũ bị calcite hóa, màu nâu đen. Trầm tích này tƣơng đối mềm hơn so với lớp cứng nói trên. Trên vách hang có thể thấy lớp trầm tích nâu đen này phủ lên trên lớp cứng dƣới cùng bởi vậy có thể phân chia chúng thành hai giai đoạn hình thành trƣớc sau với lớp trên mềm hơn và xen kẽ bởi nhiều lớp đất đen mỏng và mềm xâm nhập vào trong các giai đoạn thành tạo sau này. Phần nhiều hóa thạch đƣợc tìm thấy trong lớp trầm tích này.

Sau hai lớp trầm tích trên, có thể có một giai đoạn mơi trƣờng ẩm, mƣa nhiều làm hình thành một số măng đá và thạch nhũ bám trên vách hang.

Lớp thành tạo thứ tƣ có tính chất tƣơng tự nhƣ lớp thứ hai nhƣng có thể phân tách với lớp thứ hai bởi giai đoạn hình thành lớp thạch nhũ và các măng đá nhƣ trên hình vẽ mặt cắt C ở trên.

Lớp thành tạo thứ năm là lớp đất mùn đen, điền đầy vào các khe kẽ và hốc đá nhƣ còn thấy trên vách hang và phủ khắp nền hang nhƣ hiện tại. Đây là lớp hình thành muộn nhất và có thể vẫn cịn đang tiếp diễn, lớp này khơng chứa hóa thạch. Trong giai đoạn thành tạo lớp đất mùn này cũng vẫn có thể diễn ra sự hình thành một số măng đá trên nền hang nhƣ thể hiện ở mặt cắt C.

Vị trí trầm tích có hóa thạch chủ yếu ở dƣới ngách hang nhỏ bên trái, ngách hang nhỏ chỉ vừa một ngƣời nằm bò, ngách này bị trầm tích điền đầy, ăn sâu vào trong núi và có xu hƣớng đi lên. Khu vực giữa và bên trái hang chỉ có vài mảng trầm tích bám trên vách và khơng chứa hóa thạch. Bởi vậy đồn nghiên cứu quyết định chỉ tiến hành khai quật mảng trầm tích bên trái để thu thập mẫu hóa thạch. Khối trầm tích trên vách lấy đi trong đợt khai quật lần thứ hai này có chiều rộng 2m, cao 1m, sâu 0,5m, nhƣ vậy thể tích khối trầm tích khai quật khoảng 1m3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hóa thạch động vật ở di chỉ cổ sinh hang đá đen, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang trong mối quan hệ với khu hệ động vật cổ ở miền bắc việt nam (Trang 53 - 54)