Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lãnh thổ hành chính của thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường (Tích
Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngơ Quyền, Đồng Tâm, và Khai Quang) và 02 xã
(Định Trung và Thanh Trù). Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81km2, chiếm
4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.
Khu vực các phường xã nằm trong toạ độ địa lý: từ 105032’54” đến 105o38’19” kinh độ Đông và từ 21015’19” đến 21020’19” vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương. - Phía Đơng giáp huyện Bình Xun.
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên.
Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía ĐơngNam.
Lợi thế của Thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đơ Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thơng với cảng biển Hải Phịng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh n thuộc vùng trung du, có độ cao từ 9-50m so với mặt nước biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc. Địa hình có hướng dốc từ Đơng Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng:
Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc Thành phố gồm các xã, phường Định Trung, Khai Quang, độ cao trung bình 260 m so với mặt nước biển, với nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam.
Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam Thành phố gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 - 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước lớn.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của thành phố Vĩnh n nói riêng và khí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm được chia thành 4 mùa, trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11) và mùa khô
(từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau).
Theo số liệu của Trạm khí tượng Vĩnh Yên, đặc trưng các yếu tố khí hậu chủ yếu của khu vực thành phố như sau:
Bảng 3. 1. Một số đặc trưng khí hậu đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên
Năm Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) Nắng (giờ) 2009 24,7 80 1.405,9 1.558 2010 24,8 80,3 1.609,7 1.409 2011 23,3 80,6 1.962,8 1.178 2012 24,3 81,9 1.548,6 1.179 2013 24,2 80,3 1.747,9 1.357 2014 24,3 80,6 1.293,0 1.339 2015 25,2 81,3 1.559,1 1.451 2016 24,9 80,3 2.307,2 1.442 2017 24,8 80,9 1.664,0 1.121 2018 25,0 79,8 1.766,5 1.319
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018)
* Tốc độ và hướng gió:
Hướng gió chủ đạo của khu vực vào mùa hè là gió Đơng Nam với tần suất 34%, vào mùa đơng là gió Đơng và Đơng Bắc với tần suất 21%.
Gió mùa Đơng Nam thường xuất hiện nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm với tốc độ gió trung bình là 1,9 m/s, tốc độ lớn nhất trên 40 m/s. Gió mùa Đơng Bắc thường xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau với tốc độ gió trung bình là 1,5 m/s, tốc độ gió lớn nhất khoảng 18 - 20 m/s.
* Nhiệt độ khơng khí:
Nhiệt độ khơng khí trung bình nhiều năm của thành phố Vĩnh n là 24,5 0C, dao động trong khoảng từ 23,3 - 25,2 0C.
+ Nhiệt độ khơng khí trung bình năm cao nhất là 25,2 0C (năm 2015). + Nhiệt độ khơng khí trung bình năm thấp nhất là 23,3 0C (năm 2011).
* Độ ẩm khơng khí:
Theo số liệu thống kê nhiều năm (từ năm 2009 đến năm 2018) là 80,6%, nhìn chung độ ẩm khơng khí tại khu vực tương đối cao và biến động khơng nhiều trong năm.
- Độ ẩm khơng khí trung bình năm thấp nhất là 78,9% (năm 2018).
* Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình nhiều năm (từ năm 2009 đến năm 2018) là 1.686,5 mm. Hàng năm có khoảng 100 ÷ 150 ngày có mưa. Lượng mưa trung bình năm lớn nhất là 2.386,8 mm
(năm 2008). Lượng mưa trung bình năm thấp nhất là 1.293 mm (năm 2014).
Lượng mưa phân bố theo hai mùa:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 nhưng chủ yếu tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm và thường xuất hiện ngập úng cục bộ.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, đặc trưng bởi thời tiết khô hanh với nhiệt độ thấp.
* Nắng và bức xạ mặt trời:
Theo số liệu thống kê của Trạm khí tượng Vĩnh Yên, tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm (từ năm 2009 đến năm 2018) là 1.335,3 giờ/năm.
* Về thủy văn:
Thành phố có nhiều hồ ao, trong đó Đầm Vạc rộng 144,52 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng. Thành phố Vĩnh Yên nằm ở lưu vực sơng Cà Lồ và sơng Phó Đáy, nhưng chỉ có một số con sơng nhỏ chảy qua, mật độ sơng ngịi thấp. Khả năng tiêu úng chậm đã gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng. Về mùa khô, mực nước ở các hồ ao xuống rất thấp, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.