Xuất giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ Hải Phòng (Trang 135 - 158)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.2.xuất giải pháp quản lý

3.3. Đề xuất các giải pháp quản lý

3.3.2.xuất giải pháp quản lý

3.3.2.1. Giải pháp về chính sách, pháp luật và thể chế

1) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui trong việc quản lý hoạt động khai thác cát, đặc biệt chú trọng cấp tỉnh, thành phố. Hiện nay, các hoạt động khai thác cát chịu sự điều chỉnh của nhiều luật liên quan, trực tiếp là Luật Khống sản, Luật Tài ngun, mơi trưởng biển và hải đảo, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế tài nguyên. Tuy nhiên, do khai thác cát vùng biển nông ven bờ là hoạt động khá đặc thù nên việc áp dụng các chính sách pháp luật trên vào quản lý khai thác cát ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng hiện nay còn bất cập. Đối với nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm ở biển (bao gồm cả chất nạo vét luồng hàng hải), hệ thống văn bản pháp qui khá hoàn chỉnh, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc thực thi những văn bản này cịn gặp rất nhiều vướng mắc. Ví dụ: cơ chế khốn nạo vét luồng hàng hải đã được ban hành nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả do các ràng buộc khác. Chẳng hạn, để triển khai duy tu luồng hàng hải theo cơ chế khoán sẽ phải đáp ứng 2 điều kiện: một là phải xác định khối lượng nạo vét, dựa trên cơ sở số liệu đo đạc nghiệm thu nạo vét, sa bồi trong thời gian tối thiểu 3 năm gần nhất của tuyến luồng đó. Thứ hai là phải có vị trí tiếp nhận vật liệu nạo vét đủ lớn và lâu dài. Đây là những vấn đề rất khó khăn cả về thời gian theo dõi sa bồi lẫn tìm kiếm các vị trí đổ vật liệu nạo vét lên bờ hàng năm đều chưa đạt tiêu chuẩn. Cơ chế xã hội hóa trong hoạt động nạo vét cũng cần được xem xét hoàn thiện theo hướng giảm thiểu

các hoạt động trái phép do lợi dụng hoạt động nạo vét luồng hàng hải để khai thác cát khơng đúng vị trí luồng qui định, nạo vét không đúng độ sâu thiết kế của luồng để gian lận khối lượng.

Hình 3. 18. Đề xuất các vị trí nhận chìm vật liệu nạo vét luồng hàng hải vùng biển

ven bờ Hải Phòng [6]

2) Tăng cường giám sát, chế tài đối với tổ chức vi phạm trong hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải. Mặc dù đã được qui định rõ trong các văn bản qui phạm pháp luật nhưng do lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp khai thác cát không báo cáo đúng với thực tế nhằm hợp thức hóa các nguồn cát khai thác trái phép. Hơn nữa, các doanh nghiệp khai thác cát cũng như đơn vị nạo vét luồng hàng hải thường không xem trọng thực hiện hồn ngun (khai thác cát) hoặc quan trắc mơi trường lâu dài sau khai thác cát và nạo vét luồng. Hơn nữa, tình trạng đăng ký mỏ cát để khai thác nhưng chậm triển khai cũng là một thực tế gây lãng phí, thất thốt ngân sách. Do đó, việc tăng cường giám sát các hoạt động này, đặc biệt trong và sau quá trình khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải rất cần thiết, đồng thời tăng nặng các mức phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định liên quan trong việc quản lý các hoạt động này.

3) Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị quản lý hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải. Tại Hải Phòng, việc quản lý các hoạt động trên thông qua sự phối hợp của nhiều đơn vị. Đặc biệt đối với hoạt động khai thác cát, theo qui định

cần sự phối hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phịng, Cơng an thành phố, Thanh tra thành phố, Cảng vụ hàng hải, Cục thuế, Cục quản lý thị trường, các quận huyện có hoạt động khai thác cát. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan này còn nhiều hạn chế, tồn tại. Vì vậy, thành phố đã ban hành Chỉ thị số 14/CT- UBND ngày 08/07/2019 về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản cát trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Việc phối hợp của các đơn vị quản lý hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải (gồm cả hoạt động nhận chìm ở biển) cần tiếp tục cải thiện đảm bảo hiệu quả về sử dụng nguồn khoáng sản cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái và KTXH. Do đặc điểm của các hoạt động trên diễn ra trong mơi trường biển với các q trình tự nhiên khắc nghiệt: sóng gió, ngập nước, địa hình nền đáy thay đổi liên tục theo thời gian... nên cần sử dụng các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như có sự hỗ trợ của các đơn vị, chuyên gia chuyên ngành kỹ thuật trong quá trình quản lý.

3.3.2.2. Giải pháp xây dựng các công cụ quản lý và ứng dụng khoa học và công nghệ

1) Qui hoạch và phân vùng các khu vực khai thác cát và nhận chìm vật liệu nạo

vét vùng biển ven bờ. Hiện nay, việc phân vùng, xác định ranh giới giữa các khu

vực có các hoạt động kinh tế chưa rõ ràng, có khả năng gây xung đột lợi ích. Cụ thể là xung đột giữa nuôi ngao và khai thác cát chồng lấn trong vùng bãi, biển ven bờ dẫn đến thiệt hại cho người ni ngao. Để hạn chế tình trạng này, cần có quy hoạch phân vùng và thực thi nghiêm chỉnh các quy hoạch này tiến tới đưa khu vực ni ngao ra xa các vị trí khai thác cát hoặc khơng cấp phép khai thác cát gần các vị trí ni ngao.

Việc tìm kiếm các vị trí nhận chìm vật liệu nạo vét là một trong những yêu cầu bắt buộc và thủ tục tốn nhiều thời gian. Theo các quy định hiện hành, để có thể được phê duyệt kế hoạch và triển khai hoạt động nạo vét thì cần phải có vị trí nhận chìm hoặc đổ vật liệu nạo vét dự kiến. Tuy nhiên, tìm kiếm các vị trí đổ bùn cát nạo vét trên địa bàn Hải Phòng hiện nay rất khó khăn, mất nhiều thời gian và thủ tục do thành phố vẫn chưa quy hoạch các vị trí đổ vật liệu nạo vét luồng bao gồm cả nhận chìm ở biển. Thực tế này gây khó khăn, làm chậm thời gian của các doanh nghiệp tham gia nạo vét luồng hàng hải, ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng biển khu vực Hải Phịng.

2) Ứng dụng khoa học và cơng nghệ

- Điều tra, nghiên cứu tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên: trong khi nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ phát triển KTXH của thành phố ngày càng tăng và nguồn vật liệu cát tiếp tục suy giảm thì việc nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn vật liệu khác để thay thế cát là rất cần thiết. Thành phố cần có hỗ trợ cho những nghiên cứu này cũng như đưa ra các cơ chế chính sách sử dụng vật liệu thay thế cát san lấp và xây dựng.

- Lựa chọn vị trí ưu tiên khai thác cát, nhận chìm chất nạo vét trên biển: việc lựa chọn các vị trí ưu tiên khai thác cát và nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải cần căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn. Có thể dựa trên các kết quả phân tích đa tiêu chí phân chia khu vực khai thác tối ưu, khu vực khai thác hạn chế và khu vực khuyến nghị ngừng khai thác cũng như các vị trí nhận chìm ở biển được đề xuất qui hoạch. Tuy nhiên, đối với khai thác cát, khơng cịn khu vực khai thác tối ưu ở vùng ven bờ Hải Phịng. Việc lựa chọn vị trí ưu tiên cịn cần xem xét đến nhu cầu sử dụng, các yêu cầu về quản lý và qui hoạch.

3) Đề xuất các giới hạn khai thác cát: các kết quả phân tích các tác động từ sự thay

đổi địa hình do khai thác cát đến điều kiện dịng chảy, sóng, vận chuyển bùn cát, biến động bồi tụ - xói lở và nhóm các kịch bản tính tốn dự báo phát tán chất gây ơ nhiễm trong q trình khai thác cát là cơ sở để đề xuất, có thể tóm tắt như sau:

- Vận tốc dịng chảy chỉ thay đổi ở các khu vực gần vị trí khai thác cát, có thể tăng lên từ 2-10cm/s. Mức độ thay đổi tùy thuộc vào chênh lệch độ sâu trước và sau khi có hoạt động khai thác cát, lớn hơn khi tăng độ sâu do cường độ khai thác lớn. Trong điều kiện thời tiết bình thường những tác động có biểu hiện nhỏ hơn so với điều kiện thời tiết cực đoan (sóng gió mạnh). Những ảnh hưởng do thay đổi độ sâu đến trường dòng chảy cũng được biểu hiện rõ rệt hơn với các hướng sóng gió đến từ các hướng NE và SW.

- Tăng độ sâu tại một số vị trí khai thác cát cũng làm tăng nhẹ độ cao sóng khi truyền qua khu vực khai thác cát trước khi vào bờ. Cũng tương tự như đối với trường dòng chảy, những biểu hiện do khai thác cát đến tăng độ cao và nhiễu động của trường sóng rõ rệt hơn với các trường hợp khai thác cát tăng (khai thác 100% các dự án đã được cấp phép và 100% theo quy hoạch). Ảnh hưởng làm tăng độ cao sóng do khai thác cũng càng trở lên rõ rệt hơn trong điều kiện thời tiết cực đoan.

- Khi hoạt động khai thác cát kết thúc, các hố sâu tại những vị trí này đã có ảnh hưởng nhất định đến phân bố TTLL trung bình. Hàm lượng TTLL có xu hướng

giảm nhẹ ở gần các vị trí khai thác cát. Những ảnh hưởng đến TTLL do khai thác cát chỉ thể hiện rõ ở các điều kiện thời tiết bình thường. Ngược lại, trong các điều kiện động lực biển cực đoan, khi xảy ra q trình xói lở, bào mịn đáy, hàm lượng TTLL tăng mạnh và lớn hơn so với những ảnh hưởng đến TTLL khi khai thác cát.

- Cân bằng bùn cát thay đổi mạnh do hoạt động khai thác cát. Sau khi có sự xuất hiện của các vùng trũng do khai thác cát, dòng bùn cát từ vùng cửa sơng ven biển Hải Phịng di chuyển về hướng Nam-Tây Nam và từ bờ ra phía ngồi biển bị suy giảm mạnh do quá trình san bằng địa hình. Sự suy giảm này cũng có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng lên của độ sâu do khai thác cát (nhóm kịch bản khai thác 100% các dự án đã được cấp phép và 100% theo quy hoạch).

- Cùng với sự tăng lên mạnh của tốc độ bồi tụ ở các vị trí khai thác cát, tốc độ xói lở, bào mịn đáy ở các vị trí lân cận khu vực khai thác cát cũng tăng lên rõ rệt. Xu hướng này tăng lên cùng với sự tăng lên của cường độ khai thác cát (thể hiện rõ hơn ở các kịch bản tính khai thác 100% dự án đã cấp phép, 70% và 100% theo quy hoạch). Như vậy, khi gia tăng lượng cát khai thác, độ sâu nền đáy tăng lên thì kèm theo cũng sẽ là sự gia tăng xói lở ở khu vực lân cận các vị trí khai thác cát.

- Trong quá trình khai thác cát, các chất gây ơ nhiễm đã tích tụ trong trầm tích bị đưa trở lại môi trường nước, làm tăng hàm lượng các nhóm chất hữu cơ (0,01- 0,04mgO2/l), dinh dưỡng của ni-tơ và phốt - pho (0,0004-0,002mg/l) và kim loại nặng (0,0005-0,004µg/l) ở các khu vực có hoạt động khai thác cát và vùng lân cận. Hàm lượng chất gây ô nhiễm đưa trở lại môi trường nước tăng dần theo công suất khai thác nhưng không lớn. Mặc dù hàm lượng chất gây ơ nhiễm tăng lên cịn khá nhỏ so với các giá trị hàm lượng nền của các thông số chất lượng nước nhưng khi cộng hưởng tác động cùng với các nguồn khác, hoạt động này cũng có thể làm tăng nguy cơ ơ nhiễm mơi trường cho vùng ven bờ biển Hải Phịng.

Như vậy, để duy trì việc khai thác hợp lý và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường của khu vực thì lượng khai thác cát tối đa được đề xuất như sau:

- Giới hạn lượng cát khai thác hằng năm duy trì trong khoảng 9,3 triệu m3 đến 15 triệu m3. Tương ứng là lượng cát tối đa khai thác hằng ngày giới hạn trong khoảng 1208 m3/giờ đến 1929 m3/giờ. Đây cũng là căn cứ để xem xét cấp thêm các giấy phép khai thác mới. Do lượng bùn cát vận chuyển đến vùng nghiên cứu giảm xuống còn 3,6 triệu tấn trong giai đoạn gần đây [141] cũng như ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu, lượng cát khai thác hàng năm có thể phân kỳ thành một số giai đoạn như sau: có thể khai thác tối đa đến 15 triệu m3/năm trong vịng 5

năm tới (2020-2025), sau đó giảm xuống khoảng 10 triệu m3/năm trong vòng 5 năm giai đoạn tiếp theo (2025-2030) và tiếp tục giảm xuống khoảng 5 triệu m3/năm trong giai đoạn sau năm 2030. Trong từng giai đoạn, cần có đánh giá ảnh hưởng tổng hợp vào cuối kỳ.

- Phạm vi không gian khai thác hợp lý nhưng vẫn cần hạn chế ở khoảng độ sâu đáy biển từ 6 đến 10m (xem hình 3.17) và nên tập trung ở vùng cửa sông Văn Úc.

- Lựa chọn thời gian khai thác cát hợp lý để hạn chế phạm vi phán tán chất gây ơ nhiễm trong q trình khai thác cát vào môi trường nước: thời gian tốt nhất để giảm những tác động đến mơi trường nước của khu vực trong q trình khai thác cát là thời điểm nước ròng và những ngày triều kém.

- Độ sâu khai thác của các mỏ cát hiện nay so với đáy biển (và cả trong quy hoạch) thay đổi thấp nhất là 2,1m, và sâu nhất lên tới 7,2m. Khi sự chênh lệch độ sâu giữa khu vực khai thác cát và các vùng nước cịn lại càng lớn thì ảnh hưởng mơi trường càng mạnh và phức tạp. Vì vậy, độ sâu sau khi khai thác cát chỉ nên giới hạn dưới 6,0m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4) Tăng cường sử dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải

Việc sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong các hoạt động nạo vét luồng hàng hải và khai thác cát sẽ giảm thiểu các tác động môi trường của các hoạt động này. Những kỹ thuật tiên tiến có thể áp dụng như đo sâu hồi âm đa tia (multibeam echosounder) để xác định độ sâu các tuyến luồng, các khu vực khai thác cát, tính tốn xác định khối lượng nạo vét và khai thác.

Nghiên cứu cải tiến các mơ hình số trị để dễ sử dụng và đáp ứng nhanh trong mô phỏng, dự báo các điều kiện thủy động lực, vận chuyển trầm tích và phát tán các chất gây ơ nhiễm trong quá trình nạo vét luồng hàng hải, nhận chìm và khai thác cát ven bờ biển ở Hải Phịng nhằm cung cấp nhanh thơng tin về mức độ, phạm vi ảnh hưởng của hoạt động này đến môi trường nước của khu vực. Việc sử dụng mơ hình số trị cũng có thể giúp lựa chọn phương án tối ưu nhất trong quá trình nạo vét luồng hàng hải và khai thác cát để tác động đến môi trường nước của các hoạt động này được giảm thiểu đến mức thấp nhất.

Ngoài ra cũng cần hỗ trợ các nghiên cứu khoa học để tìm ra cơ chế, nguyên nhân của hiện tượng sa bồi luồng hàng hải trong điều kiện các hoạt động phát triển đang gia tăng ở vùng bờ biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, từ đó có thể cung cấp các hiểu biết về cơ chế, nguyên nhân của hiện tượng sa bồi luồng cảng khu vực Hải Phòng. Qua đó, có thể góp phần đề xuất các giải pháp, hạn

chế, giảm thiểu những tác động của hiện tượng này trong dài hạn.

Tóm lại, trong Chương 3, những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường do nạo vét duy tu luồng hàng hải và khai thác cát bao gồm: sự thay đổi độ sâu (ở vị trí khai thác cát/nạo vét và nhận chìm), thay đổi chế độ dịng chảy, vận chuyển bùn cát,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ Hải Phòng (Trang 135 - 158)