Vọng Ngôn, Vọng Ngữ, Vọng Nào Cũng Tử!

Một phần của tài liệu 471 (Trang 166 - 170)

- (9) Thôn Quảng Tây xã Nghĩa Thành là nơi đầu tiên bà con tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Thầy Tây An về sinh sống lập tự từ năm 1973 Từ

Vọng Ngôn, Vọng Ngữ, Vọng Nào Cũng Tử!

Khùng trút “bầu tâm sự’’ về cái vọng ngôn trong “cõi người ta’’. Cũng phải nói lại cho rõ: Tơi xài “Cõi người ta’’ từ bản dịch do Bùi Giáng dịch nguyên tác “Terre Des Hommes’’của Antoine de Saint-Exupéry. Bùi tiên sinh thì, mượn chữ truyện Kiều. Bởi, “cõi người ta’’ vốn của Nguyễn Du (Trăm năm trong cõi người ta).

*

Minh Khùng râu đâm ra “bốn phương, tám hướng’’ mất trật tự, khác chi đường Sài Gòn gặp lúc ngập nước, kẹt xe. Nhưng, nhìn kỹ, Minh Khùng tuy râu um tùm mà chẳng có ria. Tơi hỏi:

- Râu ria! Khùng, râu quan trọng hay ria quan trọng? Minh Khùng đương loay quay mắc lo dọn tách, châm trà, chưa kịp trả lời. Thím Minh từ nhà sau nói vói lên:

- Râu bùng nhùng coi dữ tợn, hù dọa đàn bà con gái yếu bóng vía, chớ chết ai. Ria thanh mảnh, hiền lành; coi vậy mà giết người chết tươi trong giây phút đầu tiên... Chẳng ai chống đỡ nổi và sống sót!?

Rồi, thím đi lên nhà trên, vừa đi vừa mời tôi ở lại ăn cơm trưa mới được về.

Sau khi nghe tơi trải lịng những điều thắc mắc, Minh Khùng cười khà khà:

- Thì, vợ của Khùng đã giải thích cho anh rồi đó.

Hai anh em vừa ăn cơm, vừa đàm vọng ngữ. Minh Khùng, nói:

- Vọng thường đi tới tưởng, cùng lắm cũng chỉ là vọng tưởng, cao đạo... chọc cho thiên hạ chê cười. Có khi, bị người đời khinh rẻ nhưng không ghét bỏ. Ngữ sinh ra lộng ngơn. Có người bảo: Ngữ khơng là Ngơn. Nó chẳng rạch rịi như vậy, nó bổ sung cho nhau. Nên thiên hạ mới gọi là Ngơn Ngữ, đành rằng lời nói có trước chữ viết.

Khùng “nhón’’ chút tàu hũ luột bỏ vào chén của tơi. Tơi bực mình vì, Khùng phát ngơn “nhón’’ tiếng người Miền Bắc mà, không dùng “gắp’’ tiếng người miền Nam. Khùng cười sặc sụa:

- Thơi cha nội!’ “Nhón’’ với “gắp’’, dẫu nói sao thì, miếng tàu hũ cũng vào chén chớ đi đâu. Nam-Bắc một nhà, chi mà phân với biệt.

Tôi cà rỡn, cười che giấu cái “hơi bị quê’’với thằng em kết nghĩa.

- Chung nhà nhưng, giường ai nấy ngủ, vợ ai nấy... Khùng khối, cười văng cơm túi bụi!

*

Nói bậy nói bạ đã xong bữa cơm trưa.

Hai anh em xỉa răng, uống trà. Minh Khùng nói:

- Khi xưa, lúc em vào chùa tu tập, thầy Giác Khánh giảng cho em về “vọng ngữ’’. Em thuộc lòng và cố sống theo từ đó, thầy dạy:

Tâm là gốc thiện ác, miệng là cửa họa phúc.

Nghĩ một niệm thì hưởng ứng khơng sai. Nói một lời thì bóng theo chẳng lệch. Qn tử trọng lời như biện. Cổ nhân ngừa nói như bình. Nói ra thì ngay thẳng cơng bằng. Mở lời thì khơng cong queo tà vạy.

Khơng nói đây hay kia dở. Chẳng bàn mình phải người sai. Đâu dám khua mơi múa lưỡi. Cần phải giữ miệng gìn lời. Vả nghiệp của thân là nặng. Song họa của miệng là trước. Chẳng những kẻ nói là vọng ngơn. Khiến người nghe làm bậy.

Như muốn cho tôi hiểu thêm, Khùng đọc ln một hơi bài kệ, rằng:

Kề vai cười nói khua lưỡi môi, Cứ mãi làm người vọng ngữ thôi. Riêng ý cầu tài, mong người thích, Sau cùng khó tránh nghiệp kéo lơi.

Nghe xong, tơi như được mở tấm lịng và, buột miệng: - Khẩu nghiệp quan trọng, nên trong 5 giới của hàng Phật tử tại gia thì giới khẩu, vọng ngữ đứng thứ tư rồi!

Trên đường trở về nhà, tôi suy nghiệm và sực nhớ hồi trước, lúc má tơi cịn sống, trong lễ đầy tháng con gái đầu lịng của vợ chồng tơi, bà bắt buộc phải có nghi lễ “bắt miếng’’. Vợ tơi khơng thơng nên hỏi: “Bắt miếng’’là gì má? Bà nói: “Bắt miếng “là lễ khai hoa cái miệng. Vì, họa phúc từ cái miệng.

Rồi, bà ẵm cháu nội gái của bà, tay cầm cành hoa điệp đỏ quơ qua quơ lại trên miệng cháu nhịp nhàng theo điệu vè quê đi cấy lúa:

“Mở miệng ra cho có bơng, có hoa Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền.

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Chẳng phải khi không người xưa, dạy: “Khẩu khai thần

khí tán. Thiệt động thị phi sanh’’(*)

Cịn chuyện “khẩu Phật tâm xà” thì sao? Minh Khùng đơi khi đội nón rơm đi dưới nắng, mở miệng chửi đổng đám con nít tụ tập đá gà trong cơng viên, chửi lăng nhăng mấy mụ ngồi lê đôi mách, chửi búa xua mấy tay thanh niên chạy xe ôm uống rượu lần sần gây tai nạn… Nhưng hắn lại hào phóng móc túi lấy đồng bạc cuối cùng cho bà già đi ăn xin trước quán cà phê. Khẩu xà tâm Phật, chuyện của thằng Khùng thì chỉ có Khùng biết thơi. Cịn những ai đang muốn có cái an cư lạc nghiệp ngay trong hiện đời thì phải khéo giữ mồm giữ miệng vậy!

Thương thay, những kẻ hễ mở miệng là tạo khẩu nghiệp, khi tay cầm bút viết chữ thì, gây nghiệp báo. Vọng ngôn giết người, vọng ngữ nhân quần ly tán.

Xưa nay là vậy!

28.11.2015 (*) Mở miệng nhiều lời sẽ hao tổn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê... để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sinh ra lắm chuyện thương tâm.

T U Ệ G I Ả I

HẠC THÀNH HOA

Ngồi trông đàn hạc hóa thành hoa Hoa dành cho lũ quỉ Dạ Xoa Cánh hoa dằn nghiệp

Hương tan xóa Mỗi cánh hoa tàn Sinh tử qua.

Một phần của tài liệu 471 (Trang 166 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)