CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan về hiện trạng nguồn phế thải giàu sắt tại Việt Nam
1.3.2. Tổng quan về bùn thải nhà máy xử lý nước cấp từ nước ngầm
a. Giới thiệu
Việt Nam có nguồn tài nguyên nước phong phú bao gồm cả nước mặt và nước ngầm. Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Nguồn nước ngầm hiện chiếm khoảng 35 - 50% tổng lượng
nước cấp sinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc, tuy nhiên, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và suy giảm trữ lượng [28].
Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khống hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Khi chảy qua các địa tầng chứa cát và granite thường có tính axit và chứa ít chất khống, khi chảy qua các địa tầng chứa đá vơi thì nước có độ cứng và độ kiềm cao. Đặc trưng chung của nước ngầm là chứa nhiều khống chất hịa tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi. Thêm vào đó nguồn nước ngầm cịn dễ bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân từ con người. Các chất thải độc hại từ hoạt động của con người, các chất thải hóa học, phân bón,.. lâu dần ngấm vào nguồn nước, tích tụ và làm suy thối nguồn nước ngầm [35]. Vì vậy, nguồn nước ngầm cần phải được xử lý trước khi sử dụng.
Bùn thải được tạo ra trong quá trình tháo hoặc tách các bể lắng và rửa thiết bị lọc trong quá trình xử lý nước từ nguồn nước ngầm. Các thành phần của bùn thải trong các nhà máy nước ngầm cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của nguồn nước thơ, các giai đoạn xử lý bằng hóa chất và hiệu quả của các bể tạo bông, bể lắng. Huyền phù chứa trong bùn thải bao gồm các chất có trong nước trước khi xử lý là thực vật phù du, vô cơ và các chất hữu cơ flocculated, hydroxit kim loại (sắt, mangan) và các chất được thêm vào để thúc đẩy các quá trình xử lý. Hơn nữa, các nhà máy nước ngầm được xây dựng đều có quy trình xử lý hàm lượng sắt và mangan do đó bùn thải có chứa một lượng lớn sắt (III) và mangan (III, IV) sau quá trình oxi hóa các ion M2+, keo tụ, lắng lọc. Hàm lượng sắt cao hứa hẹn khả năng tận dụng rất tốt để xử lý asen sau này.
b. Hiện trạng xử lý bùn thải tại một số nhà máy nước [10].
Ở các quốc gia phát triển, luật bảo vệ môi trường phải được thực hiện ghiêm túc, hầu như các nhà máy nước ngầm đã được đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý bùn thải.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn trước năm 1985, do điều kiện kinh tế khó khăn và việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức nên các nhà máy nước được xây dựng mà khơng cần q trình xử lý và tận dụng bùn thải.
Tại Hà Nội, một lượng lớn bùn thải từ nhà máy nước ngầm được xả trực tiếp thông qua hệ thống thoát nước chung của thành phố như các nhà máy nước ngầm tại Yên Phú, Mai Dịch. Bùn trong một số nhà máy được chứa ở các bể sẽ được bơm lên sân phơi và sau đó thải bỏ định kỳ như các nhà máy nước ngầm ở Gia Lâm, Cao Đình và Hạ Đình.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực xử lý bùn thải đã được đầu tư xây dựng với diện tích 7ha. Khu vực xử lý bùn này sẽ giải quyết được khối lượng bùn thải của các nhà máy nước ở quận Thủ Đức và các thành phố trong tương lai.
Tuy nhiên bùn thải cũng được tận dụng trong xây dựng và công nghiệp như: - Sử dụng để san lấp mặt bằng: Trong những năm gần đây, các cơng trình xây dựng nhà cửa, đường giao thơng dẫn đến tình trạng thiếu đất ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác đất trái phép đã làm thay đổi địa hình, phá vỡ quy hoạch tổng thể, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vậy nên, việc sử dụng bùn thải để san lấp giúp hạn chế đáng kể việc khai thác đất mặt và giải quyết lượng bùn thải tránh lãng phí nguồn lực.
- Sử dụng bùn thải để chế tạo các dạng bột màu hoặc sơn móng tay: Bùn thải từ các nhà máy nước ngầm chứa một lượng đáng kể các chất sắt. Phương pháp sinh học như cách sử dụng các vi sinh vật cố định các kim loại nặng và sau đó tách chúng ra. Hệ thống màu gốc sắt đã được sử dụng hàng năm với số lượng tương đối lớn và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: sơn, cao su, thủy tinh, gốm sứ, vật liệu xây dựng [32].