Giải pháp phục hồi bảo tồn rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng tỉnh quảng ninh​ (Trang 63 - 64)

- Thực hiện các chương trình phục hồi rừng có kiểm soát trên các đối tượng rừng cụ thể mà đối tượng cây trồng là cây bản địa.

Nhóm loài cây bản địa lựa chọn để trồng và cải tạo rừng: Lim xanh, Lim xẹt, Sến, Táu mật, Sao Hòn Gai, Giổi găng, Giổi xanh, Vàng tâm, Chò chỉ, Mỡ, Dẻ cau, Sấu, Re hương, Gội nếp, Gội tẻ, Trương vân, Ràng ràng mít, Phay, Vạng trứng, Sưa bắc bộ, Mý, Xoan nhừ, Trám trắng, Trám đen, Đinh, Lát hoa, có thể thêm Dầu nước, Sao đen, Dáng hương, Tếch, trong thành phần cây trồng vì những loài này phát triển tốt ở độ cao tương tự ở Quảng Ninh.

- Trồng rừng mới bằng cây bản địa nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng bằng các cây bản địa ở các trạng thái đất trống đồi trọc (IA, IB), khoanh nuôi phục hồi ở đất trống có cây gỗ tái sinh (IC) ở trong KBT (nhiệm vụ bảo vệ, phòng chống cháy, có thể khoán cho dân bảo vệ).

- Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rãy và khai thác (rừng IIA, IIB) mới phục hồi còn thiếu cây giá trị ở tầng cao. Trồng cục bộ theo cây hay theo đám 300 cây bản địa tái sinh nhân tạo có bầu to, cao 1m, trên 1 ha.. (nhiệm vụ bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ xung, có thể khoán cho dân bảo vệ).

- Giao khoán bảo vệ rừng cho dân, hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật phòng chống lửa rừng, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao ở những nơi rừng sát nhà dân.

- Xây dựng vườn ươn nhỏ (của KBT hay của người dân) để gieo, ươm cây bản địa tại chỗ cho Khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng tỉnh quảng ninh​ (Trang 63 - 64)