CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN
1.4. Biến tính bề mặt màng lọc
1.4.4. Trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử
Một trong những ƣu điểm của phƣơng pháp trùng hợp ghép khơi mào oxi hóa khử là có thể sử dụng để trùng hợp ghép monome trong dung dịch nƣớc ở nhiệt độ phịng, mà khơng cần loại bỏ oxy, dƣới các điều kiện phản ứng êm dịu, có thể tiến hành tại chỗ (in situ) cho các module màng lọc [28, 31, 36].
Các gốc tự do hình thành trên bề mặt màng nhờ hệ khơi mào oxi hóa khử. Các hệ oxy hóa khử có thể sử dụng là ozon, benzol peroxit, K2S2O8/Na2S2O5, và di- (2-phenoxy etyl) peroxy dicacbonat. Trong bƣớc phát triển mạch, các gốc tự do sẽ phản ứng với các monome tạo lớp polyme ghép vào bề mặt màng, hoặc với các đơn vị monome khác và kéo dài chuỗi ghép. Bƣớc ngắt mạch xảy ra khi màng đƣợc chuyển vào môi trƣờng nƣớc để tắt các gốc tự do trên bề mặt.
Trong hệ oxy hóa khử K2S2O8/Na2S2O5, các gốc tự do đƣợc hình thành bằng phản ứng oxy hóa khử giữa peroxodisunphat và persulphat. Các gốc SO4-· sẽ tạo gốc tự do trên bề mặt màng, đồng thời phản ứng với monome M để tạo gốc M• trùng hợp ghép lên bề mặt màng. Đối với màng hữu cơ, quá trình trùng hợp ghép sử dụng hệ khơi mào oxi hóa khử K2S2O8/Na2S2O5 có thể xảy ra nhƣ sau:
S2O52- + S2O82- SO42- + SO4-• + S2O52- SO4-• + Rpolyme HSO4- + Rpolyme•
SO4-• + M-H M• + HSO4-
M• + Rpolyme• polyme ghép trên bề mặt màng
Một số kết quả nghiên cứu sử dụng kỹ thuật trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử biến tính bề mặt màng lọc trong điều kiện thích hợp cho thấy bề mặt màng màng trở nên ƣa nƣớc hơn, độ thấm nƣớc cao hơn, khả năng chống tắc tốt hơn, việc làm sạch tái sử dụng màng dễ dàng hơn [31].