Ở khu vực Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng đã phát hiện được 375 loài cây gỗ thuộc 211 chi và 73 họ của 2 ngành thực vật. Trong số này có thể sử dụng vào 12 nhóm cơng dụng khác nhau và tỷ lệ số lồi cây gỗ có ích tại đây được thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tổng hợp các nhóm cơng dụng của cây gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng
TT Nhóm cơng dụng Kí hiệu Số lồi Tỷ lệ (%)
1 Cho gỗ G 323 86,13
2 Cho thuốc T 103 27,47
3 Cho tinh dầu Td 12 3,20
4 Cho dầu béo D 7 1,87
6 Cho rau ăn R 19 5,07 7 Làm cảnh và bóng mát C 21 5,60 8 Cho quả Q 51 13,60 9 Cho nhựa N 22 5,87 10 Cho sợi S 10 2,67 11 Cho màu M 7 1,87 12 Cho tannin Tn 16 4,27
Qua bảng 4.6 ta có thể thấy tỷ lệ phần trăm các lồi cây gỗ ở mỗi nhóm cơng dụng là khơng đều nhau, cụ thể là:
Nhóm cây cho gỗ (G): Ở Việt Nam, tài nguyên cây gỗ lớn nhất tập trung vào hai ngành thực vật tiến hóa nhất đó là ngành thực vật Hạt trần (còn gọi là Ngành Thông: Pinophyta) và ngành thực vật Hạt kín (cịn gọi là Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta) hiện nay chúng chiếm hầu hết các diện tích đất rừng tự nhiên và gây trồng. Tại khu vực nghiên cứu có 323 lồi cây cho gỗ chính, chiếm 86,13 % tổng số loài cây gỗ của toàn bộ khu vực nghiên cứu. Đây là nhóm có số lượng lồi cao nhất. So với các khu vực khác trong nước thì tỷ lệ này là khá cao. Các lồi cây lấy gỗ có giá trị như: Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Sao Hòn Gai, Đinh thối, Gụ lau, Vù hương, Lim xẹt, Gội tẻ, Trâm các loại, Hồng tùng, Kim giao, Thông tre, Thông tre lá ngắn, Trầm hương...
Nhóm cây cho thuốc (T): Các bài thuốc dân gian thường sử dụng vỏ rễ, vỏ than, cành, lá, hoa quả cây gỗ đã có lịch sử sử dụng lâu đời, do đó, việc thống kê cho hết các cây gỗ làm thuốc cịn nhiều khó khăn. Theo Võ Văn Chi (1996), số lồi cây có thể dùng làm thuốc ở Việt Nam là khoảng 3200 loài. Tại khu vực nghiên cứu, tôi đã thống kê được 103 lồi cây gỗ có cơng dụng này, chiếm 27,47 % tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu và chiếm 3,22 % số lồi cây có thể dùng làm thuốc ở Việt Nam. Con số này là tương đối cao. Một số loài tiêu biểu như : Sến mật, Bách bệnh (bền bệt), Kim giao, Đáng, Chân chim núi, Muồng lá khế, …
Nhóm cây cho tinh dầu (Td): có 12 lồi, chiếm 3,20% tổng số loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu. Các lồi điển hình thuộc nhóm này như: Re bầu, Re hương, Vù Hương, Màng tang, Giổi nhung lá mỡ, Thông, Sau sau, Sẻn gai, Trầm hương, ...
Nhóm cây cho nhựa (N): có 22 lồi, chiếm 5,87% tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu. Các lồi cho nhựa điển hình như: Trám, Sơn ta, Đa, Si, Sữa, Ngõa lông, Đa nhộng vàng, Sau sau, ...
Nhóm cây cho Tanin (Tn): có 16 lồi, chiếm 4,27% tổng số lồi trong khu vực nghiên cứu. Một số lồi điển hình thuộc nhóm này đó là: Trâm tía, Trâm vối, Trâm trăng, Vối, Thanh hao, Sắn thuyền, Nhựa ruồi, …….
Nhóm cây cho dầu béo (D): có 7 lồi, chiếm 1,87% tổng số lồi trong khu vực nghiên cứu. Một số lồi điển hình như: Dầu mè, Tai chua, Bã đậu, Trẩu 5 hạt, Trẩu lá xẻ, Chị đãi, Trám đen, ...
Nhóm cây làm cảnh và bóng mát (C): Đây là những cây có giá trị thẩm mỹ cao như dáng đẹp, màu sắc tao nhã, có thể gây ấn tượng khi nhìn. Theo kết quả thống kê có 21 lồi, chiếm 5,60% tổng số lồi. Một số loài làm cảnh tiêu biểu như: Đa các loại, Lộc vừng, Nhội, Đại, Sữa, Thông tre lá ngắn, Vàng anh, Kim giao, ..
Nhóm cây cho quả (Q): nhóm này bao gồm những cây có quả ăn được. Qua kết quả điều tra đã thống kê được 51 lồi thuộc nhóm cơng dụng này, chiếm 13,60% tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu. Một số loài tiêu biểu như: Trám, Sấu, Tai chua, Dâu da, Xồi, Muỗm, Vả, Mùng qn rừng, ...
Nhóm cây cho màu (M): trong khu vực nghiên cứu có 7 lồi cây gỗ cho công dụng này, chiếm 1,87% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Một số lồi điển hình như: Thanh thất, Lim xẹt, Thừng mực mỡ, ...
Nhóm cây cho sợi (S): có 10 lồi cây gỗ cho cơng dụng này, chiếm 2,67% tổng số loài cây gỗ tại đây. Một số lồi tiêu biểu như: Trầm, Dó, Dướng, Hu đay, Sui, Mang lá mác, Sảng nhung, ...
Nhóm cây cho rau ăn (R): có 19 lồi, chiếm 5,07% tổng số lồi. Một số lồi điển hình như: Lộc vừng, Chân chim, Lộc mại, Sung, Sấu.....
Trong khu vực nghiên cứu có 7 lồi cây gỗ cho tinh bột, chiếm 1,87% tổng số loài. Các quả, hạt của các loài trong họ Dẻ (Fagaceae)
Ngồi những nhóm cơng dụng kể trên thì cũng có nhiều lồi cây gỗ đa cơng dụng như: Sến mật, Trám, Sấu, Bứa, Đa, Si, Trầm hương, Vù hương, Tô mộc, Dướng, ...
Giới thiệu một số loài cây gỗ quan trọngtại Khu BTTN Đồng Sơn -Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh
4.2.5.1. Gụ lau: Sindora tonkinensis A.Chev.
Họ Vang - Caesalpiniaceae
(nguồn: Hồng Văn Sâm)
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, rụng lá, cao 20m - 25m hay hơn nữa, đường kính thân 0,6m - 0,8m, lá kép lông chim một lần, chẵn. Lá chét 4 - 5 đơi, hình bầu dục-mác, dài 6cm - 12cm, rộng 3,5cm - 6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét khoảng 5mm.
Đặc điểm sinh thái học: Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả chính tháng 7 - 9. Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao khơng q 600m trên đất tốt, có tầng dày và thốt nước.
4.2.5.2. Kim giao: Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.
Họ Kim giao- Podocarpaceae
(nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa)
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ thân thẳng vỏ bong mảng, tán hình trụ.
Phân cành ngang, cành non màu xanh. Lá dầy hình trái xoan ngọn giáo hoặc trứng, đầu nhọn dần đuôi nêm, lá dài 6cm - 7cm, rộng 1,6cm - 2cm mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt phẳng. Gân lá nhiều hình cung.
Đặc điểm sinh thái học: Kim giao sinh trưởng tương đối chậm, tái sinh tự
nhiên tốt, ra nón tháng 4 - 5, nón chín tháng 10 - 11. Mọc rải rác trong rừng lá rộng thường xanh ở vùng núi đá, cây mọc nhanh quần thụ gần thuần loài.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, phân bố rải rác trong các tiểu khu.
4.2.5.3. Lim xanh: Erythrophloeum fordii Oliv.
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 120cm. Thân thẳng trịn, gốc có bạnh nhỏ. Tán x rộng. Lá kép lơng chim 2 lần, mọc cách, có 3 - 4 đơi cuống cấp 2, mỗi cuống mang 9 - 13 lá chét mọc cách, lá chét hình trái xoan hoặc trứng trái xoan, đầu có mũi nhọn, đi gần trịn dài 4,5cm - 6cm, rộng 3cm - 3,5cm, hai mặt lá nhẵn bóng. Gân lá nổi rõ ở cả hai mặt.
Đặc điểm sinh thái học: Cây mọc chậm. Cây ưa sáng nhưng khi cịn nhỏ chịu bóng. Mọc tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới mưa mùa nơi có nhiệt độ trung bình năm 220C – 240C. Mọc nhiều và tốt ở độ cao 300m trở xuống. Cây có khả năng tái sinh hạt và chồi tốt.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, loài này phân bố rải rác từ chân núi lên
đến đỉnh tại các khu cực giáp gianh huyện Ba Chẽ.
4.2.5.4. Sến mật: Madhuca pasquieri (Dubard)H. J. Lam
Họ Hồng xiêm - Sapotaceae
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, thân thẳng. Vỏ màu nâu đỏ, nứt vẩy vuông
nhỏ; vết vỏ đẽo màu nâu hồng chảy nhựa màu trắng.Lá đơn mọc cách, hình trứng ngược, đầu trịn có mũi lồi ngắn, đi hình nêm, dài 12-16cm, rộng 4-6cm, gân bên nhiều song song. Lá non và lá trước khi rụng màu đỏ. Lá kèm nhỏ sớm rụng.Hoa lưỡng tính, mọc lẻ hoặc 2-3 hoa ở nách lá.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Cây sinh trưởng tương đối chậm. Mùa
ra hoa tháng 8-9, quả chín tháng 12-1 năm sau. Sến mật ưa sáng, thường chiếm tầng cao nhất của rừng, lúc nhỏ cần che bóng nhẹl; u cầu về đất khơng khắt khe, chịu được đất khô, nghèo dinh dưỡng, cây mọc tốt trên đất sét pha, đất do đá vơi phong hố sâu, ẩm. Cây mọc rải rác hoặc thành đám nhỏ trong các rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh vùng nhiệt đới. Tái sinh chồi tốt.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, sến mật mọc rải rác hoặc thành đám nhỏ
4.2.5.5. Trầm hương: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.
Họ Trầm - Thymelaeaceae
Đặc điểm nhận biết: Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 30m, đường kính thân
0,6m - 0,8m. vỏ màu nâu xám, nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên. Cành mọc cong queo, tán thưa. Lá hình trứng thn hay bầu dục, dài 5cm - 11cm, rộng 3cm - 9cm, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lơng mịn, đầu có mũi, mép lá nguyên
Đặc điểm sinh thái học: Mùa hoa tháng 4, mùa quả chín tháng 7. Tái sinh kém. Cây
mẹ gần như không gặp dưới tán rừng rậm, thường chỉ gặp nơi có ánh sáng hay ven rừng.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, phân bố từ độ cao 50m tới 700m, số lượng
cịn rất ít.
4.2.5.6. Vù hương: Cinnamomum balansae Lecomte
Họ Long não – Lauraceae
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ to, thường xanh, cao tới 30m, đường kính thân
0,7m - 0,9 m. Cành nhẵn, màu hơi đen khi khơ. Lá mọc cách, dài, hình trứng, dài 9cm - 11cm, rộng 4cm - 5cm, thót nhọn về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi. Cuống lá
Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Mùa hoa tháng 1 - 5, mùa quả chín tháng 6 - 9. Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đất hay núi đá vôi, ở độ cao 100m - 600m, trên đất thoáng nước và nhiều mùn.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, loài này phân bố chủ yếu ở độ cao 50m –
700m so với mặt nước biển, nhưng hiện tại, số lượng loài này tại khu vực nghiên cứu cịn rất ít, chủ yếu là những cây nhỏ.
4.2.5.7. Thông tre lá ngắn: Podocarpus pilgeri Foxw.
Họ Kim giao – Podocarpaceae
(nguồn: Nguyễn Hồng Nghĩa)
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỏ, dạng bụi, thường xanh, ít khi cao đến 10m
- 15m. Vỏ cây mỏng, màu vàng xám. Lá mọc cách, thường mọc chụm ở đầu cành, hình bầu dục mác, dài 1,5cm - 5cm, rộng 0,3cm - 1,2cm, mép lá ngun, trịn tù, đơi khi nhọn đầu.
Đặc điểm sinh thái học: Hạt chín mỗi năm 2 lần, đầu tháng 1 là vụ chính,
tháng 6 là vụ phụ. Tái sinh bằng hạt tương đối khả quan. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hoặc rừng lùn ở đỉnh núi và dông, ở độ cao khoảng 500 - 1600 m. Cây mọc rải rác trên sườn núi đá vôi, hay một số loại đá khác.
4.2.5.8. Trường ngân: Amesiodendron chinense (Merr.) Hu, 1938
Họ Bồ hịn- Sapindaceae
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ to, cao đến 25m, đường kính thân đến 0,5 m; cành non phủ lông màu hồng. Lá kép lông chim một lần; cuống lá dài 15 - 30cm; lá chét có phiến, hình bầu dục, dài 10 - 18cm, rộng 4 - 7cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, có 10 - 14 đơi gân bậc hai, mép có răng nơng và thưa; cuống lá chét dài 4 - 8mm. Cụm hoa chùy, dài 15 - 30cm, có lơng ở nửa phía trên. Hoa màu trắng, thơm; cuống hoa dài 2 - 3mm. Lá đài hình trứng, 2 mặt có lơng, dài 1 - 1,5mm. Cánh hoa 5, hình bầu dục dài, dày 1,5 - 2mm, không lông.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Mùa hoa nở tháng 6 - 7, mùa quả chín
vào tháng 9. Tái sinh chủ yếu bằng hạt.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, trường ngân mọc rải rác ở độ cao ít khi
quá 600m.
4.2.5.9. Dẻ gai Bắc bộ: Castanopsis tonkinensiss Seemen
Họ Họ Dẻ - Fagaceae
sần sùi và có nhiều đám loang trắng trên vỏ, cành sần sùi và có nhiều lỗ bì màu xám nổi. Cành chếch, cành non khơng có lơng. Lá đơn mọc cách, có lá kèm sớm rụng, lá hình trái xoan, trứng ngọn giáo, dài 7 - 11 cm rộng 3 - 4 cm đầu lá có mũi nhọn, đi hình nêm rộng; mép lá ngun hoặc gợn sóng; gân bên 10 - 13 đơi kéo dài tới đỉnh răng cưa; màu sắc 2 mặt lá phân biệt rõ, mặt trên xanh thẫm nhẵn, mặt dới màu trắng bạc. Cuống lá ngắn 1,5 cm nhẵn. Hoa đơn tính cùng gốc, bơng đi sóc đực dựng chếch.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Ra hoa tháng 6- 7, quả chín tháng 10-
11. Tái sinh hạt tốt. Cây ưa sáng, thường phân bố trên nhiều loại đất ferralit trên đồi núi cao 300 - 1300m.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, cây mọc rải rác trong rừng hỗn giao tre
nứa.
4.2.5.10. Dẻ cau: Quercus platycalyx Hickel et A. Camus
Họ Dẻ- Fagaceae
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ, đường kính có thể tới 60cm. Thân trịn,
thẳng, thon đều. Vỏ màu xám nâu khơng nứt. Cành dài mọc chếch thường tập trung từng đoạn trên thân. Vết vỏ đẽo xen nhiều sạn cứng. Lá đơn mọc cách tập trung đầu cành, hình trái xoan dài hoặc hình trứng trái xoan; đầu nhọn dần, đi men cuống; lá dài 10-13cm rộng 4-5cm mép lá về phía đầu thường có răng cưa nhọn; gân bên 10-12 đơi gần song song nổi rõ ở mặt dưới lá; cuống lá dài gần 1cm.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Cây sinh trưởng tương đối nhanh nhất
là giai đoạn tuổi nhỏ. Thường thay lá hàng loạt vào đầu mùa thu. Mùa hoa tháng 4- 7, quả chín tháng 4 năm sau. Cây ưa sáng, lúc nhỏ càn che bóng nhẹ. Tái sinh hạt tốt dưới độ tàn che 0,5-0,6. Khi lớn trong rừng hỗn loài thường chiếm tầng cao nhất của rừng.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, cây mọc rải rác trong rừng hỗn giao tre
4.2.5.11. Cây Mắc niễng: Eberhardtia tonkinensis Lecomte
Họ Hồng xiêm – Sapotaceae
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ, cao trên 20m, đường kính trên 40cm. Thân
trịn, nốt sần lớn màu nâu sẫm. Vết vỏ đẽo màu hồng chảy nhiều nhựa trắng. Cành non phủ nhiều lông hung mịn màu gỉ sắt. Lá đơn mọc cách hình trái xoan hay trứng ngược, đầu có mũi nhọn, đi hình nêm, dài 18-24cm, rộng 6,5-7cm, mép nguyên, mặt sau thường phủ lông ánh nâu vàng. Gân bên 16-18 đôi nổi rõ ở mặt sau, gần song song cuống lá thô dài 2cm. Hoa nhỏ mọc lẻ hoặc 3-4 hoa mọc tập trung ở nách lá. Đài 5 cánh, phía ngồi phủ lơng nâu vàng. Quả nang, nứt thành 5 mảnh. Hạt dẹt, màu nâu, nhẵn bóng.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Cây mọc nhanh. Mùa hoa tháng 4-5,
quả chín tháng 10-12. Khi cịn nhỏ chịu bóng, tái sinh hạt tốt dưới độ tàn che 0,4- 0,6 lớn lên tương đối ưa sáng. Cây cũng có khả năng tái sinh chồi tốt. Đôi khi chiếm tỷ lệ tổ thành lớn trong rừng kín thường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu, lồi này phân bố nhiều trên tịan bộ khu vực.
4.2.5.12. Cây Sao Hòn Gai: Hopea hongayesis (Merr.) Hand-Mazz.
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ, lớn, cao 20 - 30m, đường kính tới 60cm.
Thân thẳng, vỏ màu xám nâu nhạt tróc vỏ loang lổ tạo ra các hình kì quặc trên vỏ