Phân loại cảnh quan nhân sinh khu vực huyệnÝ Yên, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 27 - 36)

1.3.2. Cảnh quan nhân sinh và vấn đề quản lý môi trƣờng

Cảnh quan nhân sinh là một dạng của cảnh quan hiện đại, trong sự thành tạo và diễn thế phát triển của CQ, hoạt động của con người trở thành yếu tố cơ bản. Con người có thể tác động trực tiếp hay gián đến CQ. Các tác động này có thể làm biến đổi một phần hoặc biến đổi hoàn toàn cảnh quan, biến chúng thành các dạng cảnh quan mới khác với dạng cảnh quan ban đầu.

Con người tác động một cách tích cực hay tiêu cực, làm cho cảnh quan biến đổi theo hướng tương ứng. Cảnh quan nhân sinh có thể bị biến đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực, tùy vào sự nhận thức hay tầm văn hóa của mỗi quốc gia. Khi chúng ta ngừng các hoạt động khai thác của mình, cảnh quan lại có xu hướng trở về trạng thái ban đầu tùy theo mức độ tác động của con người. Nếu con người tác động một cách không hợp lý sẽ gây ra những biến đổi môi trường theo hướng tiêu

CQ nhân sinh

CQ nông nghiệp

CQ quần cư

CQ công nghiêp, tiểu thủ cơng nghiệp

cực ở mỗi nhóm dạng và dạng CQ. Vì vậy, khi tìm hiểu về đặc điểm CQNS ( khái niệm, cấu trúc, phân loại …) sẽ có những định hướng và giải pháp quản lý môi trường hợp lý, con người vừa khai thác được tiềm năng tự nhiên vừa giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, hướng tới CQ văn hóa.

Cảnh quan văn hóa là mục tiêu hướng tới của con người trong q trình phát triển. Ở đó, con người với sự nhận thức đúng đắn của mình bằng các cơng cụ pháp luật hay chính sách tác động lên cảnh quan một cách tích cực. Kết quả của q trình này tạo ra các giá trị về mặt kinh tế, xã hội hay sinh thái và mơi trường, trong đó giá trị kinh tế (năng suất, sản lượng…) tăng lên, giá trị xã hội (đạo đức, thẩm mỹ,…) tăng lên và giá trị sinh thái hay tác động tiêu cực tới môi trường giảm xuống.

1.3.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

1.3.2.1. Quan điểm nghiên cứu

a. Quan điểm hệ thống, tổng hợp lãnh thổ

CQNS hình thành trên nền CQ tự nhiên, mỗi đơn vị CQNS là địa hệ thống, được cấu tạo từ nhiều hợp phần khác nhau: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật và hoạt động nhân sinh. Vì vậy, cần thiết sử dụng quan điểm này trong nghiên cứu CQNS.

CQNS là tổng hợp các mối quan hệ giữa các hợp phần của tự nhiên và kinh tế - xã hội, chịu sự tác động của cả quy luật tự nhiên lẫn xã hội..

Vì vậy, khi nghiên cứu cần xem xét đầy đủ các nhân tố cũng như tất cả các nhân tố thành tạo và ảnh hưởng sự hình thành, phân hố và phát triển của lãnh thổ.

b. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh

Các hợp phần cấu tạo nên CQNS đều tồn tại trong một giai đoạn nhất định và thay đổi theo mỗi thời kì lịch sử dưới các tác động khác nhau của con người. Do vậy nghiên cứu CQNS cần áp dụng quan điểm này để thấy lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong mối tác động tương quan giữa các yếu tố với nhau. Trên cơ sở đó có các biện pháp sử dụng hợp lý, cải tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Theo quan điểm này, các CQNS cần được nghiên cứu trong quá khứ, ở hiện tại và dự báo trong tương lai.

c. Quan điểm phát triển bền vững

Mọi nghiên cứu CQ và địa lý ứng dụng đều phục vụ vấn đề cấp thiết của xã hội là sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường mà nội hàm chính là phát triển bền vững.

Theo WCED (Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển): phát triển bền vững là sự thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng phát triển thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy, phát triển bền vững lãnh thổ vừa phải ổn định lâu dài vừa phải đạt được sự công bằng trong cùng một thế hệ, giữa các thế hệ với nhau và trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

1.3.2.2. Phương pháp và qui trình nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Nghiên cứu CQNS là hướng nghiên cứu tổng hợp, do vậy, phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu.

a. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, mạng, thống kê và các báo cáo, quy hoạch của khu vực nghiên cứu

Sau khi thu thập, tiến hành chọn lựa và phân tích các thơng tin cần cho mục đích nghiên cứu. Đây là phương pháp cơ bản cho CQ nói riêng và bất kỳ ngành khoa học cơ bản nào.

* Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp này dùng để nghiên cứu cấu trúc CQNS thông qua việc khảo sát các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bằng việc thu thập các số liệu, tài liệu đã có về khu vực nghiên cứu, bao gồm các bản đồ hợp phần (bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất) và các số liệu thống kê về dân số lao động, đất đai, khí hậu…Ta tiến hành khảo sát thực địa theo địa bàn 31 xã, thị trấn. Tại các điểm khảo sát tiến hành lấy mẫu và quan trắc các thông số môi trường.

*Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn, lấy ý kiến của người dân, thống kê các số liệu về dân số, lao động…

Đây là phương pháp quan trọng nhất cho phép phát hiện các vấn đề môi trường bức xúc, các mâu thuẫn nảy sinh giữa môi trường và phát triển kinh tế tại khu vực.

* Phương pháp bản đồ - GIS

Bản đồ là công cụ đầu tiên và cũng là kết quả sản phẩm của các nhà địa lý. Trong nghiên cứu, đánh giá CQNS, phân tích bản đồ lấy thơng tin đồng thời dựa vào bản đồ địa hình để vạch ra các tuyến khảo sát cho khu vực nghiên cứu.GIS là công cụ hiện đại, hỗ trợ rất nhiều cho các nhà địa lý trong q trình thu thập, phân tích, xử lý khơng gian cũng như lưu trữ dữ liệu.

b. Qui trình nghiên cứu

Để phù hợp với các đặc điểm của khu vực và mục tiêu nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu theo các bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề cương luận văn Bước 2: Thu thập, tổng hợp những thông tin cần thiết kết hợp khảo sát thực địa. Sau đó tiến hành:

+ Tổng quan cơ sở lý luận và tài liệu có liên quan đến đề tài + Phân tích các nhân tố thành tạo CQ và các bản đồ hợp phần

Bước 3: Phân loại CQNS và thành lập bản đồ CQNS, trong đó tập trung nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa CQ.

Bước 4: Phân tích các vấn đề mơi trường chính trong CQNS và dự báo xu thế biến đổi.

Bước 5: Định hướng các giải pháp quản lý môi trường theo các CQNS huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề

cương chi tiết

Khảo sát thực địa

Phân tích các nhân tố thành tạo CQ và các bản đồ hợp phần Tổng quan cơ sở lý luận và tài liệu

có liên quan đến đề tài Thu thập, tổng hợp những thông

tin cần thiết

Phân loại CQNS

Thành lập bản đồ CQNS, nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa CQ

Phân tích các vấn đề mơi trường chính trong CQNS và dự báo xu thế biến đổi

Định hướng các giải pháp quản lý môi trường theo các CQNS huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

Sau đây là sơ đồ các bước nghiên cứu: huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Hình 1.6. Các bƣớc nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

CHƢƠNG 2

CẢNH QUAN NHÂN SINH HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Vị trí địa lý

Huyện Ý Yên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định (thuộc khu vực Trung tâm của Đồng bằng Sông Hồng).

- Phía bắc giáp huyện Bình Lục ( tỉnh Hà Nam). - Phía nam giáp huyện Yên Khánh ( tỉnh Ninh Bình).

- Phía đơng giáp huyện Nghĩa Hưng và huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định). - Phía tây giáp thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư ( tỉnh Ninh Bình). Tồn huyện có 31 xã (n Đồng, n Hồng, Yên Dương, Yên Chính, Yên Thắng, Yên Minh, Yên Khang, Yên Ninh, Yên Tiến, Yên Bằng, Yên Xá, Yên Bình, Yên Trung, Yên Quang, Yên Thọ, Yên Mỹ, Yên Phong, Yên Hưng, Yên Nhân, Yên Phúc, Yên Lộc, Yên Lương, Yên Nghĩa, Yên Khánh, Yên Thành, Yên Trị, Yên Tân, Yên Lợi, Yên Phú, Yên Cường, Yên Phương) và 1 Thị trấn (Thị trấn Lâm), diện tích tự nhiên là 24.129,74 ha, dân số 227.200 người (2010).

Huyện Ý Yên nằm giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định và Ninh Bình, trung tâm huyện Ý Yên cách thành phố Nam Định 27 km, cách thị xã Ninh Bình 10 km, có tuyến quốc lộ 10, đường cao tốc và đường sắt xuyên Việt đi qua.

Với vị trí địa lí như trên, huyện Ý Yên có những lợi thế riêng so với các địa phương khác, điều đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hoá, trao đổi khoa học kỹ thuật với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Việc định hướng quy hoạch hợp lý phát triển kinh tế xã hội của huyện sẽ giúp đẩy mạnh nền kinh tế địa phương đồng thời phát huy được những thế mạnh sẵn có của huyện.

2.2. Các hợp phần và yếu tố thành tạo cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định tỉnh Nam Định

2.2.1. Các hợp phần và yếu tố tự nhiên tạo nguồn vật chất và không gian cho các hoạt động nhân sinh các hoạt động nhân sinh

2.2.2.1. Địa chất:

Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định được hình thành trong một thời gian lịch sử địa chất- kiến tạo lâu dài, trước hết là từ sau tác động của tạo sơn Himalaya cho đến ngày nay. Địa chất huyện Ý Yên gồm các hệ tầng:

- Hệ tầng Thái Ninh có tuổi trên 2 tỷ năm và gồm các đá biến chất như đá phiến thạch anh - mica, đá phiến mica, đá gơnai biotít, đá phiến granit hoá. Khi chưa bị sụt võng, vào đầu Plioxen, cách đây khoảng 5 triệu năm, địa hình lộ ra tương tự như bán bình ngun bóc mịn đá biến chất phức hệ sông Hồng mà ta thấy hiện nay ở vùng Phong Châu, nơi đất tổ Hùng Vương. Các mảnh sót lại của hệ tầng Thái Ninh là các đồi thấp dưới 100 m nằm rải rác tại huyện trên địa bàn huyện. Các đá biến chất giầu alumin, cho nên quanh vùng đá lộ ra hoặc nằm khơng sâu, có tiềm năng vật liệu chịu lửa và gốm sứ.

Trầm tích sơng, chiếm phần lớn diện tích của huyện, nằm giữa hai sông ( sông Đào và sông Đáy). Trầm tích sơng có các nham tướng lịng sơng và nham tướng bãi bồi. Các trầm tích tướng lịng sơng gồm cuội sỏi cát có thành phần và kích thước rất khác nhau, phân bố theo xu hướng hạt trầm tích mịn dần về phía hạ lưu. Các trầm tích tướng bãi bồi bao gồm các thành tạo phù sa (cát, bột, sét), phân thành tầng lớp dày vài mét đến chục mét. Dọc các sơng có 2 kiểu bãi bồi: trong đê và ngoài đê. Các thành tạo bãi bồi trong đê, chiếm diện tích lớn, cịn nhiều dấu vết lịng sơng cổ, các hồ móng ngựa và các đầm lầy. Các trầm tích bãi bồi ở ngồi đê chủ yếu cấu tạo bởi tầng cát bột dày lẫn sét, có chiều dày thay đổi tuỳ thuộc vào hoạt động dòng chảy của từng sơng. Các trầm tích sơng hiện nay là đối tượng nghiên cứu vật liệu xây dựng rất có triển vọng.

Hệ tầng Thái Bình phủ trùm lên tồn bộ bề mặt huyện nên có tác động quyết định đến địa hình và thổ nhưỡng tồn bộ tỉnh huyện.

2.2.1.2. Địa hình

Có lịch sử hình thành sớm thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ý Yên nằm trong vùng đất trũng hơn các vùng khác, địa hình khơng đồng đều. Địa hình Ý n chủ yếu là đồng bằng nhưng có vùng tương đối cao có vùng lại rất thấp

và bị chia cắt nhiều bởi hệ thống kênh mương. Nhìn chung, địa hình chính của vùng là địa hình đồng bằng độ dốc < 1% và có xen kẽ đồi thấp với một số đặc điểm riêng cụ thể như sau:

- Địa hình đồi là phần sót lại của nền móng cổ đá biến chất thuộc hệ tầng Thái Ninh nhô lên trên lớp phù sa với độ cao trung bình dưới 100m đó là Núi Mai Độ với độ cao 53,1 m thuộc xã Yên Tân. Dãy đồi thuộc xã Yên Lợi, chạy theo hướng Bắc - Nam, gồm 3 quả đồi. Phía bắc là đồi Núi Nê, độ cao 53,2 m; ở giữa là một quả đồi nhỏ cao 20,5 m; tiếp theo về phía nam là một đồi lớn với các đỉnh 57,8 m; 55,7 m và 91,6 m (đỉnh Phương Nhì là đỉnh cao nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định). Hầu hết địa hình đồi đều bị xói mịn bề mặt và xói mịn khe rãnh nghiêm trọng dưới tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và sự thiếu lớp phủ rừng.

- Đồng bằng là dạng địa hình chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ huyện Ý Yên và phụ thuộc vào độ cao tương đối . Địa hình đồng bằng của huyện Ý Yên bao gồm vàn trung bình, vàn thấp và vàn trũng. Phần lớn lãnh thổ là đồng bằng thấp.

+ Địa hình vàn trung bình nằm ở khu vực phía nam huyện và một số xã phía bắc huyện có độ cao +2,0 m so với mực nước biển đến +3,0 m với diện tích 1.386 ha.

+ Địa hình vàn đất thấp từ +1,0 m đến +2,0 m, có diện tích 10.244 ha. + Địa hình vàn trũng từ +1,0 m đến +0,5 m, có diện tích 4.368 ha.

Địa hình với những đặc điểm khác biệt chính là những yếu tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt - ẩm, tính chất đất, lớp phủ thực vật khác nhau từ đó tạo lên những dạng CQ khác nhau trên lãnh thổ của khu vực nghiên cứu.

2.2.1.3. Đất

Huyện Ý Yên thuộc vùng đất phù sa cũ do hệ thống sông Hồng bồi đắp từ lâu, cho nên đất đai của huyện có thành phần cơ giới thịt trung bình và thịt nhẹ rất thích hợp trồng các lồi cây nơng nghiệp và cây lâu năm.

Có ba nhóm đất chính trên địa bàn huyện, đó là:

- Đất phù sa khơng được bồi: diện tích là 15.192,7ha. Loại đất phân bố ở tất cả các xã trong huyện.

- Đất feralit đỏ vàng có diện tích là 65,4 ha, phân bố ở 2 xã phía Bắc: Yên Lợi và Yên Tân. Đây là loại đất có trên các gị, đồi. Loại đất này khơng thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và lâm nghiệp, chủ yếu để phục vụ mục đích khai thác Fenspat làm nguyên liệu sản xuất gốm sứ, gạch men.

Và được chia thành 6 loại đất có đặc điểm tính chất và nguồn gốc khác nhau: 1. Đất phù sa glây của hệ thống sơng Hồng: là loại đất chiếm diện tích lớn nhất lãnh thổ huyện, chủ yếu phân bố ở các vùng đồng bằng thấp.

2. Đất phù sa được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng: phân bố kéo dài từ phía Tây đến phía Nam huyện.

3. Đất phù sa không được bồi tụ bởi hệ thống sơng Hồng có chủ yếu ở các vàn trung bình trải khắp huyện.

4. Đất phù sa úng nước chiếm phần lớn diện tích đất xã n Phương, ngồi ra cịn có ở các xã Yên Thọ, Yên Bằng.

5. Đất phèn tiềm tàng: tập chung chủ yếu ở phía nam huyện trên các xã Yên Bằng, Yên Khang, Yên Tiến, Yên Đồng, Yên Cường.

6. Đất xói mịn trơ sỏi đá là loại đất chính trên các gị đồi, núi đất của huyện.

2.2.1.4. Khí hậu

Khí hậu huyện Ý n điển hình cho khí hậu của Đồng bằng Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với 2 mùa rõ rệt ( mùa nóng và mùa lạnh), nửa đầu mùa đơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 27 - 36)