Đặc điểm các đơn vị cảnh quan huyện Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN LẮK

2.2.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan huyện Lắk

Cảnh quan huyện Lắk có sự phân hóa đa dạng, sự phân hóa đó được thể hiện rõ nét theo sự phân hóa của hình thái đại địa hình, từ cấp phân loại lớp cảnh quan trở xuống. Cụ thể như sau:

a. Lớp cảnh quan: Cấp phân dị lãnh thổ này được phân chia dựa trên đặc

trưng phát sinh hình thái của đại địa hình, thể hiện quy luật phân hoá phi địa đới của tự nhiên, dựa vào tính khác biệt của cân bằng vật chất, kiến tạo địa mạo, cấu trúc

địa hình và phân hóa khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng theo đai cao. Phân dị của các bộ phận địa hình tạo nên cho lãnh thổ 3 lớp cảnh quan chính:

Lớp cảnh quan núi; Lớp cảnh quan cao nguyên; Lớp cảnh quan đồng bằng. Phần lớp diện tích lãnh thổ thuộc lớp cảnh quan núi.

b. Phụ lớp cảnh quan: Là cấp phân vị được hình thành do sự phân hóa bên

trong lớp cảnh quan, dựa trên các đặc trưng về trắc lượng hình thái của địa hình. Cảnh quan huyện Lắk được phân chia thành 5 phụ lớp cảnh quan gồm: Phụ lớp cảnh quan núi trung bình; Phụ lớp cảnh quan núi thấp; Phụ lớp cảnh quan cao nguyên; Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao; Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp.

c. Kiểu cảnh quan: Với chỉ tiêu sinh - khí hậu trong mối tương quan nhiệt -

ẩm của lãnh thổ là chỉ tiêu phân chia chính, quyết định sự hình thành kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh, nên dễ dàng nhận thấy toàn bộ lãnh thổ huyện Lắk thuộc cùng một kiểu thảm thực vật phát sinh, ít có biến động trong thích ứng của thảm thực vật theo cân bằng nhiệt - ẩm. Do vậy, về điều kiện phát sinh huyện Lắk có lớp phủ thực vật rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa phát triển rộng khắp trên tồn lãnh thổ. Phân hóa theo độ cao địa hình nên tồn lãnh thổ có sự khác nhau về hình thái, vì vậy huyện Lắk có 5 kiểu cảnh quan với rừng cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa.

d. Hạng cảnh quan: Dựa vào các dấu hiệu về kiểu địa hình phát sinh và các

quá trình địa mạo hiện tại thì cảnh quan huyện Lắk được chia thành 12 hạng cảnh quan. Trong đó có 3 hạng thuộc phụ lớp cảnh quan núi trung bình, 3 hạng thuộc phụ lớp cảnh quan núi thấp, 1 hạng thuộc phụ lớp cao nguyên, 3 hạng thuộc phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao và 2 hạng thuộc phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp.

e. Loại cảnh quan: Là đơn vị phân loại dựa trên mối tác động tương hỗ của

1 loại đất và 1 kiểu thảm thực vật. Loại cảnh quan phản ánh sự đa dạng cảnh quan lãnh thổ và thể hiện cụ thể, đầy đủ nhất đặc điểm sinh thái của từng đơn vị lãnh thổ. Với sự kết hợp của 8 nhóm loại đất và 7 quần xã thực vật hiện tại trên lãnh thổ hình thành nên 91 loại cảnh quan.

f. Dạng cảnh quan: Là đơn vị phân loại cuối cùng trong hệ thống phân loại

cho cảnh quan huyện Lắk. Mỗi dạng cảnh quan được đặc trưng bởi mối quan hệ giữa 1 tổ hợp đất và 1 tổ hợp thực vật, từ 91 loại cảnh quan phân hóa thành 124 dạng cảnh quan phân bố từ khu vực núi Chư Yang Sin đến vùng trũng hồ Lắk.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 64 - 67)