Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường từ sản lượng khai thác cát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ Hải Phòng (Trang 109 - 113)

Sản lượng khai thác Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng

tác động rất cao)

Không khai thác cát 1

Khai thác dưới 30% sản lượng so với qui hoạch 2 Khai thác 30% -50% sản lượng so với quy hoạch 3 Khai thác 50% - 70% sản lượng so với quy hoạch 4

Khai thác trên 70% 5

- Tiêu chí 2: Khối lượng bùn cát nạo vét/năm

Ý nghĩa: Hải Phịng là vùng cửa sơng châu thổ, có cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam.

Hoạt động nạo vét duy tu luồng lạch diễn ra thường xuyên do lượng bùn cát đưa vào vùng bờ hàng năm khá lớn (14,6 triệu tần) và có thể gia tăng trong tương lai. Lượng bùn cát này một phần được vận chuyển ra xa bờ nhưng một phần lớn khác lắng đọng ở khu vực cửa sông ven biển gây sa bồi luồng hàng hải khu vực cảng Hải Phịng. Do đó, khối lượng bùn cát nạo vét/năm là tiêu chí có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động nạo vét luồng hàng hải đến môi trường biển (bảng 3.5).

Phương pháp đánh giá: Trên cơ sở khối lượng bùn cát sa bồi phải nạo vét hằng năm để

duy tu luồng hàng hải và xây dựng mới, mở rộng các cảng, mức độ ảnh hưởng theo các khoảng khối lượng bùn cát nạo vét hàng năm được lấy ý kiến từ các chuyên gia.

Bảng 3. 5. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường từ khối lượng nạo vét luồng hàng hải

Khối lượng bùn cát được nạo vét/năm (triệu tấn) Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ tác động từ không tác động đến tác động rất cao) 0 1 <1 2 1 – 3 3 >3 - 5 4 >5 5

3.1.6.2. Nhóm tiêu chí hiện trạng và tác động của hoạt động khai thác cát/nạo vét

Ý nghĩa: Tiêu chí này đánh giá khả năng bồi hồn/sa bồi địa hình đáy sau khi khai thác

cát và nạo vét luồng (gồm cả nhận chìm vật liệu nạo vét). Khả năng này liên qua đến các điều kiện dịng chảy, sóng, khả năng bồi lấp địa hình đáy. Trong tiêu chí này, chỉ tiêu độ sâu tại khu vực khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm vật liệu nạo vét, mức độ biến đổi địa hình đáy có thể được sử dụng là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải đến môi trường khu vực nghiên cứu.

Bảng 3. 6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng từ độ sâu khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải

Độ sâu khu vực khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm (m) Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ tác động từ không tác động đến tác động rất cao) >30 1 >20-30 2 >10- 20 3 6-10 4 <6 5

Phương pháp đánh giá: Số liệu độ sâu đáy biển khu vực khai thác cát, nạo vét luồng

hàng hải và nhận chìm chất nạo vét được thu thập để đánh giá mức độ tác động đến môi trường biển, HST biển. Ở các khoảng độ sâu khác nhau, mức độ bồi tụ và tái sa bồi sẽ khác nhau. Điều này liên quan đến khả năng bồi hồn, sa bồi địa hình đáy biển ban đầu sau khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét. Một số nghiên cứu liên quan [6] đã chỉ ra rằng, khả năng tái sa bồi rất mạnh và giảm dần đến độ sâu 6-20m, khả năng tái sa bồi sẽ không xảy ra ở độ sâu trên 30m. Căn cứ này sẽ được sử dụng để làm cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng đến mơi trường theo Tiêu chí Địa hình đáy biển do khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải (bảng 3.6).

- Tiêu chí 4: Khả năng phát tán TTLL trong mơi trường nước

Ý nghĩa: Quá trình khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm vật liệu nạo vét

gây phát tán TTLL từ các vị trí khai thác, nạo vét và nhận chìm có thể gây ảnh hưởng đến mơi trường xung quanh. Do đó khả năng phát tán TTLL có vai trị khá quan trọng trong

việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải đến mơi trường biển.

Phương pháp đánh giá: Tiêu chí này khó đánh giá một cách định lượng bằng phương

pháp thơng thường, vì vậy khi lượng hóa tác động cần có các kết quả mô phỏng hiện trạng và dự báo bằng mơ hình số trị về phạm vi phát tán của TTLL theo hàm lượng từ các vị trí khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét ra vùng biển xung quanh , từ đó xác định mức độ ảnh hưởng theo thang điểm (Bảng 3.7).

Bảng 3. 7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng từ phát tán TTLL do khai thác cát và nạo vét

luồng hàng hải

Phạm vi phát tán TTLL trong môi trường nước biển mức độ tác động từ không tác động đếnMức độ tác động (1-5 điểm tương ứng tác động rất cao)

Không phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái quan trọng, bãi giống, bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng

thủy hải sản

1 Phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái quan

trọng, bãi giống, bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng thủy hải sản nhưng chưa vượt giới hạn cho phép

2 Phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái, bãi giống,

bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng thủy hải sản xấp xỉ giới hạn cho phép

3 Phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái, bãi giống,

bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng thủy hải sản với hàm

lượng vượt giới hạn cho phép chưa đến 3 lần 4 Phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái, bãi giống,

bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng thủy hải sản với hàm

lượng vượt giới hạn từ 3 lần trở lên 5

- Tiêu chí 5: Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng

hàng hải (bao gồm cả nhận chìm) đến các đối tượng KTXH

Ý nghĩa: Các đối tượng KTXH chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau của hoạt động khai

biển; bãi biển, các di tích lịch sử - văn hóa, khu ni trồng thủy sản. Mức độ ảnh hưởng phần lớn phụ thuộc vào khoảng cách diễn ra các hoạt động này tới các đối tượng KTXH.

Phương pháp đánh giá: Trong tiêu chí đánh giá tác động này, chỉ tiêu khoảng cách từ

khu vực khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm đến các đối tượng KTXH sẽ được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng. Kết quả mơ phỏng lan truyền chất ơ nhiễm cho vùng biển Hải Phịng cho thấy, các khu vực trong phạm vi 5km từ vị trí có các hoạt động này sẽ chịu tác động lớn nhất. Càng xa khu vực diễn ra các hoạt động này mức độ ảnh hưởng càng giảm (bảng 3.8).

Bảng 3. 8. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng theo khoảng cách khai thác cát, nạo vét luồng

hàng hải và nhận chìm chất nạo vét đến đối tượng KTXH

Khoảng cách đến đối tượng KTXH Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ tácđộng từ không tác động đến tác động rất cao)

>15km 1

>10-15km 2

>5-10km 3

1-5km 4

<1km 5

- Tiêu chí 6: Đa dạng sinh học hệ sinh vật đáy

Ý nghĩa: Sinh vật đáy là đối tượng chịu tác động trực tiếp khi hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét diễn ra. Do đó, sử dụng chỉ số đa dạng sinh học so sánh trước và sau khi diễn ra các hoạt động này có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng mơi trường của các hoạt động này đến hệ động vật đáy, làm cơ sở để đánh giá tác động đến HST đáy mềm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ Hải Phòng (Trang 109 - 113)