Sự biến đổi nhiệt độ trung bình tháng huyệnÝ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 36)

* Mưa

Ý Yên là huyện có lượng mưa trung bình lớn nhất cả tỉnh với lượng mưa bình quân cả năm là khoảng 1812mm, trung bình tháng cao nhất (tháng 8) là 332mm, trung bình tháng thấp nhất (tháng 12) là 18mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng bốc hơi tương đối lớn.

Hình 2.2. Sự biến đổi lƣợng mƣa tháng ở huyện Ý Yên

* Bức xạ mặt trời và độ ẩm khơng khí

Là vùng đất thấp trũng nhất trong tỉnh lại có lượng mưa trung bình năm lớn nhất cả tỉnh, số giờ nắng cả năm của huyện cũng thấp hơn hẳn so với các huyện khác. Chế độ bức xạ mặt trời của vùng tương đối ổn định qua các năm với tổng số giờ nắng cả năm là 1358 giờ.

Lượng nhiệt mặt trời không cao cộng thêm chế độ mưa nhiều nên độ ẩm trung bình năm của huyện tương đối ổn định và khá cao: 83%.

Với những đặc điểm về địa hình, đất đai và khí hậu như trên là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp ở huyện.

* Gió bão

Thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cộng thêm đặc điểm địa hình thấp trũng hàng năm vào mùa mưa bão Ý Yên chịu ảnh hưởng của bão và lụt úng. Bão thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9. Có một số cơn bão ảnh hưởng tới vụ mùa phù hợp cho nhiều loài cây trồng vật nuôi thuộc địa bàn huyện phát triển tốt và cũng có những sản phẩm đặc trưng riêng của vùng mà các hộ nông dân ở huyện đang sản xuất. Tuy nhiên, cũng có những ảnh hưởng xấu như gây khó khăn cho cho người vào việc mùa thu hoạch nông sản.

2.2.1.5. Chế độ thuỷ văn

Địa bàn huyện Ý Yên có một hệ thống sơng ngịi dày đặc, hướng dốc đặc trưng của lưu vực là hướng Bắc Nam. Đặc biệt là có hai con sơng lớn chảy qua phía Tây và phía Nam của huyện:

- Sông Đào: Dài 10km - Sông Đáy: Dài 30km

Đây cũng là hai con sông lớn của cả tỉnh Nam Định, nguồn cung cấp nước dồi dào cho hệ thống thủy lợi của huyện nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung.Trong hệ thống sông Đáy trên địa phận huyện Ý Yên lại chia thành 2 nhánh sông nhỏ:

- Sông Mỹ Đô: dài 15,3km (phía Bắc huyện). - Sơng Sắt: Dài 20,1km (phía Nam huyện).

Hệ thống thủy lợi lớn của huyện Ý Yên hầu như nằm trong hệ thống thủy lợi bắc sơng Đào của tỉnh Nam Định. Trong huyện có 5 trạm bơm tưới tiêu đầu mối lớn là Cổ Đam, Quỹ Độ, Vĩnh Trị 1, Vĩnh Trị 2 và Yên Quang với tổng công suất là 196.000m3/h, cung cấp nước tưới cho 75% diện tích cây ngắn ngày. Về mùa khơ, hệ thống thuỷ nông huyện Ý Yên được cấp nước tưới bằng hai nguồn lấy từ sông Đáy và sông Đào, qua các sông: Sông Sắt, sông Kinh Thuỷ, sông Mỹ Đô đảm bảo nước tưới cho 12.937 ha đất nông nghiệp trong tổng số 15.935,4ha đất canh tác toàn khu vực.

Về mùa mưa, lượng nước dư thừa trên hệ thống được tiêu ra sông bằng phương thức nước được tập trung ra các kênh tiêu dẫn đến các trạm bơm. Trong hệ thống có 13 trạm bơm đầu mối và 9 kênh chính cùng 17 đập điều tiết chính.

Tuy có mật độ lưới sông dày nhưng không đủ để tiêu thoát nước dư thừa trong mùa mưa lũ khiến cho một số vùng trong huyện có tình trạng ngập úng tạm thời và có những vùng ngập úng thường xuyên chưa tiêu thoát nước. Đây cũng là một phần nguyên nhân do đặc điểm địa hình thấp trũng của huyện trong q trình hình thành. Do đó cần có những biện pháp, kế hoạch khai thác hợp lý, phù hợp với điều kiện địa sinh thái thì những vùng ngập úng đó sẽ tạo những lợi thế riêng và mang lại hiệu quả kinh tế cho huyện Ý Yên nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung.

2.2.1.6. Thực vật

Do đặc tính địa hình chủ yếu là đồng bằng với đất phù sa sông, thảm thực vật trên địa bàn huyện Ý n mang tính chất điển hình của một hệ sinh thái vùng đồng bằng với cây trồng chủ yếu là cây lúa, ngoài ra cũng có một số loại cây hoa màu khác đang được phát triển trong sản xuất nông nghiệp của huyện như ngô, khoai, đỗ và một số loại rau màu khác.

Trên địa bàn lãnh thổ huyện Ý n có các lồi cây gỗ chủ yếu như bạch đàn, phi lao, xà cừ, phượng, bằng lăng, hoa sữa, sấu …được trồng nhiều ở dọc các tuyến đường giao thơng nhưng diện tích khơng đáng kể. Các loại cây ăn quả cũng có một số cây quen thuộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ như: nhãn, táo, đu đủ, hồng xiêm, bưởi, chuối, na…Một số cây mọc tự nhiên ở dạng cây bụi, cỏ chủ yếu ở các khu vực đất bằng chưa được khai thác sử dụng và vùng xung quanh khu đồi núi thấp của huyện.

Sự nghèo nàn về thành phần thảm thực vật cũng như sự phân hóa của chúng là kết quả tổng hòa của các yếu tố hình thành CQ của lãnh thổ: địa hình, khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng. Thảm thực vật chính là một trong những yếu tố hình thành tính đa dạng của CQ, đồng thời nó cũng phản ánh được tính đa dạng của CQ lãnh thổ.

2.2.1.7. Động vật

Thành phần các loài động trong huyện nghèo nàn, chủ yếu là các loài gia cầm, gia súc như gà, lợn, trâu, bị… Nhờ có hệ thống sơng suối tương đối dày, địa hình trũng nên hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng tương đối phát triển với các mơ hình nuôi cá rô phi, cá trắm, cá trôi …nuôi xen trong các ruộng thấp trồng lúa.

Các loài động vật hoang dã nghèo nàn, chủ yếu là các loài chim và thú nhỏ như chim sẻ, chuột … Hệ sinh thái nơng nghiệp cịn có các lồi ếch, nhái. Các loại bò sát như rắn, thằn lằn và các loại cơn trùng. Trong vùng khơng có lồi động vật hoang dã quý hiếm nào.

2.2.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung, trữ lượng khống sản có trên địa bàn huyện Ý n khơng nhiều nhưng có các loại khống sản khai thác đều có chất lượng khá tốt và chủ yếu tập chung ở các xã Yên Lợi, Yên Nhân, Yên Minh.

Các loại khoáng sản đang được khai thác trên địa bàn huyện gồm có: - Nguyên liệu Pecmatit có trên khu vực núi Phương Nhi thuộc xã Yên Lợi - Cát được khai thác tại 2 khu vực chính trong huyện đó là:

+ Khai thác cát lịng sơng tại khu vực Bến Mới thuộc sông Đáy.

+ Khai thác cát nội đồng tại khu vực xã Yên Lợi, Yên Minh và một số xã phía Nam của huyện.

- Fenspat trên núi Phương Nhi làm nguyên liệu sản xuất gốm sứ, gạch men với sản lượng khai thác hàng năm là 170.000tấn/1ha.

Tuy sản lượng khai thác khống sản ở các khu vực khơng lớn, nhưng khai thác khoáng sản cũng đang là một hoạt động kinh tế phát triển trên địa bàn huyện Ý Yên và chính những hoạt động này là nguy cơ gây ra những tác động đáng kể tới môi trường tự nhiên của khu vực.

2.2.2. Các hợp phần và yếu tố kinh tế - xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của cảnh quan nhân sinh triển của cảnh quan nhân sinh

2.2.2.1. Dân số và lao động

Ý Yên là một huyện đơng dân, dân số tồn huyện năm 2010 là: 227.200 người, mật độ dân số 941,8người/km2. Dân số nông thôn chiếm 95,8% tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,23 % năm.

Về lao động, huyện Ý Yên có 131.372 lao động, trong đó:

- Số người trong độ tuổi lao động có 115.822 người, chiếm 88,2% tổng số lao động hiện có.

- Số người ngoài độ tuổi vẫn tham gia sản xuất có 18.550 người, chiếm 11,8% tổng số lao động hiện có.

Với nguồn lao động hiện có của huyện đáp ứng đủ nhu cầu lao động trong các ngành sản xuất kinh tế, đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp.

2.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

Đất đai là nguồn tài ngun vơ cùng q giá, nó đem lại nguồn lợi tương đối lớn cho ngân sách của huyện cũng như đem lại thu nhập đáng kể cho kinh tế người dân trong khu vực.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện 24.129,74ha, trong đó: - Đất nơng nghiệp là 17.374,89ha chiếm 72,01%

- Đất phi nông nghiệp là 6.544,92 ha chiếm 27,12% - Đất chưa sử dụng là 209,93 ha chiếm 0,87%

Với nguồn quỹ đất trên tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của huyện. Tuy nhiên, vẫn cịn diện tích đất bằng chưa được khai thác sử dụng ở một số xã trong địa bàn huyện. Do đó, cần có những qui hoạch cụ thể hợp lý nhằm tận dụng và phát huy tốt nhất tài nguyên đất vốn có của vùng.

2.2.2.3. Hiện trạng phát triển và cơ cấu các ngành kinh tế

Trong những năm qua kinh tế huyện Ý Yên đã có những thành tựu đáng kể. Thực hiện chính sách đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, trong những năm qua Đảng bộ và chính quyền huyện đã có chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có chuyển biến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 11%/năm. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) tồn huyện ước tính đạt khoảng 6484 tỷ đồng, tăng 3,45 lần so với năm 2005; tổng thu nhập (giá hiện hành) ước đạt trên 2798 tỷ đồng, tăng 2,86 lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người/năm 12,35 triệu đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng cơng nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm, cụ thể cơ cấu kinh tế như sau:

+ Nông nghiệp: 38,45%

+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 36,75% + Thương mại - dịch vụ: 24,80%

* Sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của huyện đã có những chuyển dịch mạnh mẽ. Từ đa phần diện tích đất là trồng lúa đã giảm dần để chuyển sang các loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao hơn và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, ưu tiên phát triển mơ

hình cây con, đổi mới cơ cấu mùa vụ, phát triển mơ hình kinh tế hợp tác xã nông nghiệp cụ thể như: dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho nơng dân canh tác trên diện tích lớn hơn; phát triển kinh tế trang trại, gia trại; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhằm khai thác hiệu quả ba quỹ đất cơ bản của huyện và những tiềm năng phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện. Nhiều mơ hình sản xuất mới được xây dựng, nhân rộng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật ni có sự chuyển dịch tích cực: chuyển phần diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng màu và nuôi trồng thủy sản ở tất cả các xã trong toàn huyện. Đặc biệt là cây lạc xuân trong 5 năm mở rộng gần 1000ha được trồng ở 28/ 32 xã và thị trấn trên toàn huyện, được trồng tập trung chủ yếu ở các xã Yên Bình, Yên Dương, Yên Thắng, Yên Khánh, Yên Hồng, Yên Trung, Yên Thọ, Yên Phương. Kinh tế trang trại, gia trại cũng phát triển mạnh mẽ, hiện nay tồn huyện có 69 trang trại phân bố ở hầu hết các xã và hàng trăm sản phẩm hàng hóa khác.

Thành tựu lớn nhất trong những năm gần đây của huyện Ý Yên là phát triển hiệu quả các lồi cây cơng nghiệp, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao như: ngô ngọt, ngô bao tử, dưa chuột, đậu tương, cà chua, trồng tập trung ở các xã Yên Dương, Yên Phú ,Yên Bình, Yên Thắng… Hiệu quả kinh tế sau mỗi năm tăng lên rõ rệt, một số cánh đồng đạt 80 triệu đồng /ha, có cánh đồng lên tới 100triệu đồng /ha canh tác.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản phát triển với tốc độ khá nhanh.Trên các vùng đất trũng khoảng 3300ha hiện nay đang được người dân tận dụng và mở rộng ra thêm thành 5100ha phát triển mơ hình lúa cá. Các loại giống cá rô phi đơn tính, cá trắm, cá trơi… được đưa vào nuôi xen kẽ ruộng thấp trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế lại khắc phục được tình trạng đất ngập úng quanh năm mất mùa.

Ngoài ra, một số cánh đồng ở xã Yên Quang trước đây trồng lúa đã được chuyển sang trồng hoa nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện và cung cấp cho thành phố Ninh Bình. Cây bưởi Diễn cũng được nhân giống và trồng thí điểm tại xã Yên Chính trong hai năm vừa qua đã đạt được năng xuất khoảng 1tấn/ha/năm. Với năng xuất này cây bưởi Diễn sẽ còn được nhân giống rộng rãi và trồng ở nhiều xã trên phạm vi toàn huyện.

Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni hợp lý nên dù diện tích đất nơng nghiệp trong huyện có giảm nhưng giá trị sản xuất lại tăng đạt 603.620 triệu đồng (năm 2009). Nông nghiệp phát triển một cách tồn diện và bền vững hơn. Diện tích lúa trung bình khoảng 200 - 350ha/năm, năng suất 110tạ/ha/năm, với tổng sản lượng lúa mỗi năm đạt khoảng 155nghìn tấn/năm. Giá trị sản xuất ngành chăn ni đạt 198.887 triệu đồng.

* Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Kinh tế công nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên cũng đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đặc biệt là hoạt động của các làng nghề. Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đáng chú ý trên địa bàn huyện Ý Yên đó là sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm sứ, khai thác khoáng sản, các làng nghề đúc kim loại như đúc đồng Vạn Điểm, đúc gang, nhôm ở Tông Xá, nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, … Theo thống kê của phịng Cơng nghiệp huyện Ý Yên, giá trị sản xuất của các làng nghề trong huyện chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn huyện. Số liệu thống kê của Cục Thống kê Nam Định cho thấy giá trị sản xuất công nghiệp huyện Ý Yên năm 2009 đạt tới 816,286 tỉ đồng. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp mở rộng ngành nghề, nâng cao giá trị thu nhập sản xuất CN-TTCN trong cơ cấu kinh tế. Hiện nay trên địa bàn huyện có 04 cụm công nghiệp là Yên Xá, Yên Ninh và Thị trấn Lâm, Yên Tiến cùng với 7 điểm công nghiệp ở các xã: Yên Lợi, Yên Nghĩa, Yên Cường, Yên Bằng, Yên Lương, Yên Trị, Yên Quang. Tồn huyện có khoảng 3.705 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CN-TTCN. Các cụm công nghiệp và các điểm công nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, thu hút 81 doanh nghiệp đầu tư với số vốn 545 tỷ đồng vào năm 2010. Cụm cơng nghiệp phía Nam thị trấn Lâm đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Hiện nay, các cụm công nghiệp và các điểm công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, đã lập cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và tổ chức thu gom rác thải, xong vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng đang trở nên bức xúc cần được quan tâm giải quyết [9].

2.3. Cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên

2.3.1. Nguyên tắc và chỉ tiêu phân loại cảnh quan nhân sinh huyệnÝ Yên

2.3.1.1. Nguyên tắc

Hai nguyên tắc cơ bản trong phân loại CQNS:

a. Nguyên tắc phát sinh

- Các CQNS cùng cấp phải có chung nguồn gốc phát sinh bao gồm nguồn gốc nhân sinh và nguồn gốc tự nhiên.

- Nguồn gốc nhân sinh luôn luôn được xem xét trong mọi đơn vị phân chia trên nền đồng nhất của điều kiện tự nhiên.

Đây là nguyên tắc quan trọng vì các CQNS được hình thành do hoạt động kinh tế của con người trong phạm vi CQ tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 36)