Một số nghiên cứu về đa hình vùng promoter gen MMP-9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi ADN vùng promoter thuộc gen MMP 9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Matrix Metalloproteases (MMP)

1.2.5. Một số nghiên cứu về đa hình vùng promoter gen MMP-9

Trên thế giới

Năm 2001, Minematsu cùng cs đã báo cáo về đa hình đơn nucleotide, nhóm tác giả đã nhận thấy có sự gia tăng về tần số alen T thay cho alen C tại vị

trí -1562 của promoter trên gen MMP-9 ở những người dân Nhật Bản hút thuốc

và bị khí phế thũng (Emphisema – đây là một tình trạng trong đó các túi khí trong phổi bị tổn thương và mở rộng, gây tình trạng khó thở) so với những người hút thuốc nhưng chưa bị mắc chứng khí phế thũng. Nghiên cứu này của nhóm tác

giả đã chứng minh được rằng: Đa hình của MMP-9 có thể là một trong những

nguyên nhân gây chứng bệnh khí phế thũng ở những người hút thuốc lâu năm [28].

Năm 2009, Sadeghi và cs đã tiến hành nghiên cứu đa hình vùng promoter

gen MMP-9 ở 180 bệnh nhân ung thư vú và 100 người khỏe mạnh ở Iran bằng

phương pháp PCR-RFLP. Nhóm tác giả đã phát hiện ra đa hình C-1562T ở vùng

bình thường là 91%, 9% và 0%; ở bệnh nhân ung thư vú đã xuất hiện di căn là 63,33%, 31,11%, 5,56%, bệnh nhân ung bị u xơ là 75,5%, 22,2%, 2,3%. Với bảng số liệu thu được, nhóm tác giả nhận thấy: Sự di căn của các hạch bạch huyết tăng cao đáng kể ở những bệnh nhân ung thư vú có mang alen T. Như vậy, đa hình C-1562T có liên quan đến sự xuất hiện và phát triển ung thư ở bệnh nhân ung thư vú Iran [35].

Ở Việt Nam

Năm 2012, Lê Thị Huyền Trang và cs đã tiến hành nghiên cứu đa hình

trên gen MMP-9 ở bệnh COPD. Nhóm tác giả đã xác định được đa hình C-1562T trên gen MMP-9 của 100 bệnh nhân COPD theo phương pháp giải trình tự gen.

Bệnh nhân được lấy máu và phân tích giải trình tự gen tại phịng thí nghiệm của Đại học Shiga Nhật Bản. Kết quả thu được: Tỉ lệ bệnh nhân COPD có alen T (C/T hay T/T) là 23%, bệnh nhân kiểu gen C/C là 77%. Phân độ nặng của COPD theo GOLD giai đoạn I, II, III, IV tương ứng là 8%, 37%, 48%, 7%. Tỉ lệ xuất

hiện đa hình ở MMP-9 của nghiên cứu cũng tương tự một số nghiên cứu của

Nhật và Trung Quốc. Trong số 23 bệnh nhân COPD có alen T, giai đoạn I là 13%, giai đoạn II là 30,4%, giai đoạn III là 47,8%, giai đoạn IV là 8,7%. Tuy nhiên khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và khơng có alen T về mức độ nặng của COPD. Như vậy, nhóm tác giả đã phát hiện có đột biến

gen MMP-9 ở bệnh nhân COPD ở Việt Nam và tỉ lệ cũng tương tự như các

nghiên cứu của Nhật và Trung Quốc [2].

Có thể nói, ở Việt Nam, những nghiên cứu về đa hình nói riêng hay những

biến đổi vùng promoter gen MMP-9 còn rất sơ khai, trên đối tượng là bệnh nhân

ung thư đại trực tràng thì chưa có nghiên cứu nào. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiến hành tập trung nghiên cứu về biến đổi ADN thuộc vùng

promoter gen MMP-9 trên đối tượng bệnh nhân UTĐTT người Việt Nam.

Nghiên cứu thực hiện với mục đích tìm được biến đổi trên vùng promoter gen

MMP-9 và mối liên quan giữa biến đổi với một số đặc điểm bệnh học của bệnh

UTĐTT, từ đó hỗ trợ cho việc chẩn đoán sớm, điều trị và tiên lượng của bệnh nhân UTĐTT hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi ADN vùng promoter thuộc gen MMP 9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)