Đánh giá hỗ trợ tuân thủ điều trị

Một phần của tài liệu TỶ lệ sử DỤNG CHẤT gây NGHIỆN và các yếu tố LIÊN QUAN TRÊN MSM ĐANG điều TRỊ ARV tại OPC bến TRE (Trang 29 - 31)

Chƣơng 1 : Tổng qua ny văn

1.6. Đánh giá hỗ trợ tuân thủ điều trị

1.6.1. Mục tiêu của việc duy trì tuân thủ điều trị

- Tuân thủ điều trị thuốc ARV là việc ngƣời bệnh uống đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định của thầy thuốc, đến khám và làm xét nghiệm theo lịch hẹn.

- Tuân thủ điều trị tốt có tác dụng:

o Ức chế sự nhân lên của HIV, cải thiện tình trạng lâm sàng và miễn dịch;

o Giảm nguy cơ xuất hiện HIV kháng thuốc ARV và thất bại điều trị;

o Giảm nguy cơ lây truyền HIV sang ngƣời khác.

1.6.2. Đánh giá tuân thủ điều trị tại các cơ sở điều trị HIV

- Đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm đánh giá uống thuốc đúng theo chỉ định,tái khám và xét nghiệm đúng hẹn.

- Đánh giá sự tuân thủ điều trị uống thuốc ARV: thực hiện trong tất cả các lần ngƣời bệnh đến tái khám dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của ngƣời bệnh, sổ tự ghi, báo cáo của ngƣời hỗ trợ điều trị. Theo dõi việc đến khám, lĩnh thuốc và làm xét nghiệm theo lịch của ngƣời bệnh.

- Liên hệ với ngƣời bệnh để nhắc nhở họ đến khám và lấy thuốc đúng hẹn qua điện thoại hoặc mạng lƣới đồng đẳng viên/ngƣời hỗ trợ điều trị hoặc nhân viên y tế xã, phƣờng thôn bản.

- Đánh giá sự tuân thủ điều trị tốt nhất thông qua việc theo dõi xét nghiệm tải lƣợng HIV thƣờng quy.[1]

1.6.3. Hƣớng dẫn khi ngƣời bệnh quên uống thuốc ARV:

- Nhớ lúc nào uống lúc đó (uống liều đã quên).

- Uống liều kế tiếp nhƣ sau: Nếu khoảng cách giữa 2 liều dƣới 4 giờ (đối với ngƣời uống một ngày hai liều thuốc) hoặc dƣới 12 giờ (đối với ngƣời uống một ngày một liều thuốc) thì phải đợi trên 4 giờ hoặc trên 12 giờ mới uống thuốc. Nếu giờ uống liều kế tiếp khó khăn cho ngƣời bệnh thì có thể phải bỏ liều này. Ngày hơm sau lại uống thuốc theo giờ cố định nhƣ thƣờng lệ

Bảng 1- 6 Đánh giá mức độ tuân thủ khi uống thuốc ARV

Số liều thuốc mỗi ngày Mức độ tuân thủ điều trị

Số liều thuốc quên trong tháng

Uống 2 liều ARV mỗi ngày Tốt 1- 3

Không tốt ≥ 4

Uống 1 liều ARV mỗi ngày Tốt 1

Không tốt ≥ 2

Lƣu ý: Nếu ngƣời bệnh tuân thủ điều trị không tốt, cần phải tìm hiểu lý do, đƣa ra các giải pháp, giúp ngƣời bệnh tuân thủ điều trị.

1.6.4. Tƣ vấn tăng cƣờng tuân thủ điều trị ở ngƣời bệnh có tải lƣợng HIV ≥ 200 bản sao/ml lƣợng HIV ≥ 200 bản sao/ml

Tƣ vấn tăng cƣờng tuân thủ điều trị là nhằm mục đích hỗ trợ ngƣời bệnh tuân thủ tốt điều trị ARV để đạt đƣợc ngƣỡng ức chế HIV < 200 bản sao/ml.

Mục tiêu của tƣ vấn tăng cƣờng tuân thủ điều trị:

- Giúp ngƣời bệnh xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ và tìm ra biện pháp thích hợp để vƣợt qua các rào cản tuân thủ điều trị (rào cản liên quan đến kiến thức, hành vi, kinh tế, cảm xúc). Xem Phụ lục 13.

- Đánh giá tuân thủ điều trị để loại trừ khả năng tuân thủ điều trị kém trƣớc khi quyết định chuyển phác đồ bậc hai hoặc bậc ba.

- Tƣ vấn tăng cƣờng tuân thủ điều trị cần đƣợc thực hiện ngay sau khi ngƣời bệnh có kết quả tải lƣợng HIV ≥ 200 bản sao/ml và đƣợc thực hiện lại lần hai sau đó một tháng.

Ở buổi tƣ vấn tăng cƣờng tuân thủ điều trị lần hai cần đánh giá lại sự tuân thủ của ngƣời bệnh. Nếu ngƣời bệnh tuân thủ điều trị không tốt, thực hiện tƣ vấn tăng cƣờng tuân thủ điều trị lần ba sau đó một tháng[1]

Một phần của tài liệu TỶ lệ sử DỤNG CHẤT gây NGHIỆN và các yếu tố LIÊN QUAN TRÊN MSM ĐANG điều TRỊ ARV tại OPC bến TRE (Trang 29 - 31)