Bảng tổng hợp đề xuất hướng sử dụng các dạng cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 87)

Dạng cảnh quan Hiện trạng cảnh quan Chức năng Đề xuất hướng sử dụng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 22, 25, 26, 27, 30, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 39, 40, 41, 45, 47, 48, 49, 50, 56, Khu vực có rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh Phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học Bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ

60, 70, 72, 73, 82, 93, 97, 111, 112 17, 29, 42, 51, 57, 113 Khu vực có rừng trồng Phục hồi tự nhiên và khai thác kinh tế Phát triển rừng sản xuất 18, 38, 43, 52, 58, 81, 88, 90, 114 Trảng cỏ cây bụi phát triển trên độ dốc 15-

250 Phục hồi tự nhiên Ưu tiên trồng rừng mới

77, 79, 80, 85, 86, 87, 91, 96, 98, 100, 102, 107, 108, 109, 117, 121, 123, 124

Khu vực có rừng thứ sinh, trảng cây bụi

Phục hồi tự nhiên và khai thác kinh tế Phát triển mơ hình nơng – lâm kết hợp 46, 53, 64, 67, 94, 95, 103,110,115 Khu vực trồng cây

hàng năm Khai thác kinh tế Trồng cây lâu năm

13, 19, 21, 23, 28, 54, 59, 61, 63, 65, 68, 69, 71, 74, 78, 83, 89, 92, 99, 104, 119

Khu vực trồng cây hằng năm, hoa màu và cây trồng quanh khu dân cư

Khai thác kinh tế Trồng cây hàng năm 20, 24, 32, 44, 55, 62, 66, 75,

76, 84, 101, 105, 106, 116, 118, 120, 122

Khu vực ưu tiên

trồng lúa nước Khai thác kinh tế Trồng lúa

- Theo chương trình 327 hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam về cây trồng vật nuôi, đối với các khu vực có rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và rừng trồng cần có các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo được chức năng phòng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học. Vì vây, các dạng cảnh quan này vẫn được giữ nguyên, khơng chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác.

- Đối với các khu phát triển thảm thực vật trảng cây bụi và trảng cỏ có thể để phát triển tự nhiên hoặc định hướng cho phát triển lâm nghiệp như trồng rừng cho mục đích phịng hộ và trồng rừng sản xuất.

- Hiện nay, diện tích lúa, hoa màu và cây trồng quanh khu dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung ở khu vực thung lũng và trũng giữa núi có độ dốc nhỏ hơn 80, đây là nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm chính cho dân cư trong vùng nên để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, khu vực trồng lúa nước vẫn được giữ nguyên.

3.2.3. Giải pháp phát triển

Đánh giá Cảnh quan nhằm đưa thêm những cơ sở khoa học góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển

kinh tế - xã hội bền vững là khâu quan trọng trong nghiên cứu cảnh quan huyện Lắk. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện Lắk, thành lập bản đồ cảnh quan, nghiên cứu đa dạng cảnh quan lãnh thổ và vận dụng cơ sở lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận văn đã tiến hành công tác đánh giá và đưa ra các định hướng sử dụng cảnh quan bằng việc xây dựng bản đồ định hướng sản xất nông – lâm nghiệp cho cảnh quan huyện. Để thực hiện các định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững đã được đề xuất, căn cứ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Lắk và hiện trạng cảnh quan của địa bàn nghiên cứu, luận văn đề nghị các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nghuyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường huyện Lắk như sau:

3.2.3.1. Đối với sản xuất nơng nghiệp

Để góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện Lắk theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái, bên cạnh những giải pháp chung là xây dựng các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng cần có những giải pháp cụ thể hơn trong việc sử dụng đất nơng nghiệp đó là:

- Trong quy hoạch sử dụng đất: Hiện tại khả năng đáp ứng của cảnh quan đối với các mục đích sử dụng đã được quy hoạch gần như tối đa, vì vậy cần nghiên cứu để kết hợp nơng - lâm nghiệp và sản xuất có hiệu quả. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp hoặc lâm nghiệp sang mục đích khác. Cần ổn định được quy hoạch sử dụng đất và có quy hoạch chi tiết cho từng mục đích sử dụng đất nhằm chủ động trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất.

- Đối với đất nông nghiệp: Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất chưa khai thác, cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trên các địa bàn còn tiềm năng. Giải pháp chủ yếu là tập trung vào chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đầu tư vào thâm canh, sử dụng giống mới, kĩ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm;

đa dạng hố cây trồng, đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng ở những nơi cịn tiềm năng để đưa vào sản xuất nơng nghiệp. Phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng:

Thâm canh tăng năng suất để ổn định diện tích trồng lúa và hình thành các vùng chuyên canh lúa trên các cảnh quan số: 20, 24, 32, 44, 55, 62, 66, 75, 76, 84, 101, 105, 106, 116, 118, 120, 122 nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ một cách tối đa.

Trong quá trình sử dụng, đất cần phải được đầu tư thâm canh cải tạo đất, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh. Cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng cho phù hợp với từng loại đất.

+ Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh cây ngắn ngày ở vùng có nguồn nước ngầm tốt và ven các con sông nhỏ và cây dài ngày, cây ăn quả ở vùng gị đồi trên đất bạc màu, xói mịn. Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu như: sắn, lạc, ngô, đậu. Tiếp tục phát triển tại các xã có điều kiện thuận lợi trồng nhóm cây thực phẩm: Đắk Liêng; Đắk Phơi; Đắk Nuê; Krông Knô theo hướng hình thành vùng chuyên canh rau sạch, chất lượng cao cung cấp cho nhu cầu nội huyện và thành phố Buôn Ma Thuột. Tăng diện tích gieo trồng bằng cơng tác chọn giống, tăng vụ, xen canh gối vụ.

Hiện nay trên địa bàn huyện Lắk đang phát triển cây ca cao dưới tán điều quy mô nông hộ theo dự án phát triển ca cao bền vững do Tổ chức quốc tế ACDI / VOCA tài trợ. Vì thế cần hình thành vùng trồng cao cao và điều để tập trung để mở rộng diện tích trong tương lai.

Cây ăn quả gồm sầu riêng, nhãn, vải, chơm chơm, mít, chuối tiếp tục triển trên đất vườn trong khu dân cư và trang trại. Tuỳ theo tính chất khí hậu thời tiết để đưa các loại cây trồng hợp với từng vùng, từng địa bàn; đồng thời với chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật; tăng cường công tác thu mua sản phẩm của các nông hộ.

- Bảo vệ và phát triển rừng: Đây là biện pháp không những bảo vệ đất lâm nghiệp mà còn bảo vệ được nguồn tài nguyên đất toàn huyện. Lắk là một huyện miền núi điển hình có đất rừng và rừng chiếm tỷ lệ lớn, địa hình khá phức tạp, chia cắt, cho nên lớp phủ rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

+ Đẩy mạnh chương trình trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên, rừng thứ sinh; bảo vệ, chăm sóc ni dưỡng, làm giàu rừng; tu bổ trồng rừng vùng đồi núi; Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc (cảnh quan số 18, 38, 43, 52, 58, 81, 88, 90, 114) hoặc những nơi rừng nghèo kiệt, thực hiện phương thức nông - lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày theo khơng gian nhiều tầng, đa dạng hố sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của đất đai ở các cảnh quan định hướng cho nông - lâm kết hợp (số 77, 79, 80, 85, 86, 87, 91, 96, 98, 100, 102, 107, 108, 109, 117, 121, 123, 124).

+ Tăng cường cơng tác khoanh ni, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái ở các cảnh quan rừng thứ sinh, rừng nghèo. Những nơi thuộc phạm vi phòng hộ, bảo tồn vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka nhưng lại có kết hợp cây nơng nghiệp cần lưu ý trong q trình sản xuất để khơng ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ, bảo tồn.

+ Tiếp tục thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân; thực hiện khuyến lâm, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng; tăng cường các biện pháp để hạn chế nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác buôn bán gỗ, tài nguyên rừng trái phép. Bảo vệ nghiêm ngặt vùng đệm và rừng ở khu vực vườn quốc gia Chư Yang Sin và khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka.

+ Các cảnh quan vùng đồi núi trên các loại đất dốc, đất tầng mỏng gồm các cảnh quan cây bụi thứ sinh cần đẩy mạnh trồng rừng để che phủ đất chống rửa trơi, xói mịn đất, giữ ẩm và phục hồi độ phì cho đất.

+ Tăng cường các mơ hình nơng - lâm kết hợp. Ở đây ngồi việc cần bảo vệ rừng ngun sinh có thể kết hợp trồng rừng, chăn thả và trồng trọt theo mơ hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng).

3.2.3.3. Đối với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Theo các báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk những năm gần đây cho thấy hiện trạng mơi trường huyện Lắk cịn khá tốt. Từ kết quả tham vấn người dân địa phương, kết hợp với quan điểm và phương hướng phát triển của huyện Lắk, đề tài đã xây dựng các tiêu chí, mục tiêu và các chỉ số nhằm bảo vệ môi trường khu vực huyện Lắk như sau:

Bảng 3.10. Các mục tiêu chí và tiêu chí bảo vệ mơi trường huyện Lắk đến năm

2020

Tiêu chí Mục tiêu Chỉ số Giá trị

Thảm thực vật

Bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái, tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học

Chặt phá rừng, khai thác

lâm sản trái phép Không

Độ che phủ rừng (%) 70%

Mơi trường khơng khí

- Bảo vệ chất lượng mơi trường khơng khí;

- Cải tạo môi trường khơng khí xung quanh khu vực khai thác, vận chuyển đá, cát, vật liệu xây dựng và khu vực chịu ảnh hưởng

Bụi lơ lửng TCVN 5937 - 2005 Tiếng ồn TCVN 5949 - 1998 Môi trường nước

- Đảm bảo chất lượng môi trường nước, thu gom, xử lý nước thải từ các cơ sở sản xuất;

- Tăng cường các biện pháp xử lý nước sạch của người dân

Tỷ lệ thu gom, xử lý

nước thải sinh hoạt (%) 100%

Tỷ lệ nước thải công nghiệp qua xử lý trước

khi thải ra môi trường (%)

100%

PH, COD, BOD, TSS, Coliform, kim loại, dầu

mỡ...

QCVN 08 (B1) 2008/BTNMT

Số hộ dân được sử dụng nước sạch đạt tiêu

chuẩn quốc gia

100%

Mơi trường đất

- Giữ gìn chất lượng và độ ổn định của mơi trường đất, tránh suy thối do xói mịn, rửa trơi;

- Bảo vệ và nâng cao độ phì của đất

Các chất vơ cơ, hữu cơ, kim loại nặng, hóa chất

bảo vệ thực vật,...

TCVN 7209 - 2002 Thu gom và

xử lý rác

Đảm bảo công tác thu gom và xử lý RTR, không để rác thải tồn đọng

Tỷ lệ thu gom rác thải

thải rắn gây ONMT Tỷ lệ thu gom và xử lý

rác thải công nghiệp 100%

Để thực hiện được các mục tiêu, tiêu chí như trên cần thực hiện các giải pháp như sau.

- Chấm dứt nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép. Trong sản xuất nông nghiệp cần áp dụng các phương pháp canh tác thích hợp nhằm khắc phục hiện tượng xói mịn, thối hóa đất; nhất là trên vùng đất dốc.

- Việc khai thác rừng, các nguồn lợi sinh vật rừng phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch và luật pháp quy định. Nghiêm cấm việc đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt nguồn gen động thực vật quí hiếm.

- Việc khai thác sử dụng các nguồn nước phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch. Phải bảo vệ nguồn nước không làm suy kiệt và ô nhiễm nguồn nước.

- Các cơng trình xây dựng phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế, phịng chống rửa trơi, xói mịn, sạt lở, trượt đất.

- Trong cơng nghiệp khuyến khích lựa chọn cơng nghệ sạch trong sản xuất công nghiệp, nâng cao ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho người lao động.

- Cần đầu tư công nghệ khai thác, cải tạo tuyến đường vận chuyển vật liệu xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng môi trường khu vực khai thác và các khu vực chịu ảnh hưởng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan là hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng. Trên cơ sở những vấn đề về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận văn vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu cảnh quan huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nhằm mục đích đưa ra những định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững lâu dài. Luận văn đã thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và đạt được các kết quả như sau:

1. Điều kiện tự nhiên, tài ngun thiên và mơi trường huyện Lắk có sự phân hóa đa dạng, khá phức tạp và chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Các thành phần tự nhiên của lãnh thổ như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật ln có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống động lực gọi là các thể tổng hợp tự nhiên, hay cịn gọi là cảnh quan. Trong hệ thống đó, mỗi thành phần có một vai trị vị trí nhất định, đảm bảo cho sự vận động và phát triển của toàn bộ hệ thống.

2. Trên cơ sở các nguồn tư liệu và dữ liệu thu thập được kết hợp với khảo sát kiểm chứng thực tế về địa bàn nghiên cứu, luận văn đã tiến hành biên tập và thành lập các bản đồ chuyên đề (bản đồ, Địa Chất, Địa mạo, bản đồ Thổ nhưỡng, bản đồ Thảm thực vật) với độ tin cậy cao nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu và là cơ sở đề thành lập bản đồ cảnh quan, các bản đồ đánh giá cảnh quan, bản đồ định hướng phát triển cho khu vực huyện Lắk.

3. Sự phân hóa đa dạng, phức tạp của các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện Lắk quy định đa dạng trong cấu trúc, chức năng cảnh quan lãnh thổ, hình thành nên hệ thống cảnh quan gồm 3 lớp cảnh quan, 5 phụ lớp cảnh quan, 5 kiểu cảnh quan, 12 hạng cảnh quan, 91 loại cảnh quan và 124 dạng cảnh quan thuộc kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa và nằm trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa, ẩm của tự nhiên Việt Nam.

4. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và hiện trạng phát triển cũng như định hướng phát triển nền kinh tế địa phương kết hợp với mục tiêu ban đầu, luận văn đã lựa chọn đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển các ngành nơng nghiệp và lâm nghiệp; tiến hành xác định nhu cầu sinh thái và lựa chọn các tiêu chí,

phân cấp chỉ tiêu, xác định trọng số, nhân tố giới hạn và phương pháp đánh giá đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)