Nhận thấy rằng, khi hàm lượng nanosilica tăng lên, độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt và độ bền mài mòn của vật liệu tăng lên khi hàm lượng nanosilica tăng tới 7%. Sau đó, nếu hàm lượng nanosilica tiếp tục tăng, độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi
đứt của vật liệu và độ bền mài mịn của vật liệu lại có xu hướng giảm xuống. Riêng độ cứng của vật liệu tăng lên liên tục nhưng với tốc độ chậm. Điều này có thể giải thích do nanosilica là một loại gia cường cho vật liệu polyme nói chung và cao su nói riêng. Khi có mặt của vật liệu này, chúng phân tán đều trong vật liệu, tạo thành màng lưới riêng, đan xen màng lưới polyme đã làm tăng tính chất cơ học của vật liệu. Riêng độ cứng của vật liệu tăng khơng nhiều vì nanosilica là chất độn “mềm” nên khơng làm tăng nhiều độ cứng của vật liệu [8]. Căn cứ những kết quả thu được, chúng tôi chọn hàm lượng nanosilica biến tính blend CSTN/NBR là 7% để tiến hành các khảo sát tiếp theo.
3.1.2. Ảnh hưởng của hàm lượng Si69 tới tính chất cơ học của vật liệu
Để nâng cao khả năng tương hợp giữa nanosilica với chất nền cao su và cũng làm tăng mức độ phân tán cho chất độn, nanosilica được biến tính với tác nhân ghép nối silan Si69. Các hình dưới đây trình bày sự ảnh hưởng của hàm lượng tác nhân Si69 (so với nanosilica) tới tính cơ học của vật liệu blend CSTN/NBR.
Hình 3.4: Ảnh hưởng của hàm lượng Si69 tới độ bền kéo đứt và độ dãn dài khi đứt
Hình 3.5: Ảnh hưởng của hàm lượng Si69 tới độ cứng và độ dãn dư của vật liệu