Phân bố dân cư huyện Tiền Hải năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 55 - 59)

STT Đơn vị hành chính Dân số (ngƣời) Diện tích (km 2) Mật độ (ngƣời/km2) Tổng số 231.489 226,04 1.006 1 T.T Tiền Hải 6.393 1,58 4.046 2 Xã Tây Sơn 4.086 3,94 1.037 3 Xã Tây An 3.541 3,69 960 4 Xã Tây Tiến 4.512 5,31 850 5 Xã Tây Phong 4.462 4,58 974 6 Xã Tây Giang 6.215 4,77 1.303 7 Xã Tây Ninh 5.669 4,96 1.143 8 Xã Tây Lương 7.309 6,34 1.153 9 Xã An Ninh 7.697 5,77 1.334 10 Xã Bắc Hải 8.045 6,3 1.277 11 Xã Vân Trường 9.596 6,48 1.481 12 Xã Vũ Lăng 5.070 5,94 854 13 Xã Phương Công 6.399 4,29 1.492 14 Xã Đơng Hồng 6.864 7,24 948 15 Xã Đông Minh 8.695 8,34 1.043 16 Xã Đông Cơ 6.716 7,81 860 17 Xã Đông Trà 4.444 4,83 920 18 Xã Đông Long 5.489 6,77 811 19 Xã Đông Phong 5.959 5,83 1.022 20 Xã Đông Quý 5.692 5 1.138 21 Xã Đông Trung 5.124 4,16 1.232 22 Xã Đông Xuyên 6.287 5,44 1.156 23 Xã Đông Lâm 5.437 5,57 976 24 Xã Đông Hải 3.253 5,59 582 25 Xã Nam Trung 12.287 7,84 1.567 26 Xã Nam Hưng 5.443 12,71 428 27 Xã Nam Phú 5.032 24,75 203 28 Xã Nam Chính 7.237 6,27 1.154 29 Xã Nam Cường 3.151 3,72 847 30 Xã Nam Hà 6.872 6,04 1.138 31 Xã Nam Hải 10.995 5,59 1.967 32 Xã Nam Hồng 10.556 8,32 1.269 33 Xã Nam Thanh 8.061 3,53 2.284 34 Xã Nam Thắng 8.781 5,86 1.498 35 Xã Nam Thịnh 6.442 8,39 768

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

Huyện Tiền Hải có diện tích đất nơng nghiệp là 14.938,97 ha (chiếm 66,09% diện tích tự nhiên của tồn huyện), đất phi nông nghiệp 6.737,98 ha (chiếm 29,81%) và đất chưa sử dụng là 927,52 ha (chiếm 4,1%) (Hình 2.7)

Hình 2.7: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình tỷ lệ 1:50.000 (Niên giám thông kê huyện Tiền Hải năm 2013)

2.2.3. Cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, huyện đã quan tâm đầu tư hệ kết cấu hạ tầng điện – đường – trường – trạm khá đồng bộ và hiện đại. 100% các xã có điện sử dụng, đường liên huyện, liên xã được bê tơng hóa tạo điều kiện cho giao thơng thuận lợi.

- Tồn huyện có hơn 30 chợ, trong đó có 1 chợ loại 2 là chợ Đơng Minh, số cịn lại đều là chợ loại 3 (24 chợ) và chợ tạm (5 chợ) chiếm trên 92% phân bố đều ở cả 3 khu (Đơng, Nam, Tây). Hàng hóa trong chợ chủ yếu là nơng sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng thông dụng phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân. Tổng diện tích của 30 chợ là 92.157 m2 . Đa số các chợ có quy mơ nhỏ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu hàng hóa hàng ngày của dân cư trong huyện.

- Giao thơng: hiện nay huyện có mạng lưới giao thơng đường bộ đường thủy tương đối hồn thiện. Hoạt động giao thơng vận tải đã được xã hội hóa cao, các loại hình vẫn tải phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu đi lại và vận tải hàng hóa.

+ Ngồi quốc lộ 39B và các tỉnh lộ, với ba mặt tiếp giáp sông - biển, Tiền Hải có giao thơng đường biển thuận lợi có thể thi đến các cảng trong nước, các cảng của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực (Nam Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kơng, Hàn Quốc...); Có đường sơng thơng thương với các tỉnh nằm dọc sơng Hồng, sơng Thái Bình; Có điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa và là tiềm năng to lớn để phát triển ngành vận tải sông - biển.

+Tỉnh lộ Đồng Châu, tỉnh lộ 221A nối liền các huyện phía tây, phía bắc của tỉnh và ven biển với tổng chiều dài 79,6km.

+ 100% số xã có đường ơtơ được rải nhựa, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đi lại của người dân. Đường xã có chiều dài tổng cộng là 1038,68 km, trong đó đường đá nhựa là 160,39 km; đường bê tông xi măng là 662,98 km; đường đất 213,81 km. Tổng cầu đường xã là 95 cái/423m.

- Tồn huyện có 6639 cơ sở, hộ kinh doanh thương mại phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch được hình thánh từ những năm 1960 đến nay có 22 khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch.

- Cơ sở vật chất cho ngành y tế những năm gần đây đã được đầu tư trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại phục vụ cuộc sống, sức khỏe và công tác khám chữa bệnh cho người dân. Gồm bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải và nhiều trạm ý tế xã…đạt chuẩn quốc gia.

- Trường học được xây dựng tu bổ khang trang sạch sẽ, nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Là nguồn cung cấp cho đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai. Đến nay toàn huyện đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở 35/35 xã, thị trấn. Nghị quyết 167 của Huyện uỷ và đề án 06 của UBND huyện về chủ trương, giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010 đã được triển khai thực hiện, đáp ứng với yêu cầu phát triển và nguyện vọng của nhân dân. Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng so với những năm trước. Nhiều đơn vị trường học đã xây dựng được nhà cao tầng. Tỷ lệ phòng học chức năng ngày càng nhiều, góp phần nâng cao chất lượng học tập. Công tác hướng nghiệp và dạy nghề cũng được quan tâm, chú trọng.

- Hiện nay 100% xã có bưu điện văn hóa, trên 60% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Tại 35 xã trên địa bàn huyện đều có nhà văn hố câu lạc bộ văn hóa thể thao. Một số xã đã quan tâm xây dựng nhà văn hố thơn, đến nay toàn huyện đã thành lập được 103 nhà văn hố thơn, làng, trong đó có 16 nhà văn hố thơn, làng được xây dựng mới, số còn lại là các điểm di tích đình, làng… Các nhà văn hố xã hoạt động tích cực như: xã Nam Cường, Nam Hải, Tây Lương, Đông Quý, Đông Lâm…

2.2.4. Phát triển kinh tế

Những năm qua, với lợi thế có nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp phong phú, mạng lưới giao thông thuận lợi…Tiền Hải đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm (năm 2012) đạt 2.490,4 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng, ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm so với năm 2005.

Tổng doanh thu năm 2012 là 3.113.423,9 triệu đồng, trong đó: thành thị là 515.256,9 triệu đồng, nông thôn 2.598.167 triệu đồng. Thị trấn Tiền Hải có doanh thu lớn nhất huyện với 515.256,9 triệu đồng.

2.2.4.1. Ngành nông, lâm nghiệp

Sản xuất nông nghiệp huyện Tiền Hải ln giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế, là nguồn sống cơ bản của đại bộ phận dân cư. Cơ cấu sản xuất kinh tế trong nơng nghiệp có nhiều chuyển biến theo hướng sản xuất hang hóa gắn với hiệu quả kinh tế, tổ chức sản xuất theo phương thức trang trại, hộ gia đình ở khắp các xã và thị trấn trên địa bàn huyện.

Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn được sàng lọc và đưa vào phục vụ sản xuất.

Kinh tế biển được khai thác có hiệu quả cao theo hướng kết hợp ni trồng và đánh bắt, phương thức ni từng bước có sự chuyển biển theo hướng thâm canh, bán thâm canh với nhiều đối tượng ni có giá trị kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2011 đạt 15,7%/năm, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 680 kg/người/năm.

* Về trồng trọt:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 55 - 59)