So sánh kết quả thu được với độ sâu mơ hình, chúng tơi nhận thấy, với mơ hình bể trầm tích, phương pháp giải bài tốn ngược dựa trên thuật toán của Parker - Oldenberg
cho kết quả tốt. Sự chênh lệch so với độ sâu ban đầu được biểu diễn trên hình vẽ 3.13. Sai số bình phương trung bình cho 128x128 điểm quan sát là 0.0752 km.
Hình 3.23: Chênh lệch độ sâu tính tốn và độ sâu mơ hình
Từ những kết quả tính tốn trên các mơ hình hai chiều và ba chiều, chúng tơi nhận thấy: Sử dụng thuật toán Parker để giải bài tốn thuận và bài tốn ngược trong thăm dị trọng lực cho kết quả một cách nhanh chóng. Thời gian tính tốn nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống. Kết quả thu được chính xác khơng kém gì khi giải bằng phương pháp của Bhaskara Rao; Chai và Hinze.
3.4. Xác định dị thƣờng Bouguer trên biển Đông và kế cận 3.4.1. Nguồn số liệu
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở những chương trước và độ tin cậy khi tiến hành tính tốn trên các bài tốn mơ hình hai chiều và ba chiều, ở phần này chúng tôi tiếp tục sử dụng thuật toán Parker để xác định dị thường trọng lực Bouguer khu vực biển Đông và kế cận.
Để tính tốn dị thường Bouguer khu vực biển Đông và kế cận, chúng tôi sử dụng nguồn số liệu của Smith, W. H. F., and D. T. Sandwell phiên bản V20.1 về độ cao địa hình, độ sâu đáy biển và dị thường Free-air. Nguồn số liệu được cung cấp tại địa chỉ : http://topex.ucsd.edu/cgi-bin/get_data.cgi
Khu vực biển Đông và kế cận được chúng tôi xác định dị thường trọng lực Bouguer là khu vực được giới hạn trong phạm vi kinh độ từ 100°E đến 125°E, vĩ độ từ 0°N đến 25°N. Dưới đây là bản đồ địa hình và bản đồ dị thường Free-air chúng tơi sử dụng để tính tốn.