Cảnh quan nhân sinh huyệnÝ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 44 - 48)

2.3.1. Nguyên tắc và chỉ tiêu phân loại cảnh quan nhân sinh huyệnÝ Yên

2.3.1.1. Nguyên tắc

Hai nguyên tắc cơ bản trong phân loại CQNS:

a. Nguyên tắc phát sinh

- Các CQNS cùng cấp phải có chung nguồn gốc phát sinh bao gồm nguồn gốc nhân sinh và nguồn gốc tự nhiên.

- Nguồn gốc nhân sinh luôn luôn được xem xét trong mọi đơn vị phân chia trên nền đồng nhất của điều kiện tự nhiên.

Đây là nguyên tắc quan trọng vì các CQNS được hình thành do hoạt động kinh tế của con người trong phạm vi CQ tự nhiên.

b. Nguyên tắc đồng nhất tương đối

- Mỗi đơn vị CQ được phân chia đều có tính đồng nhất, song chỉ mang tính tương đối.

- Tuân thủ nguyên tắc này, các đơn vị CQNS bậc thấp có tính đồng nhất cao hơn các đơn vị bậc cao.

2.3.1.2. Chỉ tiêu và hệ thống đơn vị phân loại CQNS khu vực nghiên cứu

Đối với khu vực, hệ thống đơn vị phân loại CQNS gồm hai cấp: nhóm dạng và dạng.

Bảng 2.1. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên

Cấp phân vị Chỉ tiêu phân loại Ví dụ

Nhóm dạng CQNS - Loại hình sử dụng đất chính - Nhóm dạng CQ nơng nghiệp - Nhóm dạng CQ quần cư Dạng CQNS - Đồng nhất về loại hình sử dụng

đất, đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kiểu khai thác tài nguyên

- Dạng CQ quần cư đô thị. - Dạng CQ quần cư nông thôn

2.3.1.3. Phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu

Trong nghiên cứu CQNS khu vực huyện Ý Yên, luận văn đã sử dụng hai phương pháp chính sau:

a. Phương pháp phân tích bản đồ hợp phần

Đối với khu vực huyện Ý Yên, để thành lập bản đồ CQNS đã phân tích bản đồ hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu xây dựng bản đồ CQNS, tác giả đã sử dụng phương pháp này với sự hỗ trợ của công cụ bản đồ - GIS.

b. Phương pháp nhân tố trội

Theo Vũ Tự Lập, các nhân tố và các yếu tố khơng có giá trị ngang nhau mà ln có những nhân tố và yếu tố trội. Yếu tố này quyết định đặc trưng các đơn vị CQ. Khi xác định ranh giới CQ, khơng nên dựa vào vị trí trung bình của các ranh giới mà phải dựa vào ranh giới của nhân tố trội.

Khu vực nghiên cứu có địa hình chủ yếu là đồng bằng, lại ở vị trí trung tâm của khu kinh tế phía Bắc. Do vậy, hoạt động kinh tế - xã hội mà cụ thể là hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đất, đây chính là nhân tố chủ đạo tạo nên và làm thay đổi CQNS. Con người đã dựa vào đặc điểm của đất đai để phát triển các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động xây dựng, giao thông và các khu quần cư.

2.3.2. Đặc điểm cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Khu vực huyện Ý Yên, tuy địa hình chủ yếu là đồng bằng nhưng có sự phân hóa khá rõ nét dựa vào độ cao tương đối của địa hình, khả năng thốt nước và tưới tiêu nên CQ không đơn điệu. Dựa vào nguyên tắc phân loại CQ đã nêu ở trên, khu vực nghiên cứu được phân chia thành 18 dạng CQ thuộc 4 nhóm dạng CQ : nhóm dạng CQ nơng nghiệp, nhóm dạng CQ quần cư, nhóm dạng CQ cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, nhóm dạng CQ rừng trồng, trảng cỏ - cây bụi.

2.2.2.1. Nhóm dạng cảnh quan nông nghiệp:

Là dạng CQ cây trồng hàng năm gồm lúa, cây hoa màu và nuôi trồng thủy sản được phát triển xen kẽ các khu vực dân cư của tất cả các xã trong toàn huyện. Diện tích dạng CQ này đang dần thu hẹp.

- CQ nông nghiệp trồng lúa (CQ L1, L2, L3, L4, L5)

+ CQ nông nghiệp trồng lúa trên loại đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (CQ L2), phân bố khắp các xã trong huyện.

+ CQ nông nghiệp trồng lúa trên đất phù sa được bồi bởi hệ thống sông Hồng (CQ L1) phân bố dọc khu vực sông Đáy trên các huyện Yên Bằng, Yên Hưng, Yên Khang.

+ CQ nông nghiệp trồng lúa phát triển trên đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng ( CQ L3) phân bố đều khắp các xã trong toàn huyện. Đây là dạng CQ chiếm phần lớn lãnh thổ huyện Ý Yên.

+ CQ nông nghiệp trồng lúa trên đất phèn tiềm tàng ( CQ L5) được phân bố tập chung ở các xã Yên Cường, Yên Đồng, Yên Khang, Yên Bằng và Yên Tiến.

+ CQ nông nghiệp trồng lúa trên loại đất phù sa úng nước ( CQ L4) phân bố chủ yếu ở các xã Yên Bằng, Yên Thọ và Yên Phương.

- CQ nông nghiệp trồng cây hàng năm gồm ( CQ M1, M2, M3 ):

+ CQ nông nghiệp trồng cây hàng năm trên đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng ( CQ M2 ), phân bố chủ yếu ở các xã Yên Thọ, Yên Ninh, n Nhân và n Chính.

+ CQ nơng nghiệp trồng cây hàng năm trên đất phù sa được bồi bởi hệ thống sông Hồng (CQM1), phân bố dọc sông Đáy trên các huyện Yên Khang, Yên Bằng, Yên Phú, Yên Phúc, Yên Phương.

+ CQ nông nghiệp trồng cây hàng năm phát triển trên đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng ( M3) phân bố trên khắp các xã trong huyện.

+ CQ nông nghiệp trồng cây lâu năm ( CQ U1), phân bố ở một số xã có diện tích rộng, dân cư thưa điển hình như Yên Lợi...

- CQ nuôi trồng thủy sản (CQ N1, N2, N3) được phân bố trong địa bàn toàn huyện, tập chung nhất là ở các xã ven sông.

2.3.2.2. Nhóm dạng cảnh quan quần cư:

Gồm dạng CQ quần cư nông thôn (T1) và dạng CQ quần cư đô thị ( CQ O1, O2, O3 ).

Các dạng CQ quần cư đô thị phân bố chủ yếu dọc theo các tuyến đường giao thơng chính trong khu vực, tập trung đông nhất tại khu vực Thị trấn Lâm.

Các dạng CQ quần cư nơng thơn phân bố ở các diện tích cịn lại thuộc 31 xã.

2.3.2.3. Nhóm dạng cảnh quan cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp (cảnh quan C1)

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp tập trung ở các xã Yên Xá, Yên Ninh, Yên Tiến, Thị trấn Lâm.

Trước đây, các xã Yên Xá và Thị trấn Lâm chủ yếu sản xuất nông nghiệp (trồng lúa hai vụ xen cây hoa màu). Bao bọc xung quanh các xóm làng là những cánh đồng lúa hai vụ xen cây hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, hoạt động nông nghiệp chỉ tập trung vào một số hộ gia đình. Hoạt động sản xuất chủ yếu là sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp. Vì vậy, đã tạo ra các CQNS mới với đặc trưng là các nhà ngôi nhà ở cao tầng liền kề với các xưởng vừa sản xuất vừa tập kết nguyên nhiên liệu gắn liền với các bãi thải. Làng nghề đúc đồng Tống Xá các xưởng hoạt động liên tục trong ngày cùng với tiếng ồn từ việc gia công kim loại, bụi và khí thải. Khu vực Thị trấn Lâm điển hình là làng nghề đúc đồng Vạn Điểm với các nhà xưởng phân bố rải rác xen kẽ quần cư nông thôn. Do hoạt động đúc đồng truyền thống nên xuất hiện những gian hàng trưng bày sản phẩm đồng mỹ nghệ ( đỉnh đồng, chuông đồng, tượng…) phân bố dọc tuyến đường 57 trong khu vực Thị trấn.

Hoạt động chạm khảm gỗ Yên Ninh và sơn mài Yên Tiến tạo ra các sản phẩm đa dạng từ gỗ và tre nứa ( bàn ghế, tủ, tráp, tranh…). Các xưởng sản xuất phân bố tại La Xuyên-Yên Ninh, dọc tuyến đường 57 và quốc lộ 10. Gỗ, tre nứa được ngâm sau đó đưa vào xẻ, bào đóng đồ, mài,chạm khắc, sơn dầu tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, đem trưng bày tại các siêu thị gỗ ven quốc lộ 10.

2.3.2.4. Nhóm dạng cảnh quan rừng trồng xen trảng cỏ, cây bụi (cảnh quan R1)

Nhóm dạng CQ này tập trung chủ yếu tại khu vực các xã Yên Lợi, Yên Tân... Các quả đồi trước đây là rừng tự nhiên bao phủ, hiện nay, rừng tự nhiên đã bị chặt phá, chỉ còn lại rừng do con người trồng xen lẫn trảng cỏ, cây bụi. Rừng trồng tại khu vực chủ yếu là rừng keo - bạch đàn, vừa có chức năng sản xuất vừa có tác dụng

giữ đất chống sạt lở, xói mịn quanh các khu dân cư sinh sống. CQ rừng trồng, cây bụi - cỏ phát triển trên nền đất xói mịn trơ sỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 44 - 48)