Quy hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 93)

- Quy hoạch chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang mục đích sử dụng khác:

 Hạng mục Vị trí

D.tích tăng thêm

(ha)

Lấy vào các loại đất LUC  CS

 Đồng giáp sông Vàng Đơng Hồng 14,00 14,00

 Đồng Đường Chá (thôn Quân Bác Đông) Vân Trường 4,00 4,00 

 Đồng Kinh Xuyên, thôn An Phụ Đông Trung 2,50 2,50 

 Đồng Giữa, thôn Mỹ Đức Đông Trung 1,65 1,65 

 Đồng Nghệ Bắc, thôn Định Cư Tây Đông Trà 4,50 4,50 



Đồng xóm 8 (thơn Lợi Thành) + xóm 2 (thơn

Trà Lý) Đơng Quý 4,33 4,33

 Thôn Hợp Châu Nam Thịnh 6,20 6,20 

 Thôn Châu Nhai Nam Thanh 4,50 4,50

 Đồng Khánh Ngoại Tây Lương 3,00 3,00 



Đồng Gồ Tranh, Sau Trạm xá, Đình Trung, Ao

Cụ Thỉnh Tây An 4,00 4,00 

 Bãi Cồn Nổi Nam Hải 5,00 5,00 

 Bãi Hồng Tiến Nam Hải 10,00

10,0 0 

 Đồng Cách Tư Tây Phong 3,50 3,50  

 Khu ven làng Đại Hữu Tây Ninh 1,35 1,35  

 Vùng nội cồn Tây Ninh 1,26 1,26  

 Thôn Vĩnh Ninh Tây Ninh 1,20 1,20  

 Thôn Vĩnh Ninh Tây Ninh 0,55 0,55  

 Khu Đức Cường Nam Cường 1,68 1,68  

 Xứ đồng 70 Đông Long 3,60 3,60  

 Đồng Đơng Minh (xóm 9 Văn Hải) Đơng Phong 1,00 1,00

 Khu Ghềnh xống cá (Thanh Đồng) Đông Lâm 8,00 8,00

TỔNG 85,82 61,82

10,0

Trong kỳ quy hoạch cần chuyển 181,86ha đất nuôi trồng thủy sản sang mục đích sử dụng khác. Cụ thể là chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp 45,14ha (đất nông nghiệp khác), sang đất phi nông nghiệp 136,72ha.

Như vậy đến cuối kỳ quy hoạch diện tích đất ni trồng thủy sản là 2116,18ha, giảm 96,04ha so với năm 2010.

Đất nông nghiệp khác

- Quy hoạch mở rộng đất nông nghiệp khác:

Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất nơng nghiệp khác được mở rộng thêm 226,17 ha, tồn bộ diện tích trên được sử dụng để xây dựng các khu chăn nuôi và trang trại chăn ni tập trung. Diện tích này được lấy từ đất trồng lúa kém hiệu quả (162,39 ha), đất trồng cây hàng năm khác (17,64ha), đất nuôi trồng thủy sản (45,14ha) và đất bằng chưa sử dụng (1ha).

Bảng 3.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp khác đến năm 2020

TT Xứ đồng Vị trí

Diện tích tăng thêm

(ha)

Lấy vào các loại đất LUC HNK NTS BCS

1 Khu chăn nuôi tập trung Tân Lạc-Mỹ Đức Đơng Hồng 16,80 16,80

2 Đồng Bể Láng (thôn Quân Bác Nam) Vân Trường 1,00 1,00

3 Đồng Bể Láng (thôn Bác Trạch 1) Vân Trường 2,00 2,00

4 Thôn Chỉ Trung + Mỹ Đức Đông Trung 5,00 5,00

5 Khu chăn nuôi tập trung (Nghệ Bắc, thôn Định Cư Tây) Đông Trà 10,00 10,00

6 Vùng 27 mẫu Đông Hải 23,10 8,66 14,44

7 Khu chăn ni tập trung xóm 8 và xóm 2 Đơng Quý 13,70 13,70

8 Ven đê 6 (giáp xã Nam Cường) Nam Thắng 14,70 14,70

9 Trang trại tổng hợp khu Gồ Chanh Tây Tiến 4,50 3,50 1,00

10 Khu vực cánh Đông + Nam – T. Đông Cao Tây Tiến 4,80 4,80

11 Khu chăn nuôi tập trung Đồng Rừng Vũ Lăng 10,00 10,00

12 Đồng B2 Nam Phú 12,00 6,00 6,00

13 Khu chăn nuôi tập trung Bắc Hải 5,00 5,00

TT Xứ đồng Vị trí

Diện tích tăng thêm

(ha)

Lấy vào các loại đất LUC HNK NTS BCS

15 Bãi Sông Lân Nam Hải 5,00 5,00

16 Bãi Nắng Sông Lân Tây Phong 2,40 2,40

17 Bãi Nắng Sông Lân Tây Phong 0,90 0,90

18 Trang trại chăn nuôi Tây Ninh 10,00 10,00

19 Thơn Hồng Mơn Nam Cường 2,76 2,76

20 Thơn Trí Cường Nam Cường 3,38 3,38

21 Đồng X60 (Long Hải) Đông Xuyên 0,50 0,50

22 Khu C Nông trường Nam Hưng 14,00 14,00

23 Khu chăn nuôi tập trung Đồng Tân Đỉnh Đông Lâm 10,00 10,00

24 Bãi ngồi đê (xóm 4) Phương Giang Nam Hồng 10,00 10,00

25 Vùng trũng bãi Hướng Tân Nam Hà 18,00 18,00

26 Đồng ngồi Đơng Cơ 6,93 6,93

27 Khu Năng Tĩnh - Thủ Chính Nam Chính 13,70 13,70

TỔNG 226,17 162,39 17,64 45,14 1,00

Đất phi nông nghiệp

Đất phi nơng nghiệp có tổng nhu cầu sử dụng tăng thêm xấp xỉ 1300 ha. Theo phương án được xây dựng, từ nay đến năm 2020 toàn huyện phải chuyển 1596,75ha đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp, trong đó lấy từ đất lúa nước 1.312,51 ha, đất cây hàng năm khác 58,43ha, 89,1ha đất cây lâu năm và 136,72 ha đất nuôi trồng thủy sản.

Trong kỳ quy hoạch dự kiến mở rộng thị trấn Tiền Hải thêm trên 1000 ha, lấy đất của toàn bộ 2 xã Tây Giang, Tây Sơn và một phần của xã Đông Lâm, Đông Cơ. Đồng thời thành lập 2 thị trấn: Nam Trung và Đông Minh trên cơ sở hai xã Nam Trung và Đơng Minh. Vì vậy diện tích đất ở đơ thị sẽ tăng thêm trên 300ha.

Đất giao thông: Để đảm bảo giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

của huyện cần đầu tư nâng cấp mở rộng và xây dựng mới hệ thống đường giao thông của huyện với tổng nhu cầu sử dụng đất cho mục đích giao thơng từ nay đến năm 2020 tăng thêm là 590,88ha. Bao gồm các tuyến sau: tuyến đường quốc lộ ven biển, đường 39B (mở rộng), đường tránh 39B, đường 221A (mở rộng), đường 221B

(mở rộng), đường 221D (mở rộng), tuyến Trái Diêm - Cồn Vành, đường cứu hộ, cứu nạn, các tuyến liên xã, liên thôn, nội thôn, các tuyến trong khu dân cư mới và đường nội đồng. Ngoài ra quy hoạch sử dụng đất từ nay đến năm 2020 cịn phải tính đến nhu cầu quy hoạch các bến xe khách.

Nhận xét:

Các hệ sinh thái ven biển huyện Tiền Hải là những hệ rất nhạy cảm, và kém ổn định so với nhiều hệ sinh thái khác. Theo quy hoạch sử dụng đất huyện Tiền Hải đến năm 2020 ta thấy có sự biến động sử dụng các loại đất kéo theo sự thay đổi cũng như mở rộng hay thu hẹp lại các loại cảnh quan dựa vào mục đích sử dụng đất của huyện

- Có sự mở rộng diện tích đất lâm nghiệp : biến động tăng 176ha, làm tăng diện tích cảnh quan rừng ngập mặn

- Giảm diện tích đất nông nghiệp 1.393,65ha so với hiện trạng năm 2010, như vậy, sẽ kéo theo sự biến động của hệ sinh thái cảnh quan cùng với sự biến đổi về thành phần cấu trúc, số lượng cũng như chất lượng các cảnh quan lúa nước (đất trồng lúa nước của huyện là 9145,3ha, giảm 1552,4ha so với năm 2010), cảnh quan nuôi trồng thủy sản cũng có xu thế tăng do diện tích đất ni trồng thủy sản là 2116,18ha, giảm 96,04ha so với năm 2010.

- Đến năm 2020 toàn huyện phải chuyển 1596,75ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, như vậy một số cảnh quan đô thị sẽ được thay thế cho cảnh quan lúa nước, cây hàng năm, cây lâu năm và cảnh quan nuôi trồng thủy sản (tôm sú, cá, ngao…).

3.3. Định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan huyện Tiền Hải được dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn sau:

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch – những ngành kinh tế chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế khu vực hiện nay

- Những thay đổi quan trọng đối với khu vực nghiên cứu về sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, diễn biến cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ,

- Cấu trúc cảnh quan thể hiện rõ đặc điểm phân hóa về điều kiện tự nhiên cũng như tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ cho phát triển ngành kinh tế. Do đó, kết quả phân tích biến động cảnh quan là một căn cứ khoa học quan trọng trong việc định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện Tiền Hải

- Những tiềm năng của khu vực nghiên cứu cho phát triển kinh tế thể hiện chức năng của cảnh quan (ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch)

- Mục đích cuối cùng của định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ là phục vụ cuộc sống và hoạt động phát triển của con người. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát cộng đồng dân cư địa phương tại khu vực nghiên cứu cung cấp những căn cứ khoa học quan trọng trong định hướng sử dụng cảnh quan lãnh thổ theo hướng bền vững

3.3.1. Định hướng quy hoạch vùng

3.3.1.1. Đất và sử dụng đất

a. Đối với đất nông nghiệp

Theo quy hoạch tổng thể để thực hiện được mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 như đã nêu ở trên, nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp của huyện đến năm 2020 cần có khoảng trên 13.000ha.

Nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện đến năm 2020 được xác định như sau:

- Diện tích đất trồng lúa : giữ ổn định khoảng 9.200 - 9.300ha. - Diện tích đất chuyên màu: xấp xỉ khoảng 300ha.

- Diện tích đất trang trại chăn ni: khoảng xấp xỉ 150ha. - Diện tích đất trồng cây ăn quả: giữ ổn định khoảng trên 500ha

Cần hướng đến chuyển đổi cây trồng, tăng năng suất cao trên đơn vị diện tích bằng các mơ hình 50 triệu đồng/ha với những tập đồn cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai (thuốc lá, thuốc lào, dâu tằm, ớt, cà chua, dưa leo, đỗ lạc, khoai

tây…) của từng tiểu vùng, nhất là những nơi đất cao pha cát, tưới tiêu thuận lợi trên các cồn cát cổ, thuộc các tiểu vùng trong đê. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ cần ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh; cơ cấu giống lúa chuyển đổi nhanh sang trồng các giống lúa ngắn ngày, lúa chất lượng cao; chú trọng quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển một số vùng lúa chất lượng cao, khu chăn nuôi và vùng nuôi thủy sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Cần thực hiện quy vùng sản xuất cây màu với diện tích lớn như ở Vân Trường, An Ninh, Vũ Lăng, Nam Hồng, Đông Xuyên, Nam Thanh, ...Việc cải tạo vườn tạp, ao hồ sang trồng cây ăn quả, cây cảnh và nuôi thủy sản được đẩy mạnh.

Dồn điền đổi thửa để hình thành các trang trại sản xuất chuyên canh hay áp dụng và nhân rộng các mơ hình VAC theo hướng chuyển đổi những nơi ngập úng lụt, chua phèn,… cây lúa có năng suất thấp trước đây sang NTTS nước ngọt ( cá nước ngọt, tôm càng xanh…). Hiện nay quỹ đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Tiền Hải đã được tận dụng khai thác khá triệt để, tuy nhiên trên một số diện tích úng trũng chưa có biện pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lí, xét điều kiện thực tế địa phương, diện tích này có thể chuyển sang ni trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang thâm canh các loại cây rau màu ở những chân ruộng cao, cát giồng mang lại giá trị kinh tế cao.

Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp cần được giao cho các hộ nông dân, các tổ chức… để có những hướng sử dụng ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu cần xác định được các loại cây, con chủ lực và hình thành nên những vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

Ngoài việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ nâng cao năng suất các loại cây trồng, thì cần chú trọng việc chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất khá lớn, ví dụ như chuyển đổi một phần diện tích đất lúa ở những khu vực úng, trũng sang nuôi trồng thuỷ sản.

Tập trung xây dựng các chủ trương, chính sách chuyển đổi diện tích sản xuất lúa ở những khu vực úng, trũng, khả năng thốt nước kém sử dụng khơng hiệu quả

sang mơ hình sản xuất trang trại, gia trại. Phát triển ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo vùng, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất đạt chất lượng cao, chuyển diện tích cây lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt và cây rau màu có giá trị kinh tế cao, hạn chế chuyển dịch lúa sang nuôi trồng thủy sản nước lợ. Vùng chuyển đổi diện tích cây lúa kém hiệu quả, diện tích đất trũng sang ni trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi: Tập trung ở các xã ven biển như Nam Hưng, Nam Phú, Nam Hồng, Nam Hà, Nam Hải…

Ngoài ra tập trung đầu tư thâm canh trên phần diện tích thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp.Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất cây con mang tính hàng hố cao, vùng nuôi trồng thuỷ sản; vùng chăn nuôi tập trung…

Phát triển những cây có thế mạnh như đậu tương, lạc. Vùng chuyên màu tập trung ở các xã có vùng đất cao như xã Đông Trà, Đông Quý…

Vùng chuyên trồng hoa cây cảnh: tập trung ở các xã ven biển Thị trấn, thị tứ như Nam Trung, Nam Thanh…

Đánh giá khả năng quai đê lấn biển trong vùng, trước hết là khu vực đất cao đủ điều kiện quai đê phía ngồi đê quốc gia thuộc xã Nam Phú để sớm cải tạo đưa vào sử dụng theo hướng nuôi tôm sinh thái.

b. Đối với đất phi nông nghiệp

Đây là loại đất sử dụng có hiệu quả của huyện Tiền Hải. Các loại đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ đang có chiều hướng ngày càng tăng, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Tuy nhiên, chất lượng các cơng trình cơng cộng, hạ tầng kỹ thuật, văn hố phúc lợi công cộng, đã và đang bị xuống cấp, hạn chế hiệu quả sử dụng.

Theo số liệu thống kê thì cơ cấu sử dụng đất như hiện nay là tương đối hợp lý, tuy nhiên trong tương lai, để phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần bố trí thêm quỹ đất cho các dự án cơ sở hạ tầng cũng như các dự án khu cơng nghiệp. Vì thế cần có những định hướng sử dụng đất ở, khu dân cư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện như sau:

- Đất đô thị

+ Tập trung khai thác triệt để quỹ đất hiện có, tận dụng không gian, nâng cao hệ số xây dựng.

+ Tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch thêm các khu chung cư hoặc dãn dân ra các vùng ngoại thị trấn.

+ Chú trọng quy hoạch, mở rộng diện tích khơng gian thị trấn Tiền Hải về các xã (Tây Giang, Tây Sơn và một phần xã Đông Lâm, Đông Cơ) đồng thời nâng cấp thị trấn lên thành đô thị loại IV vào năm 2020; Hình thành 2 thị trấn (Nam Trung, Đông Minh) vào giai đoạn 2016 - 2020.

- Đất khu dân cư nơng thơn

+ Bố trí các khu dân cư nơng thơn phải đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu ăn ở đi lại… phù hợp với phong tục tập quán địa phương, thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

+ Phải tận dụng triệt để diện tích vườn, diện tích đất xây dựng kém hiệu quả để tự giãn cho nhân dân.

+ Xây dựng bố trí, cải tạo các khu dân cư theo mơ hình khép kín. Dành quỹ đất thích hợp trên các trục đường chính của huyện, xã nhằm mục đích đấu giá quyền sử dụng đất ở.

- Định hướng sử dụng đất chuyên dùng

+ Giao thông phải đáp ứng nhu cầu đi lại, trao đổi, thơng thương hàng hố và yêu cầu của tiến trình phát triển kinh tế của huyện, tỉnh.

+ Đất công cộng phải đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, học tập, khám chữa bệnh… của nhân dân.

+ Quỹ đất chuyên dùng phải đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch…

+ Dành quỹ đất hợp lý xây dựng các bãi chứa, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế chôn cất rải rác, gần các khu dân cư, nguồn nước…

+ Thu hồi diện tích đất xây dựng sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả chuyển đổi sang sử dụng cho các mục đích khác hiệu quả hơn.

- Dành quỹ đất thích hợp, ưu tiên phát triển cơng nghiệp, du lịch.

3.3.1.2. Phát triển lâm nghiệp

Theo số liệu thống kê những năm gần đây, đất rừng của huyện hiện có 984,99ha, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển (chiếm 99,69% diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 93)