Bước D: Quản lý thích ứng về khơng gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý vườn quốc gia cát bà, hải phòng (Trang 63 - 68)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Xem xét các bƣớc áp dụngcác nguyên lý tiếp cận hệ sinh tháitrong quản

3.1.4 Bước D: Quản lý thích ứng về khơng gian

Quản lý thích ứng về khơng gian: Xem xét những ảnh hưởng thực tế và tiềm năng của những hoạt động quản lý đang và sẽ thực hiện đối với các hệ sinh thái lân cận

Những thay đổi trong quản lý của một hệ sinh thái có thể làm ảnh hưởng đến những hệ sinh thái lân cận, mặc dù đã có những nỗ lực để nội tại hóa chi phí và lợi ích. Việc quản lý tốt một hệ sinh thái thường dẫn đến sự quản lý tốt hơn ở những hệ sinh thái lân cận trong một thời gian nhất định. Dưới đây sẽ xem xét một số ảnh hưởng thực tế và tiềm năng của những hoạt động quản lý mà chính quyền địa phương và các ban ngành đã áp dụng tại khu vực vùng đệm VQG Cát Bà.

Quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo mơ hình bền vững

Đây là biện pháp quản lý mà chính quyền địa phương đã đưa ra để giải quyết các vấn đề kinh tế liên quan đến khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Cát Bà có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của huyện Cát Hải. Sản phẩm nuôi lồng bè đã đáp ứng tốt nhu cầu thực phẩm của nhân dân địa phương, đồng thời là nguồn cung cấp dồi dào cho dịch vụ du lịch Cát Bà. Các hộ nuôi lồng bè đã kết hợp phát triển nuôi trồng với tổ chức các dịch vụ tham quan, ăn uống các đặc sản biển trên bè, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế đem lại khá cao. Nhìn chung, nghề ni lồng bè phát triển đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện đảo, đồng thời giải quyết được việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, việcphát triển nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt không theo quy hoạch sẽ dẫn đến ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường biển nói chung, ảnh hưởng đến tiềm năng du lịch của Cát Bà, và ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ ni. Vì vậy UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định 1572/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 về Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến 2020 nhằm tổ chức, sắp xếp lại khu vực nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Hải Phòng theo hướng phát triển bền vững. Theo quyết định này, huyện Cát Hải đã thành lập Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà để quản lý các vịnh cũng như vấn đề nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện quyết định trên , Ban quản lý đã có nhiều cố gắng trong cơng tác tham mưu giúp UBND huyện quản lý, sắp xếp lại trật tự neo đậu các bè nuôi thuỷ

sản và quản lý cơng tác vệ sinh mơi trường, thu phí tham quan trên các vịnh Cát Bà. Công tác khảo sát, đo đạc, vẽ sơ đồ vị trí neo đậu cho các bè, giàn bè nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch được triển khai tại 10 điểm, cụ thể là: Đông Bắc vịnh Bến Bèo, áng Bù Nâu, vụng Trâu Nằm (vịnh Bến Bèo); khu Hòn Rùa, vụng Tai Kéo,

khu Tây Vạn Bội, Vạn Tà (vịnh Lan Hạ); khu vực Trà Báu (xã Việt Hải); vụng Áng Kê; Hòn Thoi Quýt (xã Gia Luận). Hằng năm, Huyện chỉ đạo triển khai công tác điều tra, khảo sát chi tiết thực trạng các ô lồng nuôi, nghề nuôi, số lao động đang sử dụng.

Các cơ quan, ban, ngành chức năng của huyện đã phối hợp triển khai có hiệu quả dự án “Mơ hình cụm lồng bè thuỷ sản an tồn, văn hố, thân thiện với môi trường tại khu vực vịnh Cái Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng” với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển, đồng thời tiến hành thử nghiệm việc thay thế thức ăn tự nhiên bằng thức ăn công nghiệp [20].

Tuy nhiên có nhiều khó khăn và bất cập khi thực hiện dự án quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản như:

- Quy hoạch chậm, cơ chế quản lý giám sát chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng khơng thực hiện đúng theo quy hoạch.

- Các quy định về kỹ thuật nuôi, mật độ lồng bè không được thực hiện đúng dẫn đến tình trạng ơ nhiễm môi trường nước vẫn đang diễn ra. Cụ thể trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2011, 2012 đã diễn ra rất nhiều đợt thủy triều đỏ tại Cát Bà và các vùng biển lân cận như Đồ Sơn, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do lượng thức ăn dư thừa từ hoạt động nuôi cá lồng bè. Thủy triều đỏ không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ni cá lồng bè tại địa phương mà cịn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các khu vực ven biển lân cận như Đồ Sơn- Hải Phòng, khu vực ven biển của tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó là tình trạng lây lan dịch bệnh ảnh

- Hoạt động khuyến ngư chưa có hiệu quả, người dân vẫn đang đối mặt với vấn đề về giống và kỹ thuật. Nguồn giống và thức ăn cho hoạt động nuôi cá vẫn chủ yếu từ tự nhiên nên dẫn đến nguy cơ khai thác quá mức thủy sản làm thức ăn cho cá nuôi. Đối với vấn đề nguồn giống cịn xảy ra tình trạng nguồn giống không được cung cấp đầy đủ, ngư dân phải nhập giống từ nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín trên thị trường [14].

- Tình hình tiêu thụ các sản phẩm ni lồng bè cịn phụ thuộc nhiều và khả năng thu hút khách du lịch của Cát Bà và năng lực thu mua vận chuyển của một số thị trưởng tiểu ngạch như Trung Quốc, Hồng Kông. Phần lớn các hộ ni hải sản biển chưa chủ động tìm được thị trường tiêu thụ ổn định. Việc thu mua hải sản còn phụ thuộc vào những cơ sở thu gom tại chỗ, sau đó chuyển đi các thị trường khác vì vậy tình trạng bị ép giá hay tồn đọng sản phẩm do cung vượt cầu vẫn diễn ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế các hộ ni mà cịn ảnh hưởng đến cả thị trường buôn bán thủy hải sản của các khu vực khác.

- Nảy sinh nhiều vấn đề về an sinh xã hội. Diễn ra tình trạng khó quản lý hộ khẩu đối với những bè ni tự phát ngoại tỉnh hoặc tình trạng các hộ tự ý tháo dỡ, lắp đặt, cơi nới di chuyển bè nuôi đến khu vực khác ngoài quy hoạch. Những vấn đề về quản lý an ninh trật tự, việc học tập và sinh hoạt cộng đồng, phúc lợi xã hội của trẻ em, người già cũng như của người dân khơng được đảm bảo. Thêm vào đó tình trạng thất thu trong mấy năm qua đã khiến nhiều hộ nuôi muốn chuyển sang sinh kế khác [23].

Kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn với nuôi trồng thủy sản

Để bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời giải quyết một phần vấn đề sinh kế cho người dân vùng đệm chính quyền địa phương và ban quản lý VQG Cát Bà đã phối hợp giao rừng ngập mặn cho người dân vùng đệm quản lý chăm sóc đồng thời triển khai dự án ni tơm trên diện tích rừng ngập mặn được giao khốn. Mơ hình ni

tạo sự bền vững đó là sự kết hợp giữa tôm và rừng, vừa tận dụng được điều kiện nuôi thuận lợi, vừa tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Mơ hình này tuy khơng có sự đột phá về năng suất ( không tăng nhiều qua các năm), nhưng ổn định, ít rủi ro trong q trình ni. Bên cạnh đó, thương hiệu tơm ni sinh thái có giá trị cao hơn từ 10% - 15% trên thị trường, khả năng đầu tư hợp lý, tôm nuôi được bổ sung bằng thức ăn tự nhiên. Trước đây, vì muốn mở rộng diện tích ni trồng thủy sản và cho rằng rừng ngập mặn ảnh hưởng xấu đến nuôi thủy sản, nên một diện tích khơng nhỏ của rừng đã bị tàn phá. Nhưng hiện nay, nhận thức của người dân về vai trò của rừng ngập mặn đã thay đổi. Họ đã hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và mối quan hệ giữa rừng ngập mặn với nuôi thủy sản nên hầu hết các chủ ao ni thủy sản đều có ý muốn trồng các lồi cây ngập mặn trong ao ni để bảo vệ đê bờ và giúp thông thống ao ni, giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, để phát triển mơ hình ni này bền vững cần xem xét những ảnh hưởng trong tương lai và ảnh hưởng đến những hệ sinh thái lân cận.

Ở Cát Bà mơ hình này mới được triển khai một vài năm trở lại đây vì vậy mà cịn nhiều khó khăn trong việc triển khai và áp dụng như:

- Kinh phí dành cho giao khốn, bảo vệ rừng thấp, cịn nhỏ lẻ, thường khơng đem lại hiệu quả, chưa nhận được sự quan tâm của người dân.

- Đã có các nhóm phụ trách các vùng rừng đuợc giao khoán, tuy nhiên quyền lợi của của mỗi người phụ thuộc vào diện tích rừng giao khoán, nên tổ trưởng của nhóm khơng được hưởng phụ cấp gì khác, do vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả cơng việc.

- Một số người dân thấy lợi ích của việc nuôi tôm sinh thái nên đã mở rộng diện tích ni khơng theo quy hoạch, phá rừng phịng hộ để ni tơm với số lượng lớn.

- Do chưa hiểu đúng về kỹ thuật, và một phần bị ảnh hưởng bởi lợi ích kinh tế, một số hộ gia đình đã nuôi tôm với mật độ quá dày, chế độ ăn khơng

tôm phát triển. Môi trường chứa các mầm bệnh này được thải ra các kênh rạch và gây hại cho nhiều động vật khác trong vùng rừng ngập mặn và ở vùng biển nông của các khu vực lân cận. Điều này làm gia tăng nguy cơ nhiều loại vi sinh vật cư trú trong rừng ngập mặn bị đe dọa, một số loài bị tiêu diệt.

- Những diện tích rừng ngập mặn được giao khoán hầu hết nằm trong hệ thống đầm nuôi nên những kế hoạch tổng thể dài hạn bản tồn rừng ngập mặn sẽ phải gặp những khó khăn về giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa sở hữu công tư.

(Nguồn: Hạt kiểm lâm - Vườn quốc gia Cát Bà).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý vườn quốc gia cát bà, hải phòng (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)