Biến động dân số huyện Lắk giai đoạn 2005-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 51 - 52)

STT Chỉ tiêu Đvt Năm Tăng/giảm

2005 2010

1 Dân số trung bình người 56.628 60.754 4.126

a Dân số thành thị người 5.227 5.941 714

b Dân số nông thôn người 51.401 54.813 3.412

2 Phân theo giới tính 0

a Nam người 28.391 29.960 1.569

b Nữ người 28.237 30.794 2.557,00

3 Tỷ lệ tăng dân số chung % 2,05 1,77 -0,28

a Tỷ lệ gia tăng tự nhiên % 1,85 1,59 -0,26

Nguồn: Niên giám thống kê và Phòng Thống kê huyện Lắk

Thành phần dân tộc huyện Lắk khá đa dạng: có tới 16 dân tộc anh em, trong đó người Kinh có 22.285 nhân khẩu chiếm 37,31% dân số. Dân tộc thiểu số tại chỗ chủ yếu là dân tộc M’nông với 29.780 người (49,86%) và Ê đê với 1.975 người (3,31%). Dân tộc thiểu số khác có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía bắc như: H’Mông (2.494 người), Tày (2.017 người), Dao (1.508 người), Thái (760 người), Nùng (618 người)... Trong những năm qua, huyện đã luôn quan tâm, ổn định và đảm bảo cuộc sống lâu dài cho đồng bào nhằm xây dựng, phát triển toàn diện các bn, bon. Quy hoạch bố trí đất ở và đất sản xuất cho đồng bào kinh tế và dân di cư tự do sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa.

2.1.3.2. Nguồn nhân lực

Năm 2010, nguồn lao động huyện Lăk là 37.376 người trong đó số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 33.760 người (55,48% dân số), lao động ngoài độ tuổi là 2.139 người (3,52% dân số).

Do là vùng thuần nông nên tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp rất cao, chiếm đến 70,86% tổng số lao động, tương đương 26.485 người, phần lớn số lao động này là lao động phổ thông, sản xuất theo tập quán và kinh nghiệm, chỉ một số ít là chủ trang trại có tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp. Các ngành nghề phi nơng nghiệp có thương mại - dịch vụ: 2.287 người (6,12%), công nghiệp - xây dựng 1.166 người (3.12 %); lao động khác là 1.417 người (3,79%)

Về chất lượng lao động: So sánh với năm 2005, đến 2010 đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần lao động kỹ thuật, giảm lao động phổ thông. Lao động trong các ngành Thương mại - dịch vụ và Công nghiệp - TTCN có mức tăng 1,42 lần; cao hơn mức tăng của lao động nông nghiệp trong sản xuất nơng lâm nghiệp, đã có một số chủ trang trại tham gia các hoạt động khuyến nông nâng cao kiến thức, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 51 - 52)