3.2. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM THỊ NẠ
3.2.3. Một số tai biến thiên nhiên đầm Thị Nại
+ Tai biến liên quan đến ngập lụt
Địa hình đầm Thị Nại tương đối thấp so với mực nước biển, vào mùa mưa bão lượng mưa tập trung vào thời gian ngắn kết hợp với triều cường và các cửa thoát nước nhỏ nên nước trong đầm có thể dâng cao 2-4m gây ngập lụt đồng ruộng, đầm nuôi thủy hải sản, làm sạt lở đê bao trong thời gian dài. Đặc biệt là các hộ ngư dân ở Cồn Chim, Huỳnh Giản trên Đầm Thị Nại và các thôn ven đầm như Đông Điền, Lạc Điền, Bình Thái, Bình Lâm đã chịu thiệt hại nặng nề về người và của.
+ Tai biến liên quan đến bão và nước dâng
Đầm Thị Nại nằm trong dải duyên hải miền Trung, nên mưa bão thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 11, trung bình năm có 4 cơn bão. Trong những năm gần đây số lượng cơn bão ngày càng tăng, xảy ra liên tiếp với nhiều cơn bão mạnh trên cấp 10. Vì đây là khu vực tương đối thấp so với mực nước biển, tốc độ gió trong bão cao gây sóng lớn, lượng mưa lớn, nước dâng cộng với triều cường gây tàn phá vùng ven bờ và tràn sâu vào trong đất liền.
Ảnh 5. Tại biến ngập lụt (trại chăn nuôi vịt ở thôn Phú Mỹ 2 xã Phước Lộc,
huyện Tuy Phước)
Ảnh 6. Tai biến bão và nước dâng (Tuyến tỉnh lộ 640 từ thị trấn Tuy
Phước đi Cát Tiên)
Trong mùa mưa bão năm 2014. Nước từ thượng nguồn đổ về trên các nhánh sông Côn, Hà Thanh, sông La Tinh gây ngập lụt lớn ở các xã khu Đông nằm ven đầm Thị Nại. Nhiều xã thuộc huyện Phù Cát và khu vực ngoại thành TP Quy Nhơn
bị ngập sâu trong nước. Ba tuyến tỉnh lộ huyết mạch trên địa bàn tỉnh bị chia cắt, tê liệt. Đó là các tuyến tỉnh lộ 640 từ thị trấn Tuy Phước đến xã Cát Tiến; tuyến tỉnh lộ 636A, 636B từ Gò Bồi (Tuy Phước) đi La Nghi (Tây Sơn).
Tổng thiệt hại ước tính trên 500 tỉ đồng: có 7 người chết, 1 người mất tích, 2 người bị thương. Mưa lũ làm sập hoàn tồn 46 ngơi nhà, 117 ngơi nhà khác bị hư hỏng nặng, hơn 4.000 ngôi nhà bị ngập nước. Hàng ngàn ha lúa không thể thu hoạch; hơn 1.115 ha hồ tôm bị hư hỏng nặng; 10 chiếc thuyền bị chìm. hơn 20km kênh mương bị sạt lở, bồi lấp; hơn 2.000 m kênh mương lũ cuốn trôi; 47 đập bổi trên sông bị cuốn trơi hồn tồn và 6 đập, tràn khác bị hư hỏng nặng. Hệ thống đê song, đê biển cũng bị hư hỏng nặng, trong đó có hơn 12.500 km đê, sông kè bờ sơng sạt lở có nguy cơ bị vỡ, đe dọa đến tính mạng và đời sống của nhân dân...
+ Xói lở - bồi tụ
Hoạt động xói lở-bồi tụ vùng biển nghiên cứu đã trở thành một tai biến nguy hiểm vì nó gây mất quỹ đất, thu hẹp diện tích rừng ngập mặn và san lấp luồng lạch gây cản trở giao thông. Hàng năm khu vực cửa sơng Kơn thuộc xã Phước Hịa (Tuy Phước) bị bồi lấp từ 50-100 ha với chiều dày từ 0,1-0,15m, khu vực hạ lưu sông Hà Thanh cũng bị bồi lấp ngày càng lớn. Cả hai nhánh sông này đều đổ về Đầm Thị Nại cộng với lũ lụt mang phù sa đến khiến cho đầm ngày một đầy lên.
Ảnh 7. Hiện tượng bồi tụ cửa sông (Ảnh chụp tại xã Dương Thiện thành
phố Quy Nhơn)
Ảnh 8. Sạt lở - đổ lở - trượt lở trên đồi núi dốc (Ảnh chụp tại xã Hội Thành thành
phố Quy Nhơn_Bình Định)
Tình trạng sạt lở-đổ lở-trượt lở bờ biển hết sức nghiêm trọng trong phạm vi toàn tỉnh cũng như trong đầm Thị Nại.
Sạt lở bờ biển đã làm biến dạng các cồn cát, đất cát di chuyển vào xung quanh mỗi năm một ít, lấn dần thu hẹp đất canh tác, khu dân cư .. làm cho địa hình và độ phì nhiêu của đất một số vùng ven Đầm Thị Nại biến đổi ngày một bất lợi.
Sạt nở núi xảy ra ở những vùng đồi núi thường xuyên có rừng bị phá, khu vực khai thác đá xây dựng, đất trống đồi núi trọc có độ dốc >45o
và cấu tạo địa chất mềm yếu.