Tiếp cận hệ thống và quản lý tổng hợp vùng bờ biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ Hải Phòng (Trang 50 - 51)

7. Cấu trúc của luận án

2.1.1. Tiếp cận hệ thống và quản lý tổng hợp vùng bờ biển

Theo cách tiếp cận hệ thống, khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng coi là một hệ thống có sự trao đổi, phát tán vật chất (các nguồn chất gây ô nhiễm do hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải) với vùng biển phía ngoài và các cửa sông. Đó cũng là một hệ động lực có sự phân hoá nhất định theo không gian và biến động theo thời gian.

Với cách tiếp cận này, các điều kiện động lực- trầm tích ở khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng đã có sự cân bằng tương đối. Khi hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải diễn ra, một lượng cát/trầm tích khá lớn bị lấy đi, thay vào đó là các hố

sâu đã tạo ra sự mất cân bằng về vật chất. Ngoài ra, lượng chất gây ô nhiễm và bùn cát do hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải sẽ tham gia vào quá trình lan truyền, khuyếch tán, vận chuyển chung của khu vực và có ảnh hưởng nhất định đến các điều kiện thủy động lực, chất lượng môi trường nước, thay đổi điều kiện bồi xói của khu vực. Tiếp cận hệ thống cho phép đánh giá phạm vi, mức độ ảnh hưởng, động thái di chuyển, phát tán chất ô nhiễm trong các điều kiện khác nhau.

Cũng theo cách tiếp cận này, lượng chất gây ô nhiễm và bùn cát sinh ra do hoạt động khai thác cát/nạo vét luồng không chỉ nằm yên tại các vị trí khai thác cát/nạo vét luồng mà sẽ di chuyển, phát tán ra các khu vực khác nhau theo chuyển động của các khối nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh quá trình vận chuyển, phát tán (bao gồm các quá trình tiêu tán do môi trường) từ các nguồn phát sinh tại các khu vực khai thác cát có ý nghĩa hết sức quan trọng cho nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát/nạo vét luồng đến môi trường nước và các HST ở khu vực nghiên cứu.

Quản lý tổng hợp vùng bờ biển là thể thức quản lý tiên tiến trên cơ sở tiếp cận hệ thống hướng tới phát triển bền vững. Phát triển bền vững được định nghĩa là: “thoả mãn các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” [93]. Trong đó có các tiêu chí: phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ, duy trì hiện trạng môi trường, khai thác tài nguyên hợp lý phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ là cơ sở để xác định giới hạn khai thác cát phù hợp, duy trì nguồn tài nguyên, giảm thiểu tác động đến môi trường nước và các HST.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ Hải Phòng (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w