Đánh giá chung về kinh tế xã hội trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng tỉnh quảng ninh​ (Trang 38)

Có 4 trong 5 xã trong khu vực thuộc diện các xã đặc biệt khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân rất thấp. Tỷ lệ đói nghèo chiếm tới 45% số hộ gia đình.

Cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục đều kém phát triển, trình độ dân trí chưa cao.

Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp với tập quán canh tác cũ, trình độ thâm canh không cao nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp.

Nền kinh tế còn mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm hàng hoá chủ yếu là các sản phẩm từ rừng tự nhiên như: Gỗ, nhựa trám, động vật hoang dã...Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào tự nhiên, đây là những sức ép lớn đối với môi trường sinh thái. Để bảo vệ rừng cần có các giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Xây dựng danh lục

Trong quá trình thực hiện đề tài đã thu thập được hơn 400 mẫu, trong đó phần lớn được lưu trữ tại Trung tâm Đa dạng sinh học, Trường Đại học Lâm nghiệp, phần còn lại lưu trữ tại khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng.

Qua quá trình điều tra đề tài đã thống kê được 375 loài thuộc 211 chi, 73 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch (chi tiết xem tại phần phụ lục, phụ biểu 01).

4.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành

4.2.1. Mức độ đa dạng ngành

- Đa dạng bậc ngành: Hệ thực vật cây gỗ của khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã thống kê được 375 loài thuộc 211 chi, 73 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch, sự phân bố các taxon trong mỗi ngành được thể hiện trong bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành các taxon của hệ thực vật tại khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Tên ngành Loài Chi Họ

Tên la tinh Tên Việt Nam SL % SL % SL % Pinophyta Thông 6 1,6 4 1,9 2 2,7 Magnoliophyta Ngọc lan 369 98,4 207 98,1 71 97,3

TỔNG 375 100 211 100 73 100

Đánh giá chung: Qua bảng 4.1 ta thấy hệ thực vật cây gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng có mặt 02 ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam là ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) trong đó, ngành Ngọc lan - Magnoliophyta là đa dạng nhất, chiếm phần lớn các taxon thực vật cây gỗ, với tổng số 369 loài, 207 chi của 71 họ, chiếm tỷ trọng 98,4% số loài,

thấp: 1,6% số loài, 1,9% số chi và 2,7 % số họ. Qua đây cho chúng ta thấy rõ tính chất nhiệt đới của hệ thực vật cây gỗ tại khu Bảo tồn.

Khi nghiên cứu số lượng và tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài thực vật cây gỗ tại khu vực nghiên cứu, nhận thấy, ngành Ngọc lan có số loài rất lớn (369 loài, chiếm 98,4 % tổng số loài thực vật cây gỗ ) trong Khu BTTN và chủ yếu nằm trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae), điều đó càng khẳng định rõ hơn về tính chất nhiệt đới của các loài cây gỗ trong Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng.

4.2.2. Các chỉ số đa dạng

Tiếp theo, đề tài đã xác định được các chỉ số đa dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và số chi trung bình của một họ. Các chỉ số không chỉ của cả hệ thực vật mà còn tính riêng cho từng ngành, cụ thể ghi ở bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.2. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng

Cấp bậc chỉ số Chỉ số chi Chỉ số họ Số chi/ số họ

Pinophyta 1,5 3,0 2,0

Magnoliophyta 1,8 5,2 2,9

Hệ thực vật 1,8 5,1 2,9

Qua bảng trên thấy rằng: Hệ thực vật cây gỗ khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng có chỉ số họ là 5,1 tức là trung bình mỗi họ có khoảng 5 loài. Chỉ số đa dạng chi là 1,8 như vậy trung bình mỗi chi của hệ thực vật này có xấp xỉ 2 loài. Số trung bình của mỗi họ là 2,9 hay trung bình mỗi họ đều có từ 2 đến 3 chi. Ngành Magnoliophyta là đa dạng hơn về mặt chỉ số, 1 chi có 2 loài và 1 họ cũng 5 loài.

4.2.3. Đa dạng ở bậc dưới ngành

Sự đa dạng của hệ thực vật cây gỗ còn được xem xét ở bậc dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. Ở mỗi nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật địa phương đó. Bằng cách tính số lượng loài và chi trong một họ và số lượng loài trong mỗi chi, đề tài tìm ra được các họ có

nhiều loài nhất và các chi có nhiều loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật cây gỗ thể hiện ở các cấp độ taxon dưới ngành. Cụ thể như sau:

4.2.3.1. Đa dạng bậc họ

Để đánh giá sự đa dạng bậc họ ở hệ thực vật cây gỗ của khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng, đề tài thống kê theo thứ tự 10 họ có số loài đa dạng nhất. Qua thống kê và xếp theo thứ giảm dần thấy rằng họ đứng thứ 1 có 22 chi với 45 loài họ ở vị trí thứ 10 có 5 chi với 9 loài:

Bảng 4.3. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật cây gỗ khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

TT Tên họ Tên Việt Nam Số loài % Số chi %

1 Euphorbiaceae Họ Ba mảnh vỏ 45 12,00 22 10,43 2 Lauraceae Họ Long não 27 7,20 9 4,27 3 Moraceae Họ Dâu Tằm 27 7,20 8 3,79 4 Fagaceae Họ Dẻ 20 5,33 3 1,42 5 Rubiaceae Họ Cà Phê 13 3,47 8 3,79 6 Myrtaceae Họ Sim 12 3,20 7 3,32 7 Theaceae Họ Chè 12 3,20 4 1,90 8 Meliaceae Họ Xoan 10 2,67 9 4,27 9 Anacardiaceae Họ Điều 10 2,67 7 3,32 10 Mimosaceae Họ Trinh nữ 9 2,40 5 2,37 10 họ đa dạng nhất (13,7% số họ) 185 49,33 82 38,86

Như vậy có thể khẳng định rằng trong 10 họ thực vật cây gỗ đa dạng nhất ở khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng thì ít nhất mỗi họ cũng có 9 loài trở lên, chi tiết các họ được ghi ở bảng 4.3.

Qua bảng 4.3 thấy rằng 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật cây gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng mặc dù chỉ chiếm khiêm tốn 13,7% tổng số họ của toàn hệ nhưng lại có số loài là 185 và số chi là 82, chiếm 49,33 % tổng số loài và

phải kể đến như họ Ba mảnh vỏ – Euphorbiaceae với 45 loài, 22 chi; họ Long não – Lauraceae với 27 loài, 9 chi; họ Dâu tằm – Moraceae với 27 loài, 8 chi, đây đều là những họ lớn và giàu loài của Việt Nam.

4.2.3.2. Đa dạng bậc chi

Các chi đa dạng nhất: Qua trống kê hệ thực vật của khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng có 10 chi đa dạng nhất (với số loài ít nhất trong mỗi chi là 4 loài trở lên) chiếm 4,74% tổng số chi của toàn hệ (nhưng có tới 74 loài, chiếm 19,73% tổng số loài của toàn hệ thực vật cây gỗ). Chi tiết xem bảng 4.4.

Bảng 4.4. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng

TT Tên chi Họ Số loài %

1 Ficus Moraceae 18 4,80 2 Lithocarpus Fagaceae 9 2,40 3 Litsea Lauraceae 8 2,13 4 Castanopsis Fagaceae 7 1,87 5 Mallotus Euphorbiaceae 7 1,87 6 Elaeocarpus Elaeocarpaceae 6 1,60 7 Syzygium Myrtaceae 6 1,60 8 Ormosia Fabaceae 5 1,33 9 Symplocos Symplocaceae 4 1,07 10 Canarium Burseraceae 4 1,07

10 chi đa dạng nhất (4,74% tổng số chi) 74 19,73

4.2.4. Đa dạng về dạng sống

Dạng sống được đánh giá theo tiêu chuẩn của Raunkiaer (1934), tỷ lệ của nhóm dạng sống đã được xác định sẽ lập thành lập thành Phổ dạng sống (Spectrum of Bilology – SB). Vì nghiên cứu đặc thù các loài thực vật cây gỗ nên nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 100% so với danh lục đã thể hiện (Phần phụ lục 01) nên đề

tài không đề cập đến nhóm cây chồi trên đất họ quấn (Lp), (Pp), (PhH). Tỷ lệ phần trăm của nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể được thể hiện trong bảng 4.5. Từ số loài đã xác định được dạng sống, đề tài đã thiết lập Phổ dạng sống cho hệ thực vật cây gỗ khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng như sau:

Ph = 41,33Meg + 29,60Mes + 29,07Mi

Bảng 4.5. Phổ dạng sống của hệ thực vật cây gỗ khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng

Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ %

Nhóm cây chồi trên Ph 375 100

Cây gỗ lớn Meg 155 41,33

Cây gỗ vừa Mes 111 29,60

Cây gỗ nhỏ Mi 109 29,07

Qua Phổ dạng sống cho thấy: Trong nhóm cây gỗ, dạng sống của cây gỗ lớn chiếm tỷ lệ cao nhất (41,33% tổng số loài), tiếp theo là dạng sống của cây gỗ nhỡ (29,60% tổng số loài).

4.2.5. Đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật

Ở khu vực Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng đã phát hiện được 375 loài cây gỗ thuộc 211 chi và 73 họ của 2 ngành thực vật. Trong số này có thể sử dụng vào 12 nhóm công dụng khác nhau và tỷ lệ số loài cây gỗ có ích tại đây được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tổng hợp các nhóm công dụng của cây gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng

TT Nhóm công dụng Kí hiệu Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cho gỗ G 323 86,13

2 Cho thuốc T 103 27,47

3 Cho tinh dầu Td 12 3,20

4 Cho dầu béo D 7 1,87

6 Cho rau ăn R 19 5,07 7 Làm cảnh và bóng mát C 21 5,60 8 Cho quả Q 51 13,60 9 Cho nhựa N 22 5,87 10 Cho sợi S 10 2,67 11 Cho màu M 7 1,87 12 Cho tannin Tn 16 4,27

Qua bảng 4.6 ta có thể thấy tỷ lệ phần trăm các loài cây gỗ ở mỗi nhóm công dụng là không đều nhau, cụ thể là:

Nhóm cây cho gỗ (G): Ở Việt Nam, tài nguyên cây gỗ lớn nhất tập trung vào hai ngành thực vật tiến hóa nhất đó là ngành thực vật Hạt trần (còn gọi là Ngành Thông: Pinophyta) và ngành thực vật Hạt kín (còn gọi là Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta) hiện nay chúng chiếm hầu hết các diện tích đất rừng tự nhiên và gây trồng. Tại khu vực nghiên cứu có 323 loài cây cho gỗ chính, chiếm 86,13 % tổng số loài cây gỗ của toàn bộ khu vực nghiên cứu. Đây là nhóm có số lượng loài cao nhất. So với các khu vực khác trong nước thì tỷ lệ này là khá cao. Các loài cây lấy gỗ có giá trị như: Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Sao Hòn Gai, Đinh thối, Gụ lau, Vù hương, Lim xẹt, Gội tẻ, Trâm các loại, Hồng tùng, Kim giao, Thông tre, Thông tre lá ngắn, Trầm hương...

Nhóm cây cho thuốc (T): Các bài thuốc dân gian thường sử dụng vỏ rễ, vỏ than, cành, lá, hoa quả cây gỗ đã có lịch sử sử dụng lâu đời, do đó, việc thống kê cho hết các cây gỗ làm thuốc còn nhiều khó khăn. Theo Võ Văn Chi (1996), số loài cây có thể dùng làm thuốc ở Việt Nam là khoảng 3200 loài. Tại khu vực nghiên cứu, tôi đã thống kê được 103 loài cây gỗ có công dụng này, chiếm 27,47 % tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu và chiếm 3,22 % số loài cây có thể dùng làm thuốc ở Việt Nam. Con số này là tương đối cao. Một số loài tiêu biểu như : Sến mật, Bách bệnh (bền bệt), Kim giao, Đáng, Chân chim núi, Muồng lá khế, …

Nhóm cây cho tinh dầu (Td): có 12 loài, chiếm 3,20% tổng số loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu. Các loài điển hình thuộc nhóm này như: Re bầu, Re hương, Vù Hương, Màng tang, Giổi nhung lá mỡ, Thông, Sau sau, Sẻn gai, Trầm hương, ...

Nhóm cây cho nhựa (N): có 22 loài, chiếm 5,87% tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu. Các loài cho nhựa điển hình như: Trám, Sơn ta, Đa, Si, Sữa, Ngõa lông, Đa nhộng vàng, Sau sau, ...

Nhóm cây cho Tanin (Tn): có 16 loài, chiếm 4,27% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Một số loài điển hình thuộc nhóm này đó là: Trâm tía, Trâm vối, Trâm trăng, Vối, Thanh hao, Sắn thuyền, Nhựa ruồi, …….

Nhóm cây cho dầu béo (D): có 7 loài, chiếm 1,87% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Một số loài điển hình như: Dầu mè, Tai chua, Bã đậu, Trẩu 5 hạt, Trẩu lá xẻ, Chò đãi, Trám đen, ...

Nhóm cây làm cảnh và bóng mát (C): Đây là những cây có giá trị thẩm mỹ cao như dáng đẹp, màu sắc tao nhã, có thể gây ấn tượng khi nhìn. Theo kết quả thống kê có 21 loài, chiếm 5,60% tổng số loài. Một số loài làm cảnh tiêu biểu như: Đa các loại, Lộc vừng, Nhội, Đại, Sữa, Thông tre lá ngắn, Vàng anh, Kim giao, ..

Nhóm cây cho quả (Q): nhóm này bao gồm những cây có quả ăn được. Qua kết quả điều tra đã thống kê được 51 loài thuộc nhóm công dụng này, chiếm 13,60% tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu. Một số loài tiêu biểu như: Trám, Sấu, Tai chua, Dâu da, Xoài, Muỗm, Vả, Mùng quân rừng, ...

Nhóm cây cho màu (M): trong khu vực nghiên cứu có 7 loài cây gỗ cho công dụng này, chiếm 1,87% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Một số loài điển hình như: Thanh thất, Lim xẹt, Thừng mực mỡ, ...

Nhóm cây cho sợi (S): có 10 loài cây gỗ cho công dụng này, chiếm 2,67% tổng số loài cây gỗ tại đây. Một số loài tiêu biểu như: Trầm, Dó, Dướng, Hu đay, Sui, Mang lá mác, Sảng nhung, ...

Nhóm cây cho rau ăn (R): có 19 loài, chiếm 5,07% tổng số loài. Một số loài điển hình như: Lộc vừng, Chân chim, Lộc mại, Sung, Sấu...

Trong khu vực nghiên cứu có 7 loài cây gỗ cho tinh bột, chiếm 1,87% tổng số loài. Các quả, hạt của các loài trong họ Dẻ (Fagaceae)

Ngoài những nhóm công dụng kể trên thì cũng có nhiều loài cây gỗ đa công dụng như: Sến mật, Trám, Sấu, Bứa, Đa, Si, Trầm hương, Vù hương, Tô mộc, Dướng, ...

Giới thiệu một số loài cây gỗ quan trọngtại Khu BTTN Đồng Sơn -Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh

4.2.5.1. Gụ lau: Sindora tonkinensis A.Chev.

Họ Vang - Caesalpiniaceae

(nguồn: Hoàng Văn Sâm)

Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, rụng lá, cao 20m - 25m hay hơn nữa, đường kính thân 0,6m - 0,8m, lá kép lông chim một lần, chẵn. Lá chét 4 - 5 đôi, hình bầu dục-mác, dài 6cm - 12cm, rộng 3,5cm - 6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét khoảng 5mm.

Đặc điểm sinh thái học: Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả chính tháng 7 - 9. Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước.

4.2.5.2. Kim giao: Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Họ Kim giao- Podocarpaceae

(nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa)

Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ thân thẳng vỏ bong mảng, tán hình trụ. Phân cành ngang, cành non màu xanh. Lá dầy hình trái xoan ngọn giáo hoặc trứng, đầu nhọn dần đuôi nêm, lá dài 6cm - 7cm, rộng 1,6cm - 2cm mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt phẳng. Gân lá nhiều hình cung.

Đặc điểm sinh thái học: Kim giao sinh trưởng tương đối chậm, tái sinh tự nhiên tốt, ra nón tháng 4 - 5, nón chín tháng 10 - 11. Mọc rải rác trong rừng lá rộng thường xanh ở vùng núi đá, cây mọc nhanh quần thụ gần thuần loài.

Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, phân bố rải rác trong các tiểu khu.

4.2.5.3. Lim xanh: Erythrophloeum fordii Oliv. Họ Vang - Caesalpiniaceae

Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 120cm. Thân thẳng tròn, gốc có bạnh nhỏ. Tán xoè rộng. Lá kép lông chim 2 lần, mọc cách, có 3 - 4 đôi cuống cấp 2, mỗi cuống mang 9 - 13 lá chét mọc cách, lá chét hình trái xoan hoặc trứng trái xoan, đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn dài 4,5cm - 6cm, rộng 3cm - 3,5cm, hai mặt lá nhẵn bóng. Gân lá nổi rõ ở cả hai mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng tỉnh quảng ninh​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)