Phịng tài ngun mơi trường huyện
Ban quản lý mơi trường xã
Công ty vệ sinh môi trường Thị trấn
Đội quản lý môi trường xã
Tổ quản lý môi trường thơn
Đội quản lý mơi trường xóm, phố
Tổ quản lý môi trường dãy phố
Bƣớc 3. Tiến hành phân cấp quản lý, vệ sinh các tuyến đƣờng, ngõ xóm rõ ràng cho các cấp.
* UBND các xã/thị trấn
+ Thường xuyên quản lý, trực tiếp điều hành đội vệ sinh hoạt động thực sự có hiệu quả, nề nếp.
+ Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về việc chỉ đạo và điều hành tổ, xóm. Phối hợp với Công ty vệ sinh môi trường và các đội vệ sinh thực hiện tốt nhiệm vụ vệ sinh và thu lệ phí rác, đề xuất mức thu 250.000 đồng/tháng.
+ Xây dựng nội quy, quy định cụ thể về việc quản lý chất thải rắn và công tác vệ sinh đối với các cơ quan đóng trên địa bàn và đối với từng hộ gia đình. Xử phạt nghiêm minh đối với những người cố tình vi phạm. Sau đây là bảng đề xuất mức chi thu và mức phạt.
Bảng 3.19. Bảng đề xuất mức chi thu và mức phạt
STT Nội dung vi phạm Số tiền phạt(đồng)/lần
1 Đổ rác không đúng nơi qui định 200.000 2 Vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng 200.000
3 Đổ nước thải bừa bãi….. 200.000
+ Mỗi UBND thị trấn, xã có một người kiêm nhiệm công tác vệ sinh môi trường. Hàng tháng được trả lương kiêm nhiệm theo quy định.
* Công ty vệ sinh môi trường
Công ty vệ sinh môi trường được thành lập, chịu sự quản lý của UBND huyện và là đơn vị chuyên trách thực hiện công việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cho huyện. Cơng ty vệ sinh mơi trường có trách nhiệm:
- Thu gom, vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải rắn từ các điểm tập kết tại các xã trong huyện đến khu xử lý, bãi chôn lấp hợp vệ sinh của huyện.
- Hướng dẫn các tổ, đội vệ sinh của xã về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý vệ sinh đơ thị và hướng dẫn an tồn lao động.
- Cơ cấu tổ chức công ty vệ sinh môi trường Thị trấn Lâm và ban quản lý mơi trường xã bao gồm các phịng ban như: văn phòng, các đội lao động trực tiếp (đội thu gom, đội vận chuyển, đội chôn lấp rác).
* Các đội, tổ vệ sinh môi trường
- Mỗi xã/thị trấn thành lập một đội vệ sinh tự quản. Dưới mỗi đội chia nhỏ thành các tổ vệ sinh, các tổ này chịu trách nhiệm thu gom chất thải rắn được phân cơng theo địa giới hành chính trong mỗi xã/thị trấn.
- Đội vệ sinh xã/thị trấn có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau: + Trực thuộc UBND xã/thị trấn và chịu sự chỉ đạo, điều hành toàn diện của UBND xã/thị trấn.
+ Quản lý toàn bộ hệ thống ngõ, ngách và hệ thống cống rãnh trên trục ngõ. + Tổ chức thu gom rác từ các hộ gia đình ở các khu vực xa trục đường chính và vận chuyển rác đến nơi tập kết.
+ Cùng với tổ trưởng dân phố thị trấn, xóm trưởng lập biên bản đề nghị UBND xã/thị trấn phạt vi phạm hành chính đối với những hộ gia đình đổ rác, vệ sinh bừa bãi làm ô nhiễm môi trường gây mất mỹ quan.
+ Đôn đốc các tổ dân phố tại thị trấn, các xóm quét dọn vệ sinh làng xã, khơi, nạo vét hệ thống tiêu thoát nước của các ngõ hoặc nhận thầu khoán về quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh.
+ Trực tiếp thu lệ phí rác của các hộ gia đình trong các ngõ theo nhiệm vụ của UBND xã/thị trấn giao cho theo mức quy định lệ phí chung.
+ Chịu sự hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ vệ sinh chung của Công ty VSMT. + Công cụ lao động của đội vệ sinh do UBND thị trấn, xã xác định cụ thể. - Đội vệ sinh có một đội trưởng và có thể có một đội phó. Dưới mỗi đội lại chia nhỏ thành các tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng phụ trách. Biên chế các đội viên và số tổ của đội căn cứ vào số hộ gia đình trong thị trấn, xã và hệ thống trục đường chính để quy định cho phù hợp sao cho mỗi đội viên đảm nhiệm thu gom rác cho khoảng 100 hộ trong một ngày, ổn định mức thu nhập bình quân hàng tháng. Các lao động sử dụng ở đây là lao động nông nhàn, thất nghiệp tại địa phương.
Bƣớc 4.Tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải rắn
Đây là giai đoạn nhằm chuẩn bị chọn địa điểm, công nghệ và xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung cho toàn huyện. Do vậy, giai đoạn này sẽ thu gom và xử lý chất thải rắn cho từng xã trong tồn huyện bằng các biện pháp chơn lấp hợp vệ sinh, đảm bảo kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Chất thải rắn phát sinh sẽ được các tổ đội thu gom và vận chuyển ra các bãi chôn lấp hợp vệ sinh quy mô nhỏ (bãi mini) tại các xã/thị trấn bằng xe đẩy tay chuyên dụng. Mỗi xã chọn một bãi tập kết rác tại cánh đồng nằm ở vị trí trung tâm xã, bán kính cách nơi dân cư sinh sống 1km. Quy trình thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn như sau:
- Phân loại, lưu giữ và xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình: Việc xử lý sơ bộ
chất thải rắn ngay tại các hộ gia đình có thể vận dụng các biện pháp sau:
+ Phần chất thải hữu cơ có thể được ủ làm phân bón hoặc tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm;
+ Một số thành phần chất thải có thể dùng làm chất đốt dùng trong đun nấu hàng ngày;
+ Các loại phế thải có thể tận dụng để tái chế như giấy, sắt thép, đồ hộp, nilon… có thể được lưu giữ riêng để tái chế.
+ Phần chất thải không tận dụng được sẽ được lưu giữ tại các hộ gia đình cho đến khi chuyển cho Tổ thu gom chất thải. Việc lưu giữ chất thải này được giữ trong các thùng có nắp và cách xa nơi gia đình sinh hoạt nhằm giữ gìn vệ sinh.
- Cơng tác thu gom, vận chuyển
Tổ thu gom vận chuyển hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định hoặc định kỳ theo ngày trong tuần. Các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường xá, chợ trong xã, các tụ điểm công cộng... Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các xã để xử lý bằng hình thức chơn lấp hợp vệ sinh.
- Cách thức thu gom vận chuyển: đề xuất áp dụng là sử dụng hệ thống xe
đổ lên xe rồi trả về chỗ cũ hoặc rác từ phương tiên chứa rác được xúc thủ công lên xe. Loại hình này áp dụng để lấy chất thải rắn từ xe thu gom đẩy tay, điểm đổ rác.