Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Bảo tồn và phát triển ĐDSH không tách khỏi việc nâng cao nhận thức và đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân trong địa bàn khu Bảo tồn và các vùng lân cận. Công tác định hướng các chiế3n lược bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH phải quan tâm tới vấn đề đảm bảo phát triển kinh tế cộng đồng dân cư của khu vực. Hoạt động bảo tồn chỉ có được hiệu quả cao khi lợi ích thu được từ tài nguyên sinh vật và tài nguyên ĐDSH được chia sẻ, cộng đồng tự nguyện tham gia vào các hoạt động đó.
Mâu thuẫn trực tiếp và rõ ràng nảy sinh từ điều kiện quản lý bảo vệ rừng nên việc người dân ra vào nơi đây bị hạn chế. Trước khi thành lập khu Bảo tồn mọi người được phép ra vào tự do và dân địa phương có quyền đưa lâm sản ra khỏi rừng mà khơng phải đóng thuế tài nguyên, có thể đem bán hay trao đổi lấy tiền mặt hoặc lương thực.
Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng được thành lập trong bối cảnh dân số vùng đệm tăng lên, trong khi diện tích đất nơng nghiệp vẫn giữ ngun. Vì vậy họ vẫn trơng chờ vào nguồn tài nguyên trong khu Bảo tồn.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, các giải pháp đề xuất phải đồng bộ, hệ thống, phù hợp với điều kiện của địa phương. Sau khi phân tích các khó khăn, tập hợp các giải pháp do người dân đề xuất và tham khảo ý kiến các chuyên gia cùng chính quyền các cấp, đề tài đề xuất một số giải pháp như sau:
4.3.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng về bảo vệ sự Đa dạng sinh học quanh khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng về bảo vệ sự Đa dạng sinh học
Để quản lý bảo vệ rừng một cách tốt nhất nhằm nâng cao được tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN thì sự tham gia của cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết cần đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục đến từng người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trường sinh thái đối với con người và xã hội. Đây là việc làm quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, da dạng, phù hợp và dễ hiểu, đồng thời phải tun truyền phải có tính sâu rộng và có ý nghĩa sát thực đối với người dân, có như vậy cơng tác tun truyền mới đạt hiệu quả, mục tiêu cuối cùng là họ cùng tự nguyện tham gia.
- Các nội dung cần tuyên truyền, giáo dục:
+ Vai trò, tác dụng của rừng đối với đời sống con người
+ Tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH.
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách có liên quan quan đến cơng tác quản lý bảo vệ rừng (đặc biệt là chính sách hưởng lợi đối với người dân).
+ Tác động sâu sắc tới các đoàn thể, các hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ,..làm tiền đề cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.
+ Tổ chức thăm quan các mơ hình điển hình về Lâm nghiệp cộng đồng. + Giám sát các hoạt động đốt phá rừng làm nương rẫy. Có chính sách khen thưởng hay xử phạt hợp lý....
4.3.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng
Tìm giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư trên địa bàn khu Bảo tồn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân vào rừng là việc làm trước tiên. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù
hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng như yêu cầu chung của xã hội đối với khu Bảo tồn. Trong điều kiện hoàn cảnh của khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:
- Hồn thành việc giao đất lâm nghiệp và khốn bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tăng cường đầu tư khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.
- Lựa chọn và phổ biến các mơ hình canh tác mới, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến người dân. Hướng dẫn người dân các phương pháp sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý hiếm.
- Cần xác định lại ranh giới vùng đệm. Việc xác định rõ ranh giới vùng đệm sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc đầu tư và quản lý các chương trình vùng đệm. - Thành lập và phát triển các quỹ tín dụng, các tổ chức cho vay vốn để người dân được vay nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo.
4.3.3. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng
Hiện nay, ban quản lý Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng còn thiếu thốn về nhân lực, vật tư và trang thiết bị phục vụ cơng tác quản lý bảo vệ. Vì vậy, cần:
- Tăng cường thêm nhân lực cho lực lượng kiểm lâm, đặc biệt là kiểm lâm địa bàn. Mở thêm một số trạm tại các cửa rừng nhằm ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm đến rừng.
- Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng, lập thêm các biển báo tại những nơi có nhiều người dân sinh sống và đi qua.
- Nâng cao vai trị, trách nhiệm về cơng tác quản lý bảo vệ rừng đối với các cấp thôn bản cho đến xã, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn ĐDSH ngay tại địa phương.
- Các khu vực cần có ranh giới rõ ràng để thuận tiện cho công tác quản lý, đặc biệt là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt.
4.3.4. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn
Một trong những chức năng quan trọng của khu Bảo tồn là nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực, bao gồm nhiều đối tượng nghiên cứu, vì vậy địi hỏi chất lượng đội
ngũ cán bộ về trình độ ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác lưu trữ mẫu vật phải được hoàn thiện. Do vậy cần phải được đáp ứng ngay các nhu cầu cần thiết:
- Tăng cường lực lượng cán bộ nghiên cứu, khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên nghiệp phục vụ cho đội ngũ cán bộ thơng qua các chương trình đào tạo chuyên ngành, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài.
- Xây dựng một bảo tàng mẫu vật để phục vụ cho việc lưu trữ mẫu vật, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và đào tạo và giáo dục cộng đồng.
- Hoàn thành việc điều tra khảo sát, lập hồ sơ cơ bản tài nguyên sinh vật trong khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, nghiên cứu các thành phần khác về lịch sử tự nhiên và văn hóa làm cơ sở cho việc nghiên cứu ứng dụng về khu hệ động thực vật của khu Bảo tồn.
- Hoàn thiện việc điều tra, phát hiện, khoanh ni các lồi quý hiếm có nguy cơ đe dọa cao đối với khu vực (có thể khơng nằm trong Sách Đỏ) nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ.
- Tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng một cách bền vững các sản phẩm phi gỗ như cây thuốc, song mây, măng tre…
- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH ở Đồng Sơn - Kỳ Thượng, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc hữu…
4.3.5. Giải pháp về ổn định dân số
Giữa dân số với diện tích đất ở, canh tác và các nhu cầu sử dụng lâm sản của rừng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Dân số càng tăng thì nhu cầu sử dụng lâm sản và diện tích đất bình qn cho đầu người càng giảm, từ đó gây thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội tạo ra vịng luẩn quẩn. Nhìn chung tỷ lệ tăng dân số trong vùng còn tương đối cao 1,6%. Tỷ lệ tăng dân số cao sẽ gây áp lực cho công tác bảo vệ tài nguyên rừng. Do vậy nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là vận động bà con thực hiện kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số xuống cịn 1,0%.
- Thực hiện các chương trình phục hồi rừng có kiểm sốt trên các đối tượng rừng cụ thể mà đối tượng cây trồng là cây bản địa.
Nhóm lồi cây bản địa lựa chọn để trồng và cải tạo rừng: Lim xanh, Lim xẹt, Sến, Táu mật, Sao Hòn Gai, Giổi găng, Giổi xanh, Vàng tâm, Chò chỉ, Mỡ, Dẻ cau, Sấu, Re hương, Gội nếp, Gội tẻ, Trương vân, Ràng ràng mít, Phay, Vạng trứng, Sưa bắc bộ, Mý, Xoan nhừ, Trám trắng, Trám đen, Đinh, Lát hoa, có thể thêm Dầu nước, Sao đen, Dáng hương, Tếch, trong thành phần cây trồng vì những lồi này phát triển tốt ở độ cao tương tự ở Quảng Ninh.
- Trồng rừng mới bằng cây bản địa nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng bằng các cây bản địa ở các trạng thái đất trống đồi trọc (IA, IB), khoanh nuôi phục hồi ở đất trống có cây gỗ tái sinh (IC) ở trong KBT (nhiệm vụ bảo vệ, phịng chống cháy, có thể khốn cho dân bảo vệ).
- Khoanh ni tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rãy và khai thác (rừng IIA, IIB) mới phục hồi còn thiếu cây giá trị ở tầng cao. Trồng cục bộ theo cây hay theo đám 300 cây bản địa tái sinh nhân tạo có bầu to, cao 1m, trên 1 ha.. (nhiệm vụ bảo vệ, phịng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ xung, có thể khốn cho dân bảo vệ).
- Giao khoán bảo vệ rừng cho dân, hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật phịng chống lửa rừng, đơn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao ở những nơi rừng sát nhà dân.
- Xây dựng vườn ươn nhỏ (của KBT hay của người dân) để gieo, ươm cây bản địa tại chỗ cho Khu bảo tồn.
4.3.7. Giải pháp xây dựng vườn cây mẫu và vườn sưu tập
- Xây dựng vườn cây mẫu và vườn sưu tập 100 ha theo mục tiêu làm phong phú thành phần loài cây cho khu bảo tồn theo phương châm lợi dụng tối đa cây có tại chỗ, dẫn giống, sưu tập cây các vùng khác.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Tại khu vực rừng Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng đã xác định được 375 loài cây gỗ thuộc 211 chi và 73 họ của 2 ngành thực vật. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 369 loài thuộc 207 chi và 73 họ; ngành Thông (Pinophyta) với 6 loài thộc 4 chi và 2 họ;
- Các loài cây gỗ khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng được đánh giá là đa dạng về các taxon bậc ngành, lớp, họ, chi. Trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thì lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) chiếm tồn bộ.
- Mười họ đa dạng nhất của các loài cây gỗ khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng chiếm tỷ lệ 13,7% tổng số họ, chiếm 38,86% tổng số chi ( 82chi) và chiếm 49,33% tổng số loài cây gỗ (185loài) của cả khu vực.
- Mười chi cây gỗ đa dạng nhất chiếm 4,74% tổng số chi và chiếm 19,73% tổng số loài cây gỗ (74 loài) của cả khu vực.
- Kết quả phân tích dạng sống của các lồi cây gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng cho thấy tỷ lệ cây gỗ lớn chiếm 41,33% tổng số loài, cây gỗ vừa chiếm 29,60% tổng số loài và cây gỗ nhỏ chiếm 29,07% tổng số loài cây gỗ.
- Cây gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng được đánh giá là đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật rừng, có thể sử dụng vào 12 nhóm cơng dụng khác nhau, trong đó nhóm cây cho gỗ là đa dạng nhất với 323 lồi chiếm 86,13% tổng số lồi, tiếp đó đến nhóm cây cho thuốc (27,47%), cho quả (13,60%), …
- Tại khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng có 34 lồi cây gỗ quý hiếm, trong đó có 24 lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 03 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 22 lồi được ghi trong Sách đỏ thế giới cần được ưu tiên bảo tồn và phát triển.
- Xây dựng Bản đồ phân bố 15 loài thực vật cây gỗ có giá trị kinh tế và bảo tồn cao của Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng trên các tuyến, ô tiêu chuẩn điều tra.
- Đề xuất được 7 nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật tại khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng
2. Tồn tại
Do hạn chế về thời gian và kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân nên đề tài còn một số tồn tại sau:
- Đề tài mới dừng lại ở nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật thân gỗ và chưa nghiên cứu trên toàn hệ thực vật.
- Đề tài chưa nghiên cứu tính đa dạng thảm thực vật.
3. Kiến nghị
- Cần tiếp tục điều tra đánh giá tính đa dạng thực vật (cả thảm và hệ thực vật) ở khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng, vì đây là khu BTTN mới được thành lập, chưa có nhièu cơng trình điều tra, nghiên cứu, tổng hợp tính đa dạng sinh học của Khu BTTN;
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu cho tồn bộ cây có giá trị kinh tế và bảo tồn cao tại khu vực nghiên cứu.
- Hiện nay, ranh giới rừng Khu Bảo tồn còn nhiều bất cập như: rừng và đất canh tác của một số hộ dân còn nằm trong gần vùng lõi của Khu BTTN, việc này rất khó khăn cho cơng tác quản lý, bảo vệ rừng, cần phải có chính sách đầu tư kinh phí và chia xẻ quyền lợi kinh tế cần thiết để giải quyết vấn đề ranh giới của KBT với cơ sở.
- Thực vật khu vực ở khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng đang có chiều hướng phục hồi tốt. Tuy nhiên, do đây là vùng gần với một số khu vực có khai thác than hầm lị (một số điểm khai thác than trái phép) nên việc tận dụng các cây gỗ từ rừng Khu BTTN làm gỗ chống lị là khơng tránh khỏi, mặt khác đây cũng là nơi gần biên giới với nước bạn Trung Quốc, tình trạng khai thác trái phép các loài cây rừng để làm cảnh như: cây Nhội, cây Thông tre lá ngắn.... vẫn diễn ra, Ban Quản lý Khu BTTN cần bảo vệ chặt chẽ nguồn tài nguyên thực vật, cần có biện pháp về chính sách cho người dân sống gần rừng Khu BTTN và tăng cường xử lý nghêm các trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục người dân.
- Thông qua đầu tư xây dựng hạ tầng, đầu tư cho công tác trồng, bảo vệ phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên, đầu tư cho công tác tổ chức quản lý bảo vệ rừng và tổ chức lại sản xuất cho nhân dân trong các trọng điểm của vùng lõi và vùng đệm khơng chỉ có ý nghĩa bảo tồn, phát triển tài nguyên mà còn mang ý nghĩa phát triển kinh tế, văn hoá miền núi, giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc, giữ gìn khối đồn kết dân tộc của địa phương.