Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3.3 Giải pháp cho bước C
Đời sống nhân dân trên đảo Cát Bà cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu các điều kiện cơ bản của đời sống như giáo dục y tế, thiếu đất canh tác, khơng có cơng ăn việc làm ổn định, thói quen sống phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy vấn đề đảm bảo nhu cầu cuộc sống và kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định và hình thức sử dụng hệ sinh thái của họ. Một số giải pháp cụ thể đối với các vấn đề kinh tế của VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm như sau:
Thứ nhất để giảm khiếm khuyết thị trường ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cần thực hiện các biện pháp sau:
Biện pháp giảm tình hình ni cá biển bằng lồng bè tự phát
Phải định rõ trách nhiệm cụ thể trong vấn đề nuôi trồng thủy sản. - Đối với chính quyền, cụ thể là UBND huyện Cát Hải:
Trong các vấn đề liên quan đến quy hoạch hay xây dựng các kế hoạch quản lý phải xem xét đến việc đảm bảo điều kiện tối thiểu cho cuộc sống người dân trong khu vực quy hoach như điều kiện y tế (xây dựng các trạm y tế tại chỗ), xây dựng trường học nội trú cho trẻ em của cư dân sống trên vịnh, đảm bảo cung cấp nước sạch sinh hoạt và điều kiện vệ sinh.
Quản lý nuôi lồng bè phải thực hiện nghiêm túc theo quy hoạch như: Phân bố khu vực nuôi phù hợp cho từng loại thủy sản, đảm bảo kiểm sốt số lượng ơ lồng, diện tích tối đa cho phép, mật độ lồng nuôi phù hợp với sức chịu tải của mơi trường thủy vực.
Có những chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật (giống, biện pháp phòng bệnh, thức ăn…) và đầu ra cho người dân nuôi trồng.
Tổ chức thành lập các tổ giám sát để giám sát việc thực hiện, tổ vệ sinh môi trường để tiến hành thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường của cộng đồng cư dân trên biển. Thành lập trung tâm chia sẻ thông tin thường xun về mơi trường, tình hình dịch bệnh, thời tiết và các thơng tin quan trọng khác.
Có kế hoạch cụ thể phát triển ngành dịch vụ trên biển (cung cấp cá mồi, buôn bán hàng tạp hóa, bán thức ăn, nước sinh hoạt, thu mua hải sản, nhà hàng nổi…) để đáp ứng nhu cầu hàng ngày người dân.
Cần có chủ trương, chính sách cụ thể, hướng dẫn thực hiện chi tiết các quy hoạch kế hoạch. Ví dụ: Chủ trương thành lập hiệp hội nuôi cá lồng bè để bảo vệ quyền lợi của người nuôi, thực hiện các hoạt động khuyến ngư để hỗ trợ người dân về giống, kỹ thuật ni và phịng trừ dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm.
- Đối với người dân nuôi lồng bè trên biển:
Đảm bảo tuân thủ việc nuôi thủy sản theo đúng quy hoạch, kế hoạch, cũng như kỹ thuật của các cơ quan chức năng đã đề ra để đảm bảo việc ni có hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trên biển.
Biện pháp giảm tình trạng phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản
Thực hiện tốt cơng tác giao khốn các diện tích rừng ngập mặn cho người dân địa phương quản lý chăm sóc, có khoản tiền trợ cấp hàng tháng từ việc bảo vệ và chăm sóc rừng ngập mặn. Sau khi giao đất giao rừng cho cộng đồng cần phải hỗ trợ cộng đồng trong việc lập kế hoạch và quản lý rừng, phát triển khuyến lâm. Cụ thể có thể có thể kết hợp thực hiện các mơ hình như: Ni trồng thủy sản bền vững kết hợp với bảo vệ rừng ngập măn; mơ hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, xây dựng các sản phẩm mới lạ, hấp dẫn mang đúng nghĩa du lịch sinh thái cộng đồng, huy động nguồn vốn từ các nhà tài trợ, cũng như thu hút khách du lịch thơng qua các hình thức quảng bá.
nhất trong việc quản lý và giám sát thực hiện, đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời khi người dân gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra.