Định hướng quy hoạch vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 97 - 106)

3.3. Định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

3.3.1. Định hướng quy hoạch vùng

3.3.1.1. Đất và sử dụng đất

a. Đối với đất nông nghiệp

Theo quy hoạch tổng thể để thực hiện được mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 như đã nêu ở trên, nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp của huyện đến năm 2020 cần có khoảng trên 13.000ha.

Nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện đến năm 2020 được xác định như sau:

- Diện tích đất trồng lúa : giữ ổn định khoảng 9.200 - 9.300ha. - Diện tích đất chuyên màu: xấp xỉ khoảng 300ha.

- Diện tích đất trang trại chăn ni: khoảng xấp xỉ 150ha. - Diện tích đất trồng cây ăn quả: giữ ổn định khoảng trên 500ha

Cần hướng đến chuyển đổi cây trồng, tăng năng suất cao trên đơn vị diện tích bằng các mơ hình 50 triệu đồng/ha với những tập đồn cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai (thuốc lá, thuốc lào, dâu tằm, ớt, cà chua, dưa leo, đỗ lạc, khoai

tây…) của từng tiểu vùng, nhất là những nơi đất cao pha cát, tưới tiêu thuận lợi trên các cồn cát cổ, thuộc các tiểu vùng trong đê. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ cần ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh; cơ cấu giống lúa chuyển đổi nhanh sang trồng các giống lúa ngắn ngày, lúa chất lượng cao; chú trọng quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển một số vùng lúa chất lượng cao, khu chăn nuôi và vùng nuôi thủy sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Cần thực hiện quy vùng sản xuất cây màu với diện tích lớn như ở Vân Trường, An Ninh, Vũ Lăng, Nam Hồng, Đông Xuyên, Nam Thanh, ...Việc cải tạo vườn tạp, ao hồ sang trồng cây ăn quả, cây cảnh và nuôi thủy sản được đẩy mạnh.

Dồn điền đổi thửa để hình thành các trang trại sản xuất chuyên canh hay áp dụng và nhân rộng các mơ hình VAC theo hướng chuyển đổi những nơi ngập úng lụt, chua phèn,… cây lúa có năng suất thấp trước đây sang NTTS nước ngọt ( cá nước ngọt, tôm càng xanh…). Hiện nay quỹ đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Tiền Hải đã được tận dụng khai thác khá triệt để, tuy nhiên trên một số diện tích úng trũng chưa có biện pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lí, xét điều kiện thực tế địa phương, diện tích này có thể chuyển sang ni trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang thâm canh các loại cây rau màu ở những chân ruộng cao, cát giồng mang lại giá trị kinh tế cao.

Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp cần được giao cho các hộ nông dân, các tổ chức… để có những hướng sử dụng ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu cần xác định được các loại cây, con chủ lực và hình thành nên những vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

Ngoài việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ nâng cao năng suất các loại cây trồng, thì cần chú trọng việc chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất khá lớn, ví dụ như chuyển đổi một phần diện tích đất lúa ở những khu vực úng, trũng sang nuôi trồng thuỷ sản.

Tập trung xây dựng các chủ trương, chính sách chuyển đổi diện tích sản xuất lúa ở những khu vực úng, trũng, khả năng thốt nước kém sử dụng khơng hiệu quả

sang mô hình sản xuất trang trại, gia trại. Phát triển ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo vùng, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất đạt chất lượng cao, chuyển diện tích cây lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt và cây rau màu có giá trị kinh tế cao, hạn chế chuyển dịch lúa sang nuôi trồng thủy sản nước lợ. Vùng chuyển đổi diện tích cây lúa kém hiệu quả, diện tích đất trũng sang ni trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi: Tập trung ở các xã ven biển như Nam Hưng, Nam Phú, Nam Hồng, Nam Hà, Nam Hải…

Ngoài ra tập trung đầu tư thâm canh trên phần diện tích thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp.Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hố. Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất cây con mang tính hàng hố cao, vùng ni trồng thuỷ sản; vùng chăn ni tập trung…

Phát triển những cây có thế mạnh như đậu tương, lạc. Vùng chuyên màu tập trung ở các xã có vùng đất cao như xã Đông Trà, Đông Quý…

Vùng chuyên trồng hoa cây cảnh: tập trung ở các xã ven biển Thị trấn, thị tứ như Nam Trung, Nam Thanh…

Đánh giá khả năng quai đê lấn biển trong vùng, trước hết là khu vực đất cao đủ điều kiện quai đê phía ngoài đê quốc gia thuộc xã Nam Phú để sớm cải tạo đưa vào sử dụng theo hướng nuôi tôm sinh thái.

b. Đối với đất phi nông nghiệp

Đây là loại đất sử dụng có hiệu quả của huyện Tiền Hải. Các loại đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ đang có chiều hướng ngày càng tăng, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Tuy nhiên, chất lượng các cơng trình cơng cộng, hạ tầng kỹ thuật, văn hố phúc lợi cơng cộng, đã và đang bị xuống cấp, hạn chế hiệu quả sử dụng.

Theo số liệu thống kê thì cơ cấu sử dụng đất như hiện nay là tương đối hợp lý, tuy nhiên trong tương lai, để phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần bố trí thêm quỹ đất cho các dự án cơ sở hạ tầng cũng như các dự án khu cơng nghiệp. Vì thế cần có những định hướng sử dụng đất ở, khu dân cư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện như sau:

- Đất đô thị

+ Tập trung khai thác triệt để quỹ đất hiện có, tận dụng không gian, nâng cao hệ số xây dựng.

+ Tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch thêm các khu chung cư hoặc dãn dân ra các vùng ngoại thị trấn.

+ Chú trọng quy hoạch, mở rộng diện tích khơng gian thị trấn Tiền Hải về các xã (Tây Giang, Tây Sơn và một phần xã Đông Lâm, Đông Cơ) đồng thời nâng cấp thị trấn lên thành đô thị loại IV vào năm 2020; Hình thành 2 thị trấn (Nam Trung, Đông Minh) vào giai đoạn 2016 - 2020.

- Đất khu dân cư nông thôn

+ Bố trí các khu dân cư nơng thơn phải đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu ăn ở đi lại… phù hợp với phong tục tập quán địa phương, thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

+ Phải tận dụng triệt để diện tích vườn, diện tích đất xây dựng kém hiệu quả để tự giãn cho nhân dân.

+ Xây dựng bố trí, cải tạo các khu dân cư theo mơ hình khép kín. Dành quỹ đất thích hợp trên các trục đường chính của huyện, xã nhằm mục đích đấu giá quyền sử dụng đất ở.

- Định hướng sử dụng đất chuyên dùng

+ Giao thông phải đáp ứng nhu cầu đi lại, trao đổi, thơng thương hàng hố và yêu cầu của tiến trình phát triển kinh tế của huyện, tỉnh.

+ Đất công cộng phải đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, học tập, khám chữa bệnh… của nhân dân.

+ Quỹ đất chuyên dùng phải đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch…

+ Dành quỹ đất hợp lý xây dựng các bãi chứa, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế chôn cất rải rác, gần các khu dân cư, nguồn nước…

+ Thu hồi diện tích đất xây dựng sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả chuyển đổi sang sử dụng cho các mục đích khác hiệu quả hơn.

- Dành quỹ đất thích hợp, ưu tiên phát triển công nghiệp, du lịch.

3.3.1.2. Phát triển lâm nghiệp

Theo số liệu thống kê những năm gần đây, đất rừng của huyện hiện có 984,99ha, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển (chiếm 99,69% diện tích rừng), được phân bố chủ yếu ở các xã ven biển như Nam Thịnh, Nam Phú, Nam Hưng.

Cần hạn chế chuyển đất rừng sang mục đích sử dụng khác, nhất là đối với rừng phòng hộ ven biển, để bảo đảm cảnh quan thiên nhiên, góp phần giữ đất và chắn sóng, chắn cát. Cần tiếp tục bảo vệ diện tích rừng hiện có và trồng thêm khoảng xấp xỉ 200ha.

Rừng ngập mặn ven biển huyện Tiền Hải cần duy trì RNM hiện có, mở rộng diện tích rừng trên những lâm phần hoang hóa sau khi làm đầm ni tơm thất bại, nhất là trên các cồn đảo cửa sông, các bãi triều cao ở tất cả các tiểu vùng thuộc nhóm ngồi đê

Đối với rừng phịng hộ trên bãi, cồn cát, trồng phi có thể kết hợp trồng thêm keo lá tràm, keo tai tượng, có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phịng hộ ven biển. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ trồng rừng phòng hộ, lấn biển

Cần đẩy mạnh trồng cây phân tán trên các cát nội đồng, ven đường thôn xã, ven sông, hồ…trên tất cả các tiểu vùng thuộc nhóm đê

3.3.1.3. Phát triển nuôi trồng thủy sản

Nghiên cứu công nghệ sinh học nhằm cải thiện giống loài, tăng khả năng thích nghi với mơi trường. Nghiên cứu thay thế việc đánh bắt bằng nuôi trong môi trường tự nhiên

Nghiên cứu tập trung chọn tạo để có được đàn bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống (đàn bố mẹ, sinh sản…) đảm bảo con giống có chất lượng cao, được kiểm soát tốt, đủ số lượng, kịp mùa vụ.

Trong nuôi tôm, con giống quyết định đến 50% thành công vụ nuôi. Do vậy, việc chọn tôm giống đúng quy cách phải được quan tâm hàng đầu. Chất lượng con giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh đối với

tơm ni. Do đó, tơm giống thả ni cần chọn mua từ các cơ sở sản xuất tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, tơm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định; tơm Postlarva có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, taura, IMNV, hoại tử gan tụy...

Tập hợp tuyển chọn và lưu giữ giống thuần, thuần hóa những lồi thủy sản mới nhập nội, lai tạo giữa các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế để tạo ra các giống mới có năng suất và hiệu quả

Sắp xếp và tổ chức lại, củng cố, nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

Tập trung đào tạo cán bộ có chun mơn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý; xã hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường.

Xã hội hóa cơng tác khuyến ngư, phát triển mạng lưới cộng tác viên cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và trao đổi thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật và thị trường đến người sản xuất.

Lồng ghép các vấn đề môi trường trong quá trình hoạch định kế hoạch phát triển thủy sản theo từng lĩnh vực ngành. Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của ngành thủy sản.

Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý mơi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ mơi trường để giảm thiểu tình trạng xả thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm mơi trường.

Đầu tư hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác hải sản theo mùa vụ. Nghiêm cấm khai thác các đối tượng đang trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các công cụ khai thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản.

Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến dự kiến bố trí trên phần bãi triều cao nằm phía ngồi đê quốc gia hiện nay

Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở tôm, ngao trên các phương tiện thông tin đại chúng để các hộ nuôi trồng thực hiện nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, bảo vệ thành quả lao động của mình.

3.3.1.4. Vấn đề môi trường

Ơ nhiễm mơi trường khơng chỉ là vấn đề cấp bách vùng ven biển huyện Tiền Hải mà là tình trạng chung trong quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do chất thải không được xử lý xả thải trực tiếp ra môi trường. Thực trạng môi trường huyện Tiền Hải biểu hiện như sau:

- Mơi trường nước:

+ Nhìn chung các sơng, ao, hồ hiện đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm và đang có xu hướng ngày một tăng, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư, khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực sản xuất công nghiệp tập trung. Nguyên nhân bị ô nhiễm là do tất cả các loại nước thải hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không tốt đều đổ ra sông, hồ.

+ Phần lớn các giếng khoan và giếng khơi có chất lượng nước đảm bảo các quy định của TCVN 5944 - 1995, chưa có dấu hiệu bị ơ nhiễm.

+ Các kết quả phân tích mẫu nước thải sau sản xuất công nghiệp tại KCN gốm sứ, xi măng Tiền Hải cho thấy hàm lượng kẽm Zn2+ đạt 10,92mg/l, vượt TCCP loại A là 10,92 lần (TCCP loại A là 1,0mg/l), vượt TCCP loại B là 5,1 lần (TCCP loại B là 2mg/l), vượt TCCP loại C là 2,1 lần (TCCP loại C là 5,0mg/l).

Có thể đánh giá mơi trường khơng khí trên địa bàn huyện khá trong lành, các chỉ tiêu nồng độ trung bình của bụi và các khí độc (CO, SO2, NO2) đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ ở một số khu vực đường giao thơng, nhà máy, xí nghiệp.

Kết quả đo đạc, quan trắc tại Công ty Gạch men Long Hầu và Phân xưởng sản xuất xi măng trắng (thuộc Cơng ty xi măng Thái Bình) cho thấy nồng độ các chất khí độc hại CO, NO2, SO2 đều đạt dưới TCCP, tuy nhiên, tại hầu hết các khu vực sản xuất đều bị ô nhiễm bụi, một số nơi nồng độ bụi vượt TCCP tới 2,9 lần (phân xưởng lị lửa đảo của Cơng ty Gạch men Long Hầu). Kết quả quan trắc tại khu vực sân Công ty Gạch men sứ Long Hầu (gần phân xưởng phun men và lò tuynel nung gạch) cho thấy nồng độ bụi đạt trị số rất cao, vượt TCCP đối với môi trường xung quanh tới 19,2 lần. Các hoạt động giao thông trên đường 39B đã gây nên nồng độ bụi vượt TCCP đối với mơi trường khơng khí xung quanh từ 1,1 đến 1,4 lần.

+ Quan trắc tại Công ty xi măng trắng thuộc Khu cơng nghiệp khí mỏ Tiền Hải cho thấy nồng độ bụi tại hầu hết các khu vực sản xuất đều vượt TCCP từ 1,6 đến 4,7 lần, nồng độ các khí độc hại đều dưới TCCP.

+ Ô nhiễm tiếng ồn: hiện tại, môi trường tiếng ồn ở Tiền Hải mới chỉ đề cập đến đối với các khu công nghiệp, tại các cơ sở sản xuất và do hoạt động giao thông vận tải trên các tuyến chính. Nguồn số liệu về tiếng ồn được đo rải rác trong từng thời điểm tại Khu cơng nghiệp khí mỏ Tiền Hải và đường 39B, dọc Khu cơng nghiệp khí mỏ Tiền Hải cho thấy tiếng ồn phát sinh trong các hoạt động sản xuất rất đa dạng, tiếng ồn này tác động liên tục, thường xuyên đến người lao động gây tác hại không tốt đến thính giác, sức khỏe, trạng thái và tâm lý. Tại KCN khí mỏ Tiền Hải, ở phân xưởng xi măng trắng trong khu vực nghiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)