Một số tính chất đất khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa huyện phú xuyên, hà nội001 (Trang 48 - 51)

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 TPCG − Trung bình 2 OM % 3,13 3 pHH2O − 6,62 4 NTS % 0,19 5 P2O5TS % 0,18 6 K2OTS % 1,93 7 NH4+ mg/100g đất 2,96 8 NO3- mg/100g đất 1,53

9 P2O5DT theo Olsen Ppm 23,06

1. Thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới đất nghiên cứu là trung bình. Với kết quả này có thể nhận định đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt thích hợp cho canh tác lúa.

2. Phản ứng của đất (pHH2O)

pH là yếu tố quan trọng của đất, ảnh hưởng lớn tới khả năng hịa tan, khống hóa và hấp thu các chất hữu cơ. Giá trị pH có thể giúp đánh giá định tính hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng nhiều hay ít. Sự thay đổi của pH về phía axit hoặc kiềm sẽ kìm hãm sự phát triển của cây trồng khi khơng phù hợp với chúng, thậm chí gây chết cây.

Giá trị pH = 6,62 được đánh giá là trung tính. Cây lúa thích hợp sinh trưởng và phát triển trên đất ít chua hoặc trung tính có pH = 5,5 – 7,5. Như vậy với giá trị pH của đất nghiên cứu có thể khẳng định là phù hợp cho sự phát triển của cây lúa.

3. Chất hữu cơ (% OM)

Chất hữu cơ là một chỉ tiêu quan trọng của độ phì đất. Có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng, trạng thái dễ tiêu và các điều kiện hấp phụ trao đổi chất của cây trồng.

Theo thang đánh giá chất hữu cơ trong đất có thể thấy với hàm lượng OM = 3,13% thì ở mức trung bình nên để duy trì sản xuất lâu dài thì ngồi bổ sung các dịng phân vơ cơ thì cũng cần đưa vào đất các dạng phân hữu cơ để tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất lên.

4. Dung tích hấp phụ trao đổi cation (CEC)

Dung tích hấp phụ trao đổi cation là lượng ion lớn nhất được đất hấp phụ có khả năng trao đổi và được biểu thị bằng mgđl/100g đất. Ảnh hưởng tới khả năng giữ và trao đổi ion dinh dưỡng, đặc biệt là nguyên tố hòa tan nhanh.

Qua kết quả phân tích nhận thấy CEC = 16,48 mgđl/100g đất của đất nghiên cứu ở mức trung bình. Kết quả này cũng có mối tương quan tương đối với OM vì đất càng nhiều mùn thì CEC càng lớn và ngược lại.

5. Hàm lượng N, P2O5, K2O tổng số

Hàm lượng NTS = 0,19% là ở mức khá còn hàm lượng P2O5TS = 0,18% và K2OTS = 1,93% là ở mức giàu. Lý giải cho điều này có thể là do tập quán canh tác của nơng dân bón rất nhiều phân bón vơ cơ và phân chuồng. Tuy nhiên đạm là thành phần rất dễ bị rửa trôi, bay hơi nên tồn dư trong tầng đất canh tác là khơng lớn. Riêng đối với phốt pho thì trong đất chúng có thể liên kết với một số ion kim loại hoặc hidroxit kim loại để tạo thành hợp chất khó tan. Đối với kali thì cũng có thể bị giữ lại trong tinh thể một số khoáng 2:1.

6. Hàm lượng N, P dễ tiêu

Hàm lượng NDT trong đất nghiên cứu bằng tổng hàm lượng NH4+ và NO3- phân tích được và có giá trị là 4,49 mg/100g đất. Theo thang đánh giá ở phụ lục 3 thì hàm lượng NDT này được đánh giá là ở mức trung bình. Theo thang đánh giá P – Olsen thì hàm lượng PDT = 23,06 ppm (>10 ppm) được coi là giàu P. Điều này cũng dễ dàng được giải thích vì khi mơi trường đất trung tính thì lượng ion phốt phat dễ tiêu thường lớn nhất.

Đối với cây lúa nhu cầu sử dụng N, P là cao trong giai đoạn đầu sinh trưởng và phát triển vì vậy dựa vào kết quả phân tích hàm lượng N, P dễ tiêu để có thể điều chỉnh liều lượng phân bón hợp lý nhằm tăng năng suất mà không làm dư thừa trong đất. 3.3. Kết quả thí nghiệm trong phịng

3.3.1. Động thái pH, Eh đất thông qua hai phương pháp tưới

3.3.1.1. Động thái pH đất thông qua hai phương pháp tưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa huyện phú xuyên, hà nội001 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)