Xuất bộ tiêu chí đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác cát và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ Hải Phòng (Trang 108 - 118)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải

3.1.6. xuất bộ tiêu chí đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác cát và

nạo vét luồng hàng hải đến mơi trường

Như đã trình bày trong phần tổng quan, về mặt lý luận xây dựng bộ tiêu chí, có thể tóm tắt như sau: Về khái niệm, tiêu chí là những chuẩn mực cụ thể, đặc trưng về thời gian, chất lượng, năng suất trong đánh giá một sự vật hay sự việc có xem xét về sự tuân thủ các quy định. Các tiêu chí hoặc bộ tiêu chí được xây dựng cho từng lĩnh vực để có thể đánh giá và phản ánh được đúng bản chất, tình hình của mỗi sự việc, sự vật trong từng giai đoạn cụ thể và có thể thay đổi sau đó phụ thuộc vào thời gian, hồn cảnh xã hội cũng như điều kiện tự nhiên ở thời điểm đó. Đối với các hoạt động cụ thể như khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải, các tiêu chí được đề xuất tập trung vào đánh giá tác động của chúng đối với HST biển và chất lượng môi trường nước tại điểm khai thác/nạo vét và nhận chìm. Trong thực tiễn, tiêu chí được xây dựng và sử dụng khá rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam cho nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đánh giá mơi trường như đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo hiện trạng môi trường... dưới dạng các chỉ số, chỉ báo. Trong nghiên cứu môi trường biển hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam, tiêu chí, chỉ số và chỉ báo được nghiên cứu phát triển cho đánh giá chất lượng môi trường biển, hệ sinh thái biển và các hoạt động của con người, quá trình tự nhiên gây ảnh hưởng đến các đối tượng môi trường và sinh thái biển. Vùng bờ biển Hải Phòng khá đặc trưng để nghiên cứu quan hệ tương tác giữa các hoạt động

phát triển của con người với môi trường tự nhiên do sự đa dạng về các hoạt động phát triển cũng như các giá trị tự nhiên được khai thác và bảo tồn. Tiếp cận định lượng trong đánh giá ảnh hưởng các hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải ở Hải Phòng theo khung Động lực – Đáp ứng lấy đối tượng chịu tác động là chất lượng môi trường và hệ sinh thái vùng bờ biển hướng tới phát triển bền vững.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và tham vấn chuyên gia về mức độ phù hợp, 11 tiêu chí đánh giá mức độ tác động của hoạt động nạo vét và khai thác cát đến mơi trường vùng ven biển Hải Phịng đã được đề xuất, phân thành 3 nhóm: 1) Nhóm tiêu chí động lực và sức ép của hoạt động khai thác cát/nạo vét; 2) Nhóm tiêu chí hiện trạng và tác động của hoạt động khai thác cát/nạo vét; 3) Nhóm tiêu chí về đáp ứng. Để thử nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát bằng bộ tiêu chí đã đề xuất, 50 nhà khoa học đại diện ở các viện nghiên cứu, nhà quản lý ở các cơ quan quản lý của Hải Phòng được tham vấn bằng phiếu hỏi. Các nội dung tham vấn tập trung vào lượng hóa theo thang điểm 1-5 cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát và nạo vét đến môi trường và HST vùng bờ biển Hải Phòng và đã nhận được 50 phiếu phản hồi. Sau khi nhận được phản hồi kết quả tham vấn, bộ tiêu chí được chỉnh sửa theo các góp ý và điều chỉnh điểm số đánh giá, cụ thể như sau:

3.1.6.1. Nhóm tiêu chí động lực và sức ép của hoạt động khai thác cát/nạo vét

- Tiêu chí 1: Nhu cầu khai thác cát của địa phương

Ý nghĩa: Tiêu chí này cho thể hiện các động lực thúc đẩy hoạt động khai thác cát diễn ra

ở địa phương. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá mức độ tác động của tiêu chí này có thể bao gồm sản lượng khai thác/năm, công suất khai thác cát (bảng 3.4).

Phương pháp đánh giá: Các số liệu sản lượng khai thác, cơng suất khai thác cát có thể

được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường để đánh giá. Mức độ tác động được đánh giá dựa trên ý kiến chuyên gia theo các kịch bản khai thác 30; 50; 70; 100% so với sản lượng khai thác được quy hoạch theo đề án điều chỉnh “Quy hoạch thăm dò, khai thác và

sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Bảng 3. 4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường từ sản lượng khai thác cát

Sản lượng khai thác Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng

tác động rất cao)

Không khai thác cát 1

Khai thác dưới 30% sản lượng so với qui hoạch 2 Khai thác 30% -50% sản lượng so với quy hoạch 3 Khai thác 50% - 70% sản lượng so với quy hoạch 4

Khai thác trên 70% 5

- Tiêu chí 2: Khối lượng bùn cát nạo vét/năm

Ý nghĩa: Hải Phịng là vùng cửa sơng châu thổ, có cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam.

Hoạt động nạo vét duy tu luồng lạch diễn ra thường xuyên do lượng bùn cát đưa vào vùng bờ hàng năm khá lớn (14,6 triệu tần) và có thể gia tăng trong tương lai. Lượng bùn cát này một phần được vận chuyển ra xa bờ nhưng một phần lớn khác lắng đọng ở khu vực cửa sông ven biển gây sa bồi luồng hàng hải khu vực cảng Hải Phịng. Do đó, khối lượng bùn cát nạo vét/năm là tiêu chí có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động nạo vét luồng hàng hải đến môi trường biển (bảng 3.5).

Phương pháp đánh giá: Trên cơ sở khối lượng bùn cát sa bồi phải nạo vét hằng năm để

duy tu luồng hàng hải và xây dựng mới, mở rộng các cảng, mức độ ảnh hưởng theo các khoảng khối lượng bùn cát nạo vét hàng năm được lấy ý kiến từ các chuyên gia.

Bảng 3. 5. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường từ khối lượng nạo vét luồng hàng hải

Khối lượng bùn cát được nạo vét/năm (triệu tấn) Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ tác động từ không tác động đến tác động rất cao) 0 1 <1 2 1 – 3 3 >3 - 5 4 >5 5

3.1.6.2. Nhóm tiêu chí hiện trạng và tác động của hoạt động khai thác cát/nạo vét

Ý nghĩa: Tiêu chí này đánh giá khả năng bồi hồn/sa bồi địa hình đáy sau khi khai thác

cát và nạo vét luồng (gồm cả nhận chìm vật liệu nạo vét). Khả năng này liên qua đến các điều kiện dịng chảy, sóng, khả năng bồi lấp địa hình đáy. Trong tiêu chí này, chỉ tiêu độ sâu tại khu vực khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm vật liệu nạo vét, mức độ biến đổi địa hình đáy có thể được sử dụng là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải đến môi trường khu vực nghiên cứu.

Bảng 3. 6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng từ độ sâu khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải

Độ sâu khu vực khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm (m) Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ tác động từ không tác động đến tác động rất cao) >30 1 >20-30 2 >10- 20 3 6-10 4 <6 5

Phương pháp đánh giá: Số liệu độ sâu đáy biển khu vực khai thác cát, nạo vét luồng

hàng hải và nhận chìm chất nạo vét được thu thập để đánh giá mức độ tác động đến môi trường biển, HST biển. Ở các khoảng độ sâu khác nhau, mức độ bồi tụ và tái sa bồi sẽ khác nhau. Điều này liên quan đến khả năng bồi hồn, sa bồi địa hình đáy biển ban đầu sau khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét. Một số nghiên cứu liên quan [6] đã chỉ ra rằng, khả năng tái sa bồi rất mạnh và giảm dần đến độ sâu 6-20m, khả năng tái sa bồi sẽ không xảy ra ở độ sâu trên 30m. Căn cứ này sẽ được sử dụng để làm cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng đến mơi trường theo Tiêu chí Địa hình đáy biển do khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải (bảng 3.6).

- Tiêu chí 4: Khả năng phát tán TTLL trong mơi trường nước

Ý nghĩa: Quá trình khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm vật liệu nạo vét

gây phát tán TTLL từ các vị trí khai thác, nạo vét và nhận chìm có thể gây ảnh hưởng đến mơi trường xung quanh. Do đó khả năng phát tán TTLL có vai trị khá quan trọng trong

việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải đến môi trường biển.

Phương pháp đánh giá: Tiêu chí này khó đánh giá một cách định lượng bằng phương

pháp thơng thường, vì vậy khi lượng hóa tác động cần có các kết quả mơ phỏng hiện trạng và dự báo bằng mơ hình số trị về phạm vi phát tán của TTLL theo hàm lượng từ các vị trí khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét ra vùng biển xung quanh , từ đó xác định mức độ ảnh hưởng theo thang điểm (Bảng 3.7).

Bảng 3. 7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng từ phát tán TTLL do khai thác cát và nạo vét

luồng hàng hải

Phạm vi phát tán TTLL trong môi trường nước biển mức độ tác động từ không tác động đếnMức độ tác động (1-5 điểm tương ứng tác động rất cao)

Không phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái quan trọng, bãi giống, bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng

thủy hải sản

1 Phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái quan

trọng, bãi giống, bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng thủy hải sản nhưng chưa vượt giới hạn cho phép

2 Phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái, bãi giống,

bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng thủy hải sản xấp xỉ giới hạn cho phép

3 Phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái, bãi giống,

bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng thủy hải sản với hàm

lượng vượt giới hạn cho phép chưa đến 3 lần 4 Phát tán đến các khu bảo tồn, các hệ sinh thái, bãi giống,

bãi đẻ, các khu du lịch, nuôi trồng thủy hải sản với hàm

lượng vượt giới hạn từ 3 lần trở lên 5

- Tiêu chí 5: Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng

hàng hải (bao gồm cả nhận chìm) đến các đối tượng KTXH

Ý nghĩa: Các đối tượng KTXH chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau của hoạt động khai

biển; bãi biển, các di tích lịch sử - văn hóa, khu ni trồng thủy sản. Mức độ ảnh hưởng phần lớn phụ thuộc vào khoảng cách diễn ra các hoạt động này tới các đối tượng KTXH.

Phương pháp đánh giá: Trong tiêu chí đánh giá tác động này, chỉ tiêu khoảng cách từ

khu vực khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm đến các đối tượng KTXH sẽ được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng. Kết quả mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm cho vùng biển Hải Phòng cho thấy, các khu vực trong phạm vi 5km từ vị trí có các hoạt động này sẽ chịu tác động lớn nhất. Càng xa khu vực diễn ra các hoạt động này mức độ ảnh hưởng càng giảm (bảng 3.8).

Bảng 3. 8. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng theo khoảng cách khai thác cát, nạo vét luồng

hàng hải và nhận chìm chất nạo vét đến đối tượng KTXH

Khoảng cách đến đối tượng KTXH Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ tácđộng từ không tác động đến tác động rất cao)

>15km 1

>10-15km 2

>5-10km 3

1-5km 4

<1km 5

- Tiêu chí 6: Đa dạng sinh học hệ sinh vật đáy

Ý nghĩa: Sinh vật đáy là đối tượng chịu tác động trực tiếp khi hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét diễn ra. Do đó, sử dụng chỉ số đa dạng sinh học so sánh trước và sau khi diễn ra các hoạt động này có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng môi trường của các hoạt động này đến hệ động vật đáy, làm cơ sở để đánh giá tác động đến HST đáy mềm.

Bảng 3. 9. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng liên quan đến chỉ số đa dạng sinh học

Chỉ số đa dạng sinh vật đáy (H’) khu vực khai thác/nạo vét Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ tác động từ không tác động đến tác động rất cao) >5 1 >3-5 2 >2-3 3

1-2 4

<1 5

Phương pháp đánh giá: Chỉ số đa dạng sinh học (H’) là phép thống kê có sự tổ hợp của

cả thành phần số lượng lồi và tính đồng đều phân bố hay là khả năng xuất hiện của cá thể trong mỗi loài. Chỉ số đa dạng sinh học cao thể hiện chất lượng môi trường tốt và mức độ đa dạng sinh vật đáy cao. Chỉ số đa dạng sinh học H’ <1 thể hiện mơi trường nước có dấu hiệu ơ nhiễm, H’>1 thể hiện chất lượng môi trường nước tốt (bảng 3.9).

- Tiêu chí 7: Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng

hải và nhận chìm chất nạo vét đến HST vùng bờ biển, vườn quốc gia

Ý nghĩa: Các HST vùng bờ biển nhạy cảm với hàm lượng TTLL cũng như một số chất ô

nhiễm trong môi trường nước. Độ đục cao có thể gây ra chết san hơ do ngăn cản khả năng tiếp nhận ánh sáng của san hô, tương tự đối với cỏ biển và một số loài sinh vật sống trong HST đáy mềm. Việc khai thác cát, nạo vét và nhận chìm sẽ gây gia tăng độ đục và tái phát tán chất ô nhiễm vốn đã bị vùi lấp trong trềm tích đáy biển tại vị trí các hoạt động này và các khu vực lân cận. Ngoài ra, khai thác cát cịn có thể làm suy giảm nguồn phù sa cung cấp cho các khu vực RNM. Càng xa khu vực diễn ra các hoạt động này, mức độ ảnh hưởng của các hoạt động cảng giảm.

Bảng 3. 10. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng theo khoảng cách đến các HST

Khoảng cách từ vị trí khai thác đến các

HST biển, vườn Quốc gia tác động từ không tác động đến tác động rất cao)Mức độ tác động (1-5 điểm tương ứng mức độ

>15km 1

>10-15km 2

>5-10km 3

1-5km 4

<1km 5

Phương pháp đánh giá: Tác động của hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và

nhận chìm chất nạo vét đến các HST lân cận có thể được đánh giá thông qua khoảng cách từ khu vực diễn ra các hoạt động này đến các HST. Do đó, khoảng cách từ vị trí khai thác đến các HST biển là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt động này. Kết quả mô phỏng lan truyền chất ơ nhiễm cho vùng biển Hải Phịng cho thấy các khu vực trong phạm vi 5km từ vị trí có các hoạt động khai thác, nạo

vét và nhận chìm sẽ chịu tác động lớn nhất. Càng xa các khu vực diễn ra các hoạt động này, mức độ ảnh hưởng càng giảm (bảng 3.10).

-Tiêu chí 8: Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét đến ngư trường, bãi giống, bãi đẻ

Ý nghĩa: Các bãi giống, bãi đẻ có ý nghĩa quan trọng trong duy trì và phát triển nguồn lợi

sinh vật biển nói riêng và tài nguyên sinh vật biển nói chung. Các hoạt động khai thác cát, nạo vét và nhận chìm chắc chắn có ảnh hưởng đến các vùng bãi giống, bãi đẻ của các loài sinh vật tương tự như ảnh hưởng đến các HST vùng bờ biển.

Phương pháp xác định: Phạm vi an toàn đối với ngư trường, bãi giống, bãi đẻ vẫn dựa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ Hải Phòng (Trang 108 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w