, tr 1a‐4a.
1. Nguyễn Bính: Hà Nam tỉnh, Kim Bảng huyện, Đặng Xá xã, Tranh thôn thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký hiệu
AE 13
15
a
rồi lại định bắt mẹ con Thục Nương. Thục Nương dùng kiếm chém chết nhiều tên giặc, phá vây chạy đến bến sông xã Tiên La, huyện Diên Hà, trốn ở ngôi chùa bên chợ. Bà giả làm nam tăng trụ trì tại chùa, ni chí báo thù Tơ Định. Bà chiêu tập anh hùng hào kiệt thành đội quân nghìn người, tự xưng là Bát Nạn đại tướng quân. Quân Tô Định bị bà đánh thua nhiều trận. Sau, bà được Trưng Trắc vời về cùng hiệp sức đánh Tô Định. Tô Định bị đánh bại, Trưng Trắc xưng là Trưng Vương. Mấy năm sau, nhà Hán phái Lộ Bác Đức Phục Ba tướng quân sang xâm chiếm nước ta. Thục Nương giúp Trưng Vương chống giặc và giết được nhiều binh tướng của chúng. Lộ Bác Đức tiếp chiến với Thục Nương, thấy nàng đẹp, quyết chí bắt nàng làm vợ. Về sau Thục Nương bị thua trận, nàng chạy đến gốc một cây tùng và dùng kiếm tự vẫn. Dân thương tiếc, dựng lăng miếu ở đó để thờ.
THỤY NƯƠNG1
Thời Bắc thuộc ở trang Tây Nha, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam có ơng bà Bùi Cẩn và Lê Thị Huệ sinh được một người con gái rất xinh đẹp gọi là Thụy Nương. Năm Thụy Nương 13 tuổi, cha mẹ qua đời, nàng cử tang cha mẹ cực kỳ hiếu kính.
Thuở ấy, thái thú Tô Định tham tàn bạo ngược, nhân dân khắp nơi sôi sục căm thù. Thụy Nương cũng ngày đêm tập rèn võ nghệ chờ cơ hội nổi lên chống lại Tô Định.
Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh ở Hát Môn, Thụy Nương đến xin gia nhập nghĩa quân. Trưng Trắc vô cùng mừng rỡ, coi như chị em ruột. Khi Trưng Trắc khởi binh, bà đã sát cánh cùng các tướng lĩnh đánh bại Tô Định.
Sau khi thắng, bà xin Trưng Vương cho được đi chu du thiên hạ, khi đến xã Đăng Xá, huyện Kim Bảng,
______________________________
1. Nguyễn Bính: Hà Nam tỉnh, Kim Bảng huyện, Đặng Xá xã, Tranh thôn thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký hiệu Tranh thôn thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký hiệu AE 13
15
a
tỉnh Hà Nam thấy phong cảnh thôn Tranh xinh đẹp, bà ghé vào chơi rồi cho mổ trâu bò khao thưởng nhân dân. Nhân dân đến bái yết bà rất đông và xin được làm gia thần, bà xuất vàng bạc ban thưởng cho dân, sau đó trở về xin Trưng Vương lấy thôn Tranh làm ấp thang mộc.
Khi về ở thôn Tranh, bà xuất tiền của giúp dân làm ăn, khuyến khích nghề nơng tang, cứu giúp người nghèo, chẳng bao lâu nơi đây trở nên trù phú.
Được hơn hai năm bà không bệnh mà mất, nhân dân thôn Tranh vô cùng thương tiếc, lập đền thờ trên nền cung cũ của bà. Đền thờ bà rất thiêng, cầu đảo điều gì cũng linh ứng.
Bà được tôn phong là Thượng đẳng phúc thần.
THỤY NƯƠNG1
Thụy Nương người xã Lam Sơn, huyện Lương Sơn, phủ Thiệu Thiên thuộc Ái Châu, cha là Hùng Đức Công, mẹ là Trần Thị Châu. Năm lên 8 tuổi, Thụy Nương theo học Hoa Đường tiên sinh, lớn lên văn võ kiêm toàn. Sau, bà di cư đến ở xã Hoàng Mai, huyện Tây Quan, phủ Thái Bình, đạo Sơn Nam. Bà cùng ba anh trai chiêu tập quân sĩ Hát Giang giúp Trưng Trắc khởi nghĩa đánh Tô Định. Tô Định bị đánh bại, bà được phong là Thụy Nương công chúa. Về sau bốn anh em bà cùng hóa ở núi Kim Tinh quê cũ của bà. Dân xã Hoàng Mai dựng cung sở phụng thờ.
______________________________
1. Nguyễn Bính: Thái Bình tỉnh, Đơng Quan huyện, Phương Mai xã thần tích, năm Hồng Phúc 1 1572 , ký hiệu AE 5