Biến động NH4+ tại thí nghiệm đồng ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa huyện phú xuyên, hà nội001 (Trang 66 - 68)

Nhận thấy biến động NH4+ ở hai cơng thức thí nghiệm đồng ruộng trong giai đoạn đầu (từ 4 – 25 ngày sau cấy) có sự khác biệt rõ rệt so với thí nghiệm trong phòng. Hàm lượng NH4+ tăng mạnh tại thời điểm 18 ngày sau cấy sau đó lại giảm mạnh vào thời kỳ 25 ngày sau cấy. Có sự biến động như vậy là do ảnh hưởng của bón đạm urê (bón thúc đẻ nhánh) làm gia tăng hàm lượng NH4+ trong đất. Sau đó thời kỳ cuối đẻ nhánh (25 ngày sau cấy) hàm lượng NH4+ giảm mạnh vì đối với cây lúa trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển thì nhu cầu đạm cao nhất tại giai đoạn đẻ nhánh nên thời kỳ này cây lúa sẽ hút thu NH4+ lớn nhất làm giảm hàm lượng trong đất.

Từ giai đoạn 25 ngày sau cấy trở đi ở CT1 – NTX thì biến động NH4+ là tăng theo thời gian ngập nước. Điều này có một chút khác biệt so với thí nghiệm trong phịng lý do vì thí nghiệm đồng ruộng mơi trường khơng kỵ khí hồn tồn do cịn có phản ứng hơ hấp của rễ lúa dẫn đến có O2 tồn tại trong đất nên việc phản ứng ơxy hóa kỵ khí amơni làm giảm hàm lượng NH4+ là ít xảy ra. Ngồi ra càng về cuối của quá trình sinh trưởng, phát triển nhu cầu đạm của cây lúa khơng cao mà thay vào đó là cần nhiều kali nên hàm lượng NH4+ trong đất lớn ở thời điểm cuối vụ.

Đối với CT2 – NLP thì giai đoạn rút nước làm giảm hàm lượng NH4+ do giảm quá trình khống hóa và tăng q trình nitrat hóa trong đất lên. Sau khi cho ngập nước trở lại thì biến động tương tự như trong phịng thí nghiệm đó là hàm lượng NH4+ tăng và gia tăng tốc độ khống hóa N – NH4+. Tuy nhiên trong thí nghiệm đồng ruộng hàm lượng NH4+ tại CT2 – NLP thấp hơn so với CT1 – NTX ở thời điểm kết thúc thí ngiệm (84 ngày sau cấy) có thể do áp dụng biện pháp tưới NLP giúp mơi trường có sự khơ ẩm xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ cây lúa phát triển từ đấy giúp tăng khả năng hút thu dinh dưỡng khoáng của cây.

3.4.3.2. Biến động hàm lượng N – NO3- thơng qua hai phương pháp tưới tại thí nghiệm đồng ruộng

Bảng 19 và hình 15 dưới đây sẽ thể hiện sự biến động hàm lượng NO3- trong hai cơng thức thí nghiệm đồng ruộng.

Bảng 19: Biến động hàm lượng NO3- tại hai cơng thức thí nghiệm đồng ruộng

Giai đoạn sinh trưởng Số ngày sau cấy CT1 – NTX CT2 - NLP NO3- (mg/100g đất) Thời điểm NO3- (mg/100g đất)

Cấy – hồi xanh 4 1,23 Ngập 5 cm 1,2

11 0,95 0,92 Đẻ nhánh 18 0,82 Ngập 5 cm 0,8 25 0,67 Rút nước 0,65 Đứng cái – làm đòng 35 0,5 Ngập trở lại 5 cm 1,41 47 0,26 0,42 Trỗ bông 68 0,28 Ngập 5 cm 0,39 Ngậm sữa – chắc xanh 84 0,27 Ngập 5 cm 0,32

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa huyện phú xuyên, hà nội001 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)