QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

1.3.1. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp coi môi trường tự nhiên không phải là một tập hợp ngẫu nhiên của các vật thể và hiện tượng tự nhiên mà là một tổ hợp có tổ chức. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể, đồng thời do tổ chức mở của hệ địa lý và tổ chức liên tục tự nhiên mà những tác động truyền theo những kênh khác nhau. Quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các hợp phần mà có thể lựa chọn một đại diện chủ đạo quy định đến tổng thể.

Theo quan điểm tổng hợp, khi tiến hành đánh giá trên cở sở phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển nơng - lâm nghiệp địi hỏi phải nghiên cứu tổng hợp các bộ phận cấu thành các dạng cảnh quan đó trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, nghĩa là phải nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các

điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như quy luật phân hóa của chúng. Từ đó, có những định hướng đúng đắn cho từng loại hình phát triển.

1.3.2. Quan điểm hệ thống

Trong tự nhiên, mỗi thực thể luôn tồn tại như một hệ thống nhất gồm nhiều bộ phận cấu thành khác nhau. Mặt khác, mỗi hệ thống không tồn tại độc lập mà luôn là bộ phận của hệ thống lớn hơn. Quan điểm này cho phép nhìn nhận cảnh quan huyện Lắk như một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất bao gồm các hợp phần cấu trúc: nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu và nhân văn. Các bộ phận này ln có sự tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của cảnh quan. Đồng thời, các cảnh quan ln có sự biến đổi do các động lực phát triển bên trong cũng như tác động của các nhân tố bên ngoài thuộc các hệ thống lớn hơn mà cảnh quan đó tồn tại. Nghiên cứu cảnh quan theo quan điểm hệ thống để có những định hướng sử dụng cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích phát triển mà khơng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ thống xung quanh.

Rõ ràng, khi phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan cần phải xem xét mối liên hệ giữa các hợp phần trong cảnh quan và phải dựa trên cơ sở những kết quả phân tích đồng bộ, tồn diện và tổng hợp. Đồng thời, cả hai quan điểm này phải được sử dụng phối hợp chặt chẽ với nhau.

Quan điểm hệ thống coi khu vực Lắk như một địa hệ thống, được hình thành từ mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vât) và các yếu tố xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cảnh quan khu vực Lắk đã dựa trên cơ sở các kết quả phân tích đồng bộ, tồn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hóa của chúng cũng như các mối quan hệ tương tác lẫn nhau.

- Mỗi một thành phần địa lý tự nhiên phải được nghiên cứu tổng hợp trong mối liên hệ biện chứng với các hiện tượng, thành phần khác về không gian lãnh thổ, về thời gian và động lực phát sinh.

- Mỗi một thành phần hoặc đơn vị lãnh thổ địa lý tự nhiên đều có q trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

- Quá trình hoạt động và diễn biến các thành phần đều tuân theo quy luật tự nhiên, đồng thời chịu sự chi phối của đặc điểm kinh tế - xã hội.

1.3.3. Quan điểm kinh tế sinh thái

Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu phải dựa trên cơ sở kinh tế và sinh thái hướng tới bảo vệ môi trường, từ việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên sự biến động, thay đổi các đối tượng mà đề xuất các phương pháp bảo vệ môi trường. Cơ chế hoạt động của hệ kinh tế sinh thái không chỉ dựa vào sự điều chỉnh của tự nhiên mà còn phải dựa vào sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật, sự tổ chức xã hội, pháp luật vào sự quản lý thông qua các quy hoạch và kế hoạch trong phạm vi địa phương và quốc gia.

Sinh vật mà quan trọng hơn cả là lớp phủ thực vật là một thành phần của tự nhiên và có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác của tự nhiên. Lớp phủ thực vật bị phá hủy sẽ dẫn đến xói mịn đất, hạ thấp mức nước ngầm và biến đổi khí hậu. Ngược lại, khi các thành phần tự nhiên khác bị suy thoái cũng dẫn đến sự suy thối tài ngun sinh vật. Chính vì vậy, việc bảo đảm bảo cân bằng sinh thái là rất cần thiết. Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn và bất cứ một tác động nào của con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy,…cũng làm mất cân bằng sinh thái, để lại những hậu quả khôn lường.

Mục tiêu của kinh tế sinh thái rừng là bảo vệ và phát triển vốn rừng, duy trì tính đa dạng sinh học, tăng cường khả năng điều tiết dòng chảy, chống sói mịn, rửa trơi, bảo vệ sự cân bằng của môi trường sinh thái.

Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện mơi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay (WCED, 1987). Tại khu vực nghiên cứu, quan điểm phát triển bền vững được thể hiện ở sự thống nhất lợi ích từ việc phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo được an sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng.

1.3.5. Quan điểm lịch sử

Các đơn vị cảnh quan là các địa tổng thể lãnh thổ tự nhiên, được cấu thành từ các hợp phần tự nhiên. Các hợp phàn này đều tồn tại và phát triển theo một quy luật riêng của nó, song sự tồn tại và phát triển của các hợp phần tự nhiên có mơi quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.

Hiện nay con người tác động lên hầu hết các đơn vị cảnh quan làm chúng biến đổi, có khi là những biến đổi khá lớn làm thay đổi hẳn cấu trúc của cảnh quan. Do vậy việc nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm lịch sử sẽ giúp biết được lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong mối tương quan giữa các yếu tố với nhau. Trên cơ sở đó có biện pháp sử dụng hợp lý, cải tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

Quá trình thực hiện đề tài cần tiến hành thu thập có chọn lọc tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đây là một bước khơng thể thiếu, giúp cho đề tài có tính khoa học mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn. Những tài liệu mang tính chính xác, đầy đủ, cập nhật, có đủ cả bản đồ, số liệu thống kê và các văn bản. Trong quá trình tiến hành có thể so sánh từ nhiều nguồn tài liệu. Thu thập xong thì cần tiến hành sắp xếp theo các loại tài liệu và sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Để thực hiện đề tài tác giả tiến hành thu thập những tài liệu, số liệu, các bài báo, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đó là những tài liệu, số liệu về

điều kiện tự nhiên: khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, địa chất,… và những số liệu về kinh tế xã hội: tổng số dân, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất,…

Mục tiêu của phương pháp này nhằm phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó của khu vực có liên quan đến đề tài. Từ đó nắm bắt những vấn đề đặc trưng cần nghiên cứu của khu vực và đưa ra những biện pháp cần thiết để tiến hành nghiên cứu, đồng thời thấy rõ những tài liệu số liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thơng tin giúp cơng tác điều tra ngồi thực địa hiệu quả hơn.

1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trị quan trọng đối với các ngành nghiên cứu tự nhiên. Phương pháp này cho ta các thông tin đầy đủ hơn về đặc điểm của các hợp phần tự nhiên, về sự phân hoá lãnh thổ nhằm bổ sung cho các kết quả đã nghiên cứu sơ bộ trong phịng. Ngồi ra, với nội dung nghiên cứu của đề tài về đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nơng - lâm nghiệp bền vững, cơng tác khảo sát thực địa sẽ giúp chúng có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng phát triển của ngành nông - lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài cùng với việc thu thập tư liệu từ các nguồn văn bản, bảng số liệu tác giả luôn thực hiện việc kết hợp đi thực tế nghiên cứu địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các tư liệu, các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm. Từ đó, giúp chúng tơi đưa ra các định hướng phát triển tối ưu nhất.

Quá trình khảo sát thực địa diễn ra trong hai đợt. Đợt một từ 20/2/2012 đến 30/2/2012, đợt hai từ 2/10/2012 đến 10/10/2012. Qua hai đợt thực địa, tác giả đã thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên cũng như thực trạng các vấn đề môi trường nảy sinh xảy ra trong khu vực.

1.4.3. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

Đây là phương pháp khơng thể thiếu trong nghiên cứu địa lí. Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lí, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các cơng trình.

Phương pháp bản đồ cịn là phương pháp hữu hiệu để thể hiện sự phân bố không gian các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho các nhà quản lí đưa ra quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc đọc các bảng thống kê dài.

Phương pháp bản đồ và hệ thơng tin địa lí được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bước đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm khái quát nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng của khu vực. Để đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo đơn vị lãnh thổ thì khơng thể khơng thành lập bản đồ cảnh quan. Đề tài đã xây dựng bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1: 100.000 cho khu vực nghiên cứu, dựa trên cơ sở phân tích bản đồ thành phần như: bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ thảm thực vật,… Những bản đồ thành phần được đưa về cùng tỉ lệ rồi chồng xếp lên nhau, lấy đường khoanh trung bình làm ranh giới của các đơn vị cảnh quan.

Phương pháp hệ thơng tin địa lí được sử dụng nhằm thể hiện các đối tượng trên các lớp thơng tin phân tích, tách chiết và tổng hợp các thông tin về đối tượng trên các lớp thông tin đó. Mục đích là để tìm kiếm ra những tính chất chung và đưa vào các lớp thông tin mới, thuận lợi cho công tác đánh giá và thành lập bản đồ.

Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu để xây dựng tuyến khảo sát thực địa, đồng thời làm nền cho việc thành lập các bản đồ chuyên đề. Sử dụng phần mềm Mapinfo 11.0 để thành lập các bản đồ thành phần: Bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng; sử dụng phần mềm Argis 9.3 để biên chỉnh và thành lập bản đồ cảnh quan và các bản đồ đánh giá.

1.4.4. Phương pháp phân tích, tiếp cận hệ thống

Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc cảnh quan, mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn cảnh quan trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng.

Trong nghiên cứu tổng hợp vùng cho mục đích sử dụng hợp lí tài ngun thì phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng. Sử dụng phương pháp này giúp xác định mối quan hệ và tác động tương hỗ của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng như giữa các tổng thể tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức trong không gian và thời gian. Mặt khác sử dụng phương pháp này sẽ giúp xác định rõ bản chất các đơn vị cảnh quan trong một hệ thống tự nhiên chung, từ đó đưa ra những kết luận chính xác về việc bố trí sản xuất, kinh tế theo từng vùng.

1.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài được thực hiện theo trình tự các bước như sau:

Bước 1:

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. Bước đầu xác định những yêu cầu thực tiễn để định hướng nội dung và các bước nghiên cứu cụ thể, từ đó xác định các nhu cầu thông tin cần thiết để đáp ứng được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

- Thu thập tài liệu và xử lý thông tin: các thơng tin trong phịng (bản đồ khu vực nghiên cứu, các tài liệu, cơng trình đã được cơng bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu…) và các thông tin qua khảo sát, nghiên cứu ngồi thực địa.

- Phân tích xử lý để chọn lọc ra các thơng tin có liên quan và có giá trị sử dụng: đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (vị trí địa lý, địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…).

Bước 2:

Đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển nơng, lâm nghiệp. Đây là giai đoạn quan trọng nhất bao gồm các bước nghiên cứu sau:

- Phân tích các yếu tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan khu vực huyện Lắk.

- Đánh giá cảnh quan huyện Lắk cho các mục đích phát triển rừng phịng hộ, rừng sản xuất, phát triển cây hàng năm và cây lúa.

Bước 3:

Thành lập bản đồ định hướng sử dụng không gian lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp và đề xuất một số kiến nghị cho việc sử dụng hợp lý không gian lãnh thổ nghiên cứu. Đây chính là ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu

Mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng đề cương

Thu thập thông tin, dữ liệu

Phân tích đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan

Thành lập bản đồ cảnh quan Phân tích đặc điểm cảnh quan Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát

triển nông, lâm nghiệp

Bước 1 Thành lập bản đồ định hướng sử dụng không gian lãnh thổ Khảo sát thực địa Đề xuất hướng sử dụng Bước 2 Bước 3

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN

2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lắk nằm về phía Đơng Nam của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 54 km theo quốc lộ 27, tổng diện tích tự nhiên là 1.256 km2 bao gồm 1 thị trấn Liên Sơn và 10 đơn vị hành chính xã: Yang Tao, Bơng Krang, Đăk Liêng, Đăk Phơi, Đăk N, Bn Tría, Bn Triêk, Krơng Knơ, Nam Ka và Ea Rbin. Ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Krơng Ana và Krơng Bơng, tỉnh Đắk Lắk - Phía Tây giáp huyện Krơng Nơ, tỉnh Đăk Nơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện lắk, tỉnh đắc lắk (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)