Hệ thống phân vị cảnh quan huyện Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN LẮK

2.2.1. Hệ thống phân vị cảnh quan huyện Lắk

Sau khi nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội - các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện Lắk, để có cơ sở đầy đủ, cần thiết khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, tác giả tiến hành nghiên cứu, tham khảo các hệ thống phân loại đã có trước đó, đặc biệt là các hệ thống phân loại trong nước gần với đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu.

Đối với hệ thống phân loại của các tác giả nước ngoài, chủ yếu tác giả tham khảo 3 hệ thống phân loại của các nhà Cảnh quan học Xô Viết được các nhà Địa lý Việt nam nghiên cứu một cách có hệ thống và ứng dụng phổ biến trong quá trình xây dựng các hệ thống phân loại cảnh quan ở Việt Nam, đó là hệ thống phân loại của A.G.Ixasenko (1965), M.A.Grvozetxki (1961) và V.A.Nicolaev (1970). Các hệ thống phân loại cảnh quan này được các tác giả xây dựng cho những lãnh thổ rộng lớn ở Liên Xơ trước đây nên khó có thể áp dụng toàn bộ vào thực tế nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam. Đối với lãnh thổ Việt Nam hẹp và nhỏ, có những đặc trưng về tự nhiên và phân hố đa dạng thì cần có hệ thống phân chia chi tiết hơn. Hệ thống phân loại phải có sự lựa chọn các đơn vị phân loại một cách phù hợp với từng vùng lãnh thổ, phù hợp với mục đích nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ.

Trong các hệ thống nêu trên có hàng loạt những đơn vị phân loại chung như lớp, kiểu, nhóm, loại. Và cũng có thể nhận thấy rằng có nhiều dấu hiệu được dùng chung cho các đơn vị như lớp, kiểu, nhóm bên cạnh các dấu hiệu riêng theo quan niệm của từng tác giả, cho từng lãnh thổ nhất định. Đây là những cơ sở quan trọng để khi thành lập các hệ thống phân loại CQ các vùng lãnh thổ các tác giả có sự so sánh, đối chiếu và phân tích để đưa những chỉ tiêu thích hợp cho từng cấp phân loại và lựa chọn các cấp phân loại phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu cũng như mục đích nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ.

Hệ thống phân loại của các tác giả Việt Nam được tác giả nghiên cứu một cách khá kỹ càng từ những hệ thống đơn vị theo hướng phân vùng phân chia CQ Việt Nam thành các vùng địa lý tự nhiên những năm 60, 70 như: Hệ thống phân vị Thiên nhiên Miền Bắc Việt Nam gồm 5 cấp: Lãnh thổ, tỉnh, quận, á quận, vùng dựa trên quan điểm phân hoá phi địa đới của V.M.Frdlan (1961); các tác giả Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập (1962) đã phân chia Địa lý tự nhiên Việt Nam theo hệ thống phân vị có 6 cấp gồm: Đới, xứ, miền, khu, vùng, cảnh trên quan điểm phân hoá địa đới và phi địa đới nên phản ánh sự phân hoá tự nhiên một cách khách quan hơn và lần đầu tiên thuật ngữ Cảnh quan được sử dụng; Hệ thống phân vị từ á đại lục đến cấp vùng cho miền Bắc Việt Nam trong Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam

của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật nhà nước (1970), đây là cơng trình có ý nghĩa lớn trong điều tra và sử dụng lãnh thổ.

Đáng chú ý trong giai đoạn này là hệ thống phân loại CQ của tác giả Vũ Tự Lập trong “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” năm 1976, tác giả đã đưa ra một hệ thống các cấp phân vị sử dụng để phân loại CQ miền Bắc Việt Nam gồm 8 cấp: Hệ, lớp, phụ lớp, nhóm, kiểu, chủng, loại và thứ [31]. Đây là hệ thống phân loại CQ đầu tiên ở Việt Nam mà trong đó tác giả đã căn cứ trên cơ sở phân hoá địa đới và phi địa đới để xây dựng các cấp phân vị, mỗi cấp tương ứng với một chỉ tiêu hoặc một tập hợp các chỉ tiêu nhất định, có sự kết hợp giữa các cặp trong thành phần của CQ từ nền nham, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và cuối cùng là thảm thực vật. Trong đó cấp cơ sở của hệ thống- cấp cảnh địa lý có sự đồng nhất về cả tính địa đới và phi địa đới. Cơng trình đã có những đóng góp quan trọng trong cơng tác NCCQ phục vụ thực tiễn sản xuất, quan điểm tổng hợp trong NCCQ được các nhà địa lý quan tâm và tiếp tục phát triển. Đây cũng là cơng trình có giá trị về mặt lý luận cho việc đào tạo sinh viên nghiên cứu cảnh quan. Cũng trong giai đoạn này cơng trình phân vùng có giá trị thực tiễn lớn là Phân vùng địa lý tự nhiên Tây Nguyên của tập thể tác giả Nguyễn Văn Chiển, Trần Quang Ngãi, Hoàng Đức Triêm nghiên cứu từ 1976-1980 và công bố năm 1984 với hệ thống phân vị chỉ gồm 3 cấp: xứ, khu, vùng nhưng đã nói lên được giá trị thực tiễn của việc vận dụng nghiên cứu địa lý tự nhiên trong thực tiễn sản xuất.

Từ sau 1980 cho đến nay, có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu CQ các vùng lãnh thổ Việt Nam và đã đưa ra các hệ thống phân loại khác nhau tuỳ theo từng lãnh thổ, mục đích nghiên cứu như: Phạm Quang Anh, Nguyễn Thành Long; Nguyễn Văn Vinh; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Trọng Tiến, Phạm Thế Vĩnh và nhiều người khác. Các cơng trình này chủ yếu tiến hành theo hướng phân loại CQ khơng dựa vào cá thể địa tổng thể. Trong đó tác giả đi sâu tìm hiểu các cấp phân loại và chỉ tiêu cho từng cấp của 2 hệ thống phân loại sau:

1. Tác giả Nguyễn Thành Long và tập thể phòng Địa lý tự nhiên thuộc Trung tâm Địa lý và tài nguyên thiên nhiên khi xây dựng bản đồ CQ các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam năm 1992 đã dựa vào hệ thống phân loại của Nicolaev và đưa ra hệ thống phân loại gồm 10 cấp: Hệ CQ, phụ hệ CQ, lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ, phụ kiểu CQ, hạng CQ, loại CQ; ngồi ra cịn có 2 cấp bổ trợ khác là dạng, nhóm dạng địa lý và diện, nhóm diện địa lý [35].

2. Năm 1997 khi nghiên cứu CẢNH QUAN nhiệt đới gió mùa Việt Nam tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã xây dựng hệ thống phân loại áp dụng cho Bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Hệ thống gồm 7 cấp, cụ thể như sau [14]:

Bảng 2.5. Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997)

TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia

1 Hệ thống cảnh

quan

Đặc trưng quy mô đới tự nhiên được quy định bởi vị trí của Mặt trời và các hoạt động tự quay của Trái đất xung quanh mình nó.

2 Phụ hệ thống

cảnh quan

Đặc trưng định lượng của các điều kiện khí hậu được quy định bởi sự hoạt động của chế độ hồn lưu khí quyển trong mối tương tác giữa các điều kiện nhiệt và ẩm ở quy mơ á đới, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các quần thể thực vật liên quan đến vùng sinh thái hệ thực vật.

3 Lớp cảnh

quan

Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, quyết định các quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính chất phi địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng định lượng của cân bằng vật chất, quá trình di chuyển vật chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu.

4 Phụ lớp cảnh

quan

Đặc trưng trắc lượng hình thái trong khn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng quần thể thực vật: sinh khối, mức tăng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao.

5 Kiểu cảnh

quan

Những đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến động của cân bằng nhiệt ẩm

TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia

quan loài của các kiểu thảm thực vật, quy định các ngưỡng tới hạn phát triển của

các loài thực vật cấu thành các kiểu thảm theo nguồn gốc phát sinh.

7

Loại (nhóm, loại) cảnh

quan

Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, quyết định mối cân bằng vật chất của cảnh quan qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cộng với các tác động của các hoạt động nhân tác.

Đây là hai hệ thống phân loại mà sau này trong nhiều nghiên cứu về cảnh quan lãnh thổ Việt Nam đã được nhiều tác giả công nhận và thừa kế, vận dụng kết quả làm cơ sở cho các vấn đề nghiên cứu tiếp theo như phân vùng cảnh quan, đánh giá tổng hợp,...một phần hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Qua nghiên cứu các hệ thống phân vị của hầu hết các cơng trình này cho thấy, các tác giả đều sử dụng các cấp từ Hệ, Phụ hệ, Lớp, Phụ lớp, Kiểu, Phụ kiểu, Hạng, Loại cảnh quan và một số cấp bổ trợ khác ở cấp thấp. Mỗi cấp có những chỉ tiêu cụ thể quy định sự phân hóa có tính hệ thống, lơ gic và có sự thống nhất trong từng cấp.

Bên cạnh đó các tác giả ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có nhiều hệ thống phân loại cảnh quan ứng dụng trong nghiên cứu cho các vùng lãnh thổ riêng biệt như: Tác giả Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh nghiên cứu cảnh quan Sapa, Lào Cai; tác giả Trương Quang Hải “phân kiểu Cảnh quan miền Nam Việt Nam”; tác giả Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Thuý Hằng nghiên cứu vùng núi đá vơi tỉnh Ninh Bình, Phạm Quang Anh,..v.v, mỗi vùng lãnh thổ đều có một hệ thống phân loại cụ thể phù hợp với mục tiêu, nội dung và tỷ lệ nghiên cứu.

b) Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Lắk cho bản đồ cảnh quan huyện Lắk tỷ lệ 1:50.000

Hệ thống phân loại cảnh quan một lãnh thổ là cơ sở khoa học của việc xây dựng bản đồ cảnh quan, trong đó mỗi cấp phân loại gắn với một số các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phân loại vừa có tính khách quan, phù hợp với lãnh thổ nghiên

cứu, vừa đảm bảo lơgic khoa học và có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn. Các chỉ tiêu trong mỗi cấp phân vị là các đặc điểm đặc trưng định tính và định lượng của các yếu tố tự nhiên thành tạo nên cảnh quan lãnh thổ, đó chính là chỉ tiêu về các hợp phần địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật...trong hệ thống tự nhiên thành tạo nên cảnh quan.

Căn cứ vào các cơ sở khoa học đã nghiên cứu và phân tích, luận văn đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan huyện Lắk gồm 8 cấp, làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1:50.000 như sau:

Bảng 2.6. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Lắk

T.T Cấp phân loại Dấu hiệu đặc trưng

1 Hệ thống cảnh

quan

Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng.

2 Phụ hệ thống cảnh quan phân bố lại chế độ nhiệt - ẩm của lãnh thổ Được phân chia dựa vào tương tác giữa địa hình và hồn lưu gió mùa,

3 Lớp cảnh quan

Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình, quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mịn và tích tụ.

4 Phụ lớp cảnh

quan

Đặc trưng về trắc lượng hình thái địa hình phân tầng bên trong của lớp cảnh quan.

5 Kiểu cảnh quan

Đặc điểm sinh khí hậu chung quy định kiểu thảm thực vật phát sinh và tính thích ứng của các quần thể thực vật do biến động của cân bằng nhiệt ẩm.

6 Hạng cảnh quan Đặc trưng kiểu địa hình phát sinh với động lực hiện tại

7 Loại cảnh quan của con người. Sự kết hợp của các quần xã thực vật với các loại đất qua các tác động

8 Dạng cảnh quan Đặc trưng bởi mối quan hệ giữa 1 tổ hợp đất và 1 tổ hợp thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 59 - 64)